Hệ sinh thái bãi bùn vùng triều và cồn cát| Sinh kế khai thác các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ

Một phần của tài liệu Đánh giá nhanh tổng hợp tính tổn thương và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu tại ba huyện ven biển, tỉnh bến tre (Trang 32 - 33)

3. Hệ sinh thái vùng ngập triều (bãi bùn và cồn cát) và sinh kế nuôi nghêu và sò huyết; và 4 Hệ sinh thái giồng cát và sinh kế trồng rau màu.

3.1.3 Hệ sinh thái bãi bùn vùng triều và cồn cát| Sinh kế khai thác các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ

Các bãi triều được hình thành khi phù sa của sông và trầm tích biển lắng đọng lại (Hình 3 4). Các bãi triều là các môi trường năng động – được hình thành và xói mòn hàng năm hoặc theo mùa. Chẳng hạn sự lắng đọng phù sa – đóng góp cho sự phát triển của các bãi bùn vùng triều ở cửa sông Bến Tre – diễn ra với tốc độ 90-100 ha/năm (CEECESC, 2009). Các bãi triều trầm tích hình thành với tốc độ tới 0,5m, bao gồm hạt sạn nhỏ (dưới 10%), phần lớn là ‘cát mịn’ (80-90%) và phần còn lại là ‘bùn sét/ bùn’. Sự thay đổi địa mạo diễn ra khá phức tạp bởi nó bị chi phối bởi nhiều yếu tố như thủy văn sông và đại dương; vật liệu rắn lơ lửng và trôi nổi; nền đáy sông và địa hình phía biển; đặc điểm của gió và hoạt động của con người.

Những bãi triều này nằm ở rìa của các nền ổn định như rừng ngập mặn và vùng ven biển. Các cửa sông Đại, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên đều có bãi triều. Từ Bình Thắng tới Thới Thuận, từ Tân Thủy tới An Thủy, từ hòn Bung tới kênh Khâu Bẵng, kênh Vàm Giống có những bãi triều đã phát triển và ổn định.

Bãi triều cung cấp sinh cảnh ổn định cho các sinh vật nhuyễn thể (ngào, sò, vẹm), động vật không xương sống và rừng ngập mặn. Những cồn cát mịn là sinh cảnh lý tưởng cho nghêu, trong khi đó sò huyết lại thường sống ở bãi bùn. Ở các bãi triều cửa sông ở Bến Tre đã xác định được 120 loài cá, trong đó các họ Perciformes, Clupeiformes và Pleuronetiformes chiếm ưu thế (CEECESC 2009).

Hệ sinh thái bãi bùn và cồn cát cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái sau:

• Cung cấp nơi trồng các cây rau màu (dưa hấu, củ đậu/củ sắn, đỗ,v.v...); • Cung cấp nơi ươm giống nghêu;

• Cung cấp sinh cảnh cho thực vật tự nhiên như muống biển (Ipomoea pes-caprae), phi lao và sam biển;

• Cung cấp nơi thu hứng nước mưa để cung cấp nước trong mùa khô; • Là các khu vực tiềm năng để bổ sung nước cho tầng nước ngầm sâu; • Cung cấp cát cho xây dựng và san lấp; và

• Giảm tác động của sóng.

Các khu vực cồn cát và bãi bùn vùng ngập triều hỗ trợ nuôi nghêu quảng canh (Meretrix lyrata – cồn cát)

và sò huyết (Anadata granosa – bãi triều). Các loài nhuyễn thể chỉ có thể tồn tại ở bãi triều do khả năng di

chuyển và tìm kiếm thức ăn hạn chế. Các bãi triều rất giàu nguồn thức ăn. Sự thay đổi bất thường về nồng độ muối do thủy triều, nước biển dâng, mưa bất thường hoặc sóng mạnh ảnh hưởng lớn đến đời sống của

Hình 3-5: Ao ươm nghêu giống (bên trái) và ươm sò huyết giống (bên phải)

nghêu và sò – được biết đến như nguyên nhân gây ra hiện tượng chết hàng loạt

Nuôi nghêu được tiến hành ở cả ba xã; tuy nhiên, nuôi nghêu ở xã An Thủy có quy mô lớn nhất với diện tích khu vực ươm giống nghêu lớn nhất (Hình 3 5). Nuôi nghêu diễn ra ở tất cả các mùa và thu hoạch có thể tiến hành vào mọi thời điểm trong năm. Nghêu con tập trung ở các vùng nước nông. Vào tháng ba, nghêu đủ lớn để có thể thả ra các vùng nước sâu.

Một phần của tài liệu Đánh giá nhanh tổng hợp tính tổn thương và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu tại ba huyện ven biển, tỉnh bến tre (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)