Đục trong

Một phần của tài liệu LÀM SẠCH nước mía BẰNG PHƯƠNG PHÁP SULFITE hóa ACID (Trang 58 - 61)

Độ đục trong hoặc độ đục của nước mía do bộ đo độ đục đo được là biểu thị tình hình các chất keo và số lượng các tạp chát không tan trong nước mía được khử đi. Nhưng hiện nay, đa số các nhà máy đường thật ra chưa đưa chỉ tiêu này vào trong hạng mục phân hạng hằng ngày, đó là một điều đáng tiếc. Việc phân tích độ màu của các sản phẩm trung gian hiện hành thường là đem mẫu lọc xong mới dùng bộ so sánh màu để tiến hành quan sát và đo. Khi phân tích thì một số hạt keo và các tạp chất huyền phù không tan vào nước đã bị khử bỏ, cho nên những con số chỉ độ màu không phản ánh được vấn đề. Khi gặp các trường hợp như lắng không tốt hoặc thiết bị lọc hoặc vải lọc bị thủng, thì không thể từ những con số chỉ độ màu của sản phẩm trung gian biểu thị được, vì thực tế chất lượng đường chịu ảnh hưởng nhiều, đặc biệt là những tạp chất không tan trong nước. Vì thế độ trong đục sẽ là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả làm sạch là hợp lý. Hiện nay đã có một số nhà máy bắt đầu tích lũy những kinh nghiệm này rất đáng được phổ biến. (Làm sạch nước mía bằng phương pháp sulfite hóa, NXB Nông nghiệp Hà Hội, 1996).

Chương 3. Phương pháp Sulfite hóa acid GVHD: ThS Nguyễn Hữu Quyền

50

3.4.5. Tình hình biến đổi hàm lượng các chất phi đường trước và sau làm sạch

1) Khi làm sạch bằng phương pháp sulfite hóa thông thường các chất keo đều bị khử. Theo số liệu của một số nhà máy đường ở Quảng Đông giới thiệu hiệu suất khử của nó nằm trong khoảng 15 – 40%. Trong nhiều trường hợp, những nhà máy nước mía có hàm lượng chất keo cao sẽ tạo khó khăn cho việc lắng hoặc lọc. Còn ở nhữn nhà máy mà nước mía dừng lạ ở bộ lắng thời gian ngắn, thì hiệu suất khử chất keo tương đối cao.

2) Lượng tro sau khi làm sạch bằng phương pháp sulfite hóa tăng lên. Hiệu suất tăng thường trong phạm vi 10 – 14%. Trong đó canxi oxit (CaO) và ion gốc acid sunfuaric (SO42-) đều tăng lên. Nhất là biên độ tăng lên của Canxi oxit là 45 – 150%, thì Magie oxit sau khi làm sạch ở các nhà máy đều giảm bớt, còn ion gốc acid sunfuaric SO42- thì tăng hơn. Một lượng lớn độ tro này tồn tại tạo nên hiện tượng đóng cặn trong thùng bốc hơi ở các nhà máy đường làm sạch bằng phương pháp sulfite hóa rất nghiêm trọng.

3) Chất chưa nitơ trong nước mía thường có thể chia thành các chất albumin chưa nitơ và phi albumin có chứa nitơ. Cho nên đo tổng lượng nitơ trừ phần nitơ của albumin thì sẽ được nitơ của chất phi albumin, cũng gọi là chất nitơ có hại. Trong quá trình làm sạch bằng phương pháp sulfite hóa, nitơ trong albumin nói chung đều có thể khử đi một phần lớn, có một số nhà máy đã khử được tới 60% trở lên. Nhưng nitơ chứa trong chất phi albumin thì không thể khử được. Vì thế ở các nhà máy nếu hàm lượng nitơ của chất phi albumin trong nước mía tương đối cao, cần phải chú ý không được để cho nó với điều kiện tính kiềm tương đối mạnh gây phản ứng màu nâu với đường hoàn nguyên, để tránh sinh ra các chất keo có ảnh hưởng tương đối lớn đối với quá trình chế luyện. Ngoài ra, hàm lượng anhydric phosphoric (P2O5) trong nước mía trong thường thường ở nồng độ khoảng 0,005 – 0,01% (tức là tỷ lệ đối với nước mía là khoảng 10 – 20ppm). Điều này về cơ bản chính là do acid phosphoride vốn có trong nước mía sau khi

Chương 3. Phương pháp Sulfite hóa acid GVHD: ThS Nguyễn Hữu Quyền

51

tác dụng với đá vôi đều lắng xuống. Nhưng hàm lượng của acid silic có tính hòa tan (SiO2) trong nước mía thường nồng độ là 0,054 – 0,087%. Ở những nhà máy mà hàm lượng oxit silic lớn nói chung đều có liên quan với chất lượng kém của đá vôi đã dùng, vì chứa lương silic lớn.

52

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. TS Trương Thị Minh Hạnh, Giáo trình công nghệ sản xuất đường, bánh, kẹo, Bộ môn Công nghệ Thực phẩm – Sinh học ĐH Nông lâm TP.HCM, 2005.

[2]. ThS Nguyễn Hữu Quyền – ThS Nguyễn Thị Cúc, Lý thuyết công nghệ sản xuất

đường mía, ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, 2010.

[3]. Làm sạch nước mía bằng phương pháp sulfite hóa, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 1996.

Một phần của tài liệu LÀM SẠCH nước mía BẰNG PHƯƠNG PHÁP SULFITE hóa ACID (Trang 58 - 61)