Pay Per click – Google Adwords

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ xây dựng công cụ hỗ trợ tối ưu hóa website cho các công cụ tìm kiếm (Trang 66 - 100)

3.6.1. Phân loại Pay Per Click (PPC)

Khi nghĩ về chương trình PPC [10] ta có thể nghĩ ngay đến một dạng quảng cáo từ khóa, đấu thầu từ khóa và xác định nơi URL đến website trên trang kết quả tìm kiếm. Nhưng thật ra còn có hai dạng PPC phổ biến khác cần biết để có thể lựa chọn loại hình phù hợp với chiến lược kinh doanh hơn là chỉ đơn giản nhắm vào từ khóa. PPC có 3 loại cơ bản:[8]

-Keyword pay-per-click program: đây là loại hình phổ biến nhất của dịch vụ PPC mà chúng tôi sẽ tập trung vào phân tích. Trong keyword PPC, từ khóa có thể là bất cứ từ nào hoặc cụm từ nào được áp dụng cho website. Tuy nhiên, nên nhớ rằng những từ khóa phổ biến nhất cũng luôn có sự cạnh tranh cao nhất cho vị trí hàng đầu. Google và Yahoo! Có những từ khóa phổ biến, nên có giá khoảng 10$ cho mỗi lần click chuột. Đó là những từ khóa gây tốn kiếm nhiều hơn giá trị nó mang lại cho người chủ sở hữu. Cách tốt nhất là nên chọn những từ khóa hẹp được định hướng tốt trong phạm vị chuyên ngành kinh doanh để cho kết quả tốt với giá rẻ. Google AdWords, Yahoo! Search Marketing, MSN adCenter là những dịch vụ keyword PPC phổ biến hiện nay.

-Product pay-per-click program: PPC sản phẩm như một công cụ mua sắm trực tuyến hay so sánh giá cả. Chúng ta có thể chọn một nơi để quảng cáo sản phẩm phù hợp. Yêu cầu của PPC sản phẩm hơi khác so với PPC từ khóa. Với PPC sản phẩm chủ website cần cung cấp dữ liệu, như một bảng giá được cập nhật thường xuyên, đến công cụ tìm kiếm.

-Một số trang product PPC là: Shopping.com, Shopzilla.com, NextTag…. ở Việt Nam cũng có một số trang như: vatgia.com, được từ kết quả hoạt động kinh doanh, quảng bá website mới là những liên kết tốt nhất, tự nhiên nhất.

Nếu một người dùng quen với một thương hiệu website, có thể họ sẽ nhấp chuột vào những từ khóa thuộc doanh nghiệp đó. Cho dù người dùng có thể không click chuột, việc gây ấn tượng sẽ làm tăng khả năng nhấp chuột tìm kiếm khi họ quay lại.

3.6.2. Google Adwords

Google là nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm lớn nhất thế giới, nên những dịch vụ khác mà nó mang lại cũng rất tốt. Google Adwords là dịch vụ PPC mang lại cho Google một lợi nhuận khổng lồ từ quảng cáo. Vậy cách thức hoạt động của Google Adwords như thế nào.

+ Nhà tài trợ xác định từ khóa mà mình muốn quảng cáo trên Google. + Đăng ký quảng cáo từ khóa đó với Google và các đại lý của Google.

+ Mỗi khi có một khách hàng click vào mẫu quảng cáo của nhà tài trợ trên trang liệt kê tìm kiếm thông tin của Google, nhà tài trợ sẽ phải trả một khoản tiền tương ứng để đổi lại việc có một khách hàng viếng thăm website.

Hình 12 - Hiện thị Google Adword trên website (Nguồn: tác giả)

3.7 Những công cụ SEO phổ biến

Nhằm đáp ứng nhu cầu SEO website cho các webmaster nghiệp dư và chuyên nghiệp, có nhiều công cụ SEO miễn phí và có phí trên internet. Google có những công cụ đầy sức mạnh và hoàn toàn miễn phí. Lấy hai công cụ vô cùng mạnh mẽ của Google để làm minh chứng đó là Google webmaster tools, Google analytics.

3.7.1 Google webmaster tools

Với Google Webmaster Tool [19], bạn có thể tiết kiệm được khá nhiều thời gian để tập trung tìm lỗi và chỉnh sửa website.

Bƣớc 1: Thêm website vào Google Webmaster Tools

Truy cập https://www.google.com/webmasters/tools/home?hl=vi và đăng nhập với tài khoản Google.

Thêm website vào danh sách quản lý, có thể nhập URL có www hoặc non-wwww

Hình 13 - Thêm URL vào Google webmaster tools (Nguồn: tác giả)

Bƣớc 2: Xác nhận chủ quyền Website

Để được cung cấp thông tin về website, bạn cần phải chứng minh bạn là chủ nhân thực sự của website đó. Nếu bạn đã đăng ký tài khoản Google Analytics rồi thì không phải thực hiện bước này nữa.

Hình 14 - Xác nhận chủ quyền website (Nguồn: tác giả)

Google Webmaster Tools yêu cầu xác minh có đúng là chủ nhân hay không, làm theo trình tự sau:

1. Tải têp tin HTML về máy. Thêm thẻ Meta vào header của trang chủ. 2. Tải tệp tin này lên trên hosting chứa ở thư mục gốc.

3. Click vào link để xác nhận là đã tải lên thành công. 4. Click xác minh để hoàn thành.

Bƣớc 3: Sử dụng bảng điều khiển / Dashboard

Sau khi xác minh quyền sở hữu, màn hình Webmaster Tools có dạng như sau:

Hình 15 - Bảng điều khiển (Nguồn: tác giả)

Một số chức năng quan trọng của Google Webmaster Overview: Thông tin chung về website, tại đây bạn có thể thấy được những báo cáo chung về website của bạn như thông báo xem Google đã vào xem xét trang web bạn thành công lần gần đây nhất là lúc nào; Index status: cho biết trang web của bạn đã được Google ghi nhận (indexed) chưa; báo cho bạn biết một số lỗi của web như lỗi không tìm ra trang web, hoặc lỗi địa chỉ một trang nào đó trong web bạn có vấn đề.

Statistics: Thống kê, bạn nên quan tâm vào một số mục như: Top search queries, Index stats.

Top search queries: liệt kê những từ khóa mà trang web của bạn xuất hiện khi có ai đó tìm kiếm trên Google. Bảng thống kê gồm 2 phần, phần bên trái là thể hiện các từ khóa mà trang web bạn xuất hiện, phần bên phải là các từ khóa mà web bạn xuất hiện và người dùng đã click vào trang web của bạn để xem.

Index Stats: thống kê cho biết trang web của bạn có bao nhiêu trang được Google ghi nhận vào chỉ mục (index). Chỉ khi nào trang của bạn được Google ghi vào chỉ mục (indexed) thì mới có khả năng tìm thấy trên mạng.

Links – liên kết: mục này có 3 mục con là external Links, Internal Links và Site Links. External Link liệt kê tất cả các trang web liên kết đến trang của bạn. Internal Links liệt kê những liên kết trong nội bộ trang web của bạn.

Sitemap: là khu vực cho phép bạn đăng ký với Google một bản đồ web của bạn, giúp Google dễ dàng hơn trong việc dò tìm và index trang của bạn. Khi muốn thêm một bản đồ web, bạn có nhấn vào nút “Add site map”, chọn một trong 5 cách mà Google đề nghị, rồi upload file Sitemap lên thư mục gốc của trang web. Bạn có thể dùng notepad để tạo ra một sitemap hoặc dùng các phần mềm chuyên dụng để tạo ra Sitemap. Sau khi thêm một Sitemap thì bạn cần để cho Google khoảng vài ngày để tìm kiếm và index các trang bạn nêu trong Sitemap.

Tools: cung cấp một số công cụ giúp bạn theo dõi và quản lý website. Analyze robots.txt: phân tích xem có file robots.txt trên hosting chưa và test thử xem các bot của google của thể tìm được trang web của bạn hay không? Generate robots.txt: nếu phần phân tích ở trên không đạt yêu cầu, bạn có thể tiến hành tạo ra file robots.txt ở phần này. Bạn thực hiện từng bước theo yêu cầu của Google để tạo ra một file dạng robots.txt.

3.7.2 Google Analytics

Google Analytic [3] là công cụ được cung cấp miễn phí bởi google giúp người dùng có thể thống kê lượt truy cập đến Website của mình. Đây là công cụ rất cần thiết để quản trị một Website bởi ngoài thống kê lượt truy cập, nó còn thống kê được người truy cập đến từ quốc gia nào, họ dùng trình duyệt gì, liên kết đến Website của bạn từ nguồn nào.

Để sử dụng được công cụ Google Analytics, làm theo hướng dẫn các bước sau:

Bƣớc 1: Truy cập vào Google Analytics theo đường link http://www.google.com.vn/analytics/

Nếu bạn đã tạo tài khoản Analytics thì đăng nhập để xem, còn nếu chưa đăng nhập thì nhấp vào nút "Tạo tài khoản".

Bƣớc 2: Truy cập vào Google Analytics bằng tài khoản Gmail.

Bƣớc 3: Nhấp vào nút "Đăng ký" để bắt đầu đăng ký sử dụng Analytics

Hình 16 - Đăng ký Google Analytics (Nguồn: tác giả)

Bƣớc 4: Nhập đầy đủ thông tin cần thiết sau đó nhấp vào nút "Nhận ID theo dõi" ở phía dưới.

Bạn click "Tôi chấp nhận" để đồng ý các điều kiện của Google Analytics.

Hình 17 - Chấp nhận điề khoản GA (Nguồn: tác giả)

Chấp nhận điều khoản Google Analytics

Hình 18 - Mã Google cung cấp (Nguồn: tác giả)

Copy mã code ở trên dán vào giữa <head> mã code </head> của file index là xong.

Hình 19 - Tổng quan Google Analytics (Nguồn: tác giả)

Giao diện trang quản lý của Google Analytics

Một số thuật ngữ có ở GA, chúng ta nên biết để tiện quản lý + Direct Traffic - Lưu lượng truy cập trực tiếp

+ Referral Traffic - Lưu lượng truy cập gián tiếp thông qua backlink được trỏ từ 1 site khác tới site của mình.

+ Organic Search Traffic - Lưu lượng tìm kiếm tự nhiên, lưu lượng tìm kiếm không có sự can thiệp của nhà cung cấp SE.

+ Paid Search Traffic - Lưu lượng tìm kiếm từ dịch vụ quảng cáo của nhà cung cấp SE và có trả phí – [Adword Google] thể hiện mức độ hiệu quả trong đầu tư.

+ Bounce Rate - Tỉ lệ lượng truy cập rời khỏi site ngay trang đầu tiên họ vào, đồng nghĩa tỉ lệ nghịch với chất lượng bài viết của bạn.

+ Pages/visit - Số trang/truy cập tỷ lệ với bố cục trang và khả năng thu hút điều hướng khách truy cập của site đến các trang khác.

+ Avg time on site - Thời gian truy cập trên site tỷ lệ thuận với chất lượng bài viết và tỷ lệ nghịch với Bounce Rate.

CHƢƠNG 4: XÂY DỰNG CÔNG CỤ HỖ TRỢ TỐI ƢU HÓA WEBSITE CHO CÁC CÔNG CỤ TÌM KIẾM

4.1. Mục tiêu chung

Nhằm đáp ứng yêu cầu một công cụ hỗ trợ tối ưu website cho các webmaster, công cụ được xây dựng trên nền tảng web, được viết bằng ngôn ngữ php nhằm mang lại sự tương tác thuận tiện và dễ dàng cho người sử dụng. Ứng dụng sẽ thực hiện tổng hợp các thông tin chung của một website, phân tích các yếu tố trong trang, phân tích các yếu tố ngoài trang, tạo sitemap, cụ thể như sau:

4.2. Công cụ Thông tin chung 4.2.1. Đặt bài toán 4.2.1. Đặt bài toán

Mục tiêu là chỉ hiện ra các thông tin cần thiết ảnh hưởng đến thứ hạng của website. Giúp các webmaster có thể chỉnh sửa website có lợi nhất với công cụ tìm kiếm. Với mục tiêu này, Công cụ thông tin chung đã thực hiện việc chắt lọc những thông tin cần thiết cho các công cụ tìm kiếm như thẻ title, meta title, meta description, meta keyword, thẻ a, thẻ strong, thẻ em, thẻ img, các thẻ heading.

Bên cạnh việc hiện ra các thông tin chung thì còn cho người dùng thấy được những chỉ dẫn cần thiết, nên hay không nên, nhằm hạn chế những sai sót khi tối ưu.

4.2.2. Phƣơng pháp giải quyết

Hiện nay, các công cụ hỗ trợ SEO hầu hết sử dụng phương pháp tìm chuỗi trong một văn bản HTML, phương pháp này hết sức hiệu quả và nhanh chóng với một văn bản HTML đã được định dạng đúng chuẩn HTML và W3C. Với chuẩn này, nhiều website không tuân thủ. Do vậy, thử nghiệm một phương thức mới có tên là DOM (Document Object Model) [15] và kết hợp một vài biểu thức chính quy Regular Expression để tiến hành tìm kiếm thông tin một cách chính xác.

Hình 20 - Sơ đồ thông tin chung (Nguồn: tác giả)

Với thông tin của một trang, công cụ lọc ra những thông tin về title, meta, link, image, h1, h2, h3, bold, italic thông qua các phương thức chủ yếu trong file infopage.php. public function is_inlink($content)

{ $pattern = '/^http+[^.]+\.[^.]/'; if(preg_match($pattern,$content,$match)) return $match[0]; else return false; }

function is_inlink($content) kiểm tra có đúng đường dẫn không public function index_action()

{

if( !empty($_POST['q']) ){ $_q = $_POST['q'];

$_q = base64_encode(str_replace(array('http://','www.'),'',$_q)); $_q = str_replace('==','',$_q);

header('Location: '. URL_BASE . 'infopage/' . $_q); exit();

}

/**** Title tag *****/

$this->_['titletag'] = $titletag = strip_tags(trim(@$html->find('title', 0)->plaintext)); $this->_['titletag_none'] = empty($titletag)?'display:none':'';

Trả về nội dung của thẻ title.

4.2.3. Kết quả

Thông tin thu được từ công cụ thông tin chung cho ra một kết quả chính xác. Theo thống kê khi công cụ bắt đầu chạy thì mất khoảng 1 đến 3 giây để xử lý và rút trích thông tin của một URL đã nhập vào. Thời gian xử lý phụ thuộc vào một số yếu tố như: cấu trúc HTML có gọn nhẹ hay không, có nhiều hay ít tiêu chí đánh giá của Google trên URL đó hay không nếu nhiều tiêu chí thì việc rút trích sẽ lâu hơn, server lưu trữ website đó có mạnh không nếu tốc độ xử lý của server chậm thì cũng ảnh hưởng tới thời gian.

4.3. Công cụ SEO Onpage 4.3.1. Đặt bài toán 4.3.1. Đặt bài toán

Mục tiêu của việc tối ưu hóa trong trang là từ những thông tin cần thiết có ảnh hưởng đến thứ hạng của website. Công cụ phân tích SEO Onpage dựa vào những thông tin đó đi phân tích sâu hơn, để chỉ ra những yếu tố nào đã thực hiện tốt, yếu tố nào cần bổ sung, và yếu tố nào hủy bỏ. Giúp các webmaster có thể chỉnh sửa website có lợi nhất với các công cụ tìm kiếm. Với mục tiêu này, Công cụ phân tích SEO Onpage đã thực hiện việc chắt lọc những thông tin cần thiết cho các công cụ tìm kiếm, cụ thể như:

+ Thông tin cơ bản gồm: tiêu đề trang, file hình favicon, tập tin robots.txt, tập tin sitemap.xml, bộ đếm Google Analytics, ngôn ngữ lập trình, thông tin đăng ký. + Thẻ Meta gồm: Tiêu đề thẻ meta, thẻ meta description, thẻ meta keyword, thẻ meta robots.

+ Thẻ tiêu đề Heading gồm: Thẻ h1, thẻ h2, thẻ h3. + Thẻ định dạng văn bản gồm: thẻ em, thẻ strong.

+ Thẻ liên kết gồm: thẻ a đầu tiên, liên kết ngoài trang, liên kết ngoài trang không có TITLE, liên kết trong trang, liên kết trong trang không có TITLE.

+ Thẻ hình ảnh gồm: thẻ image, liên kết image không có ALT, liên kết image không có TITLE.

4.3.2. Phƣơng pháp giải quyết

Trong công cụ phân tích trong trang vẫn sử dụng phương thức DOM để xử lý và trích xuất thông tin chính xác, trong phần này code thực hiện khó hơn vì phải tính toán, phân tích, đưa ra lời khuyên để người dùng dựa trên kết quả đó để có hướng khắc phục cho website của mình.

Cách thức hoạt động theo sơ đồ

Hình 68 - Sơ đồ Onpage (Nguồn: tác giả)

Để có được thông tin cụ thể như vậy, công cụ phân tích SEO Onpage dùng các phương thức trong file seoonpage.php. Như đã nói ở trên, chúng ta có 6 phần thông để phân tích, chúng ta đi chi tiết vào từng phần.

Thông tin cơ bản

/**** Title tag *****/

$this->_['titletag'] = $titletag = strip_tags(trim(@$html->find('title', 0)->plaintext)); $this->_['titletag_char'] = @mb_strlen($titletag,'utf-8');

$this->_['titletag_word'] = str_word_count($titletag); if ($this->_['titletag_char']==0)

$this->_['titlesms']='<span class="bad">Bạn cần bổ sung nội dung thẻ title</span>'; elseif($this->_['titletag_char']<=30 || $this->_['titletag_char']>=80)

$this->_['titlesms']='<span class="wanning">Nội dung thẻ title đã ngoài khoảng [30 - 80]</span>';

else $this->_['titlesms']='<span class="good">Bạn đã làm tốt</span>';

Đoạn code này cho ra kết quả thông tin của thẻ title, giải thích một số tham số + Dòng đầu tiên: nội dung của thẻ title lấy từ file HTML

+ Dòng thứ hai: cho biết nội dung thẻ title có mấy ký tự. + Dòng thứ ba: cho biết nội dung thẻ title có mấy chữ . + Năm dòng cuối:

o Nếu thẻ title không có ký tự thì đưa ra lời khuyên “Bạn cần bổ sung nội dung thẻ title”

o Nếu ký tự <30 và >80 thì đưa ra lời khuyên “Nội dung thẻ title đã ngoài khoảng [30-80], ngược lại bạn đã làm tốt.

Thẻ META

/**** Description meta tag *****/

$this->_['metadescription'] = $metadescription = strip_tags(trim(@$html- >find('meta[name="description"]', 0)->content));

$this->_['metadescription_char'] = @mb_strlen($metadescription,'utf-8'); $this->_['metadescription_word'] = str_word_count($metadescription); if ($this->_['metadescription_char']==0)

$this->_['metadescriptionsms']='<span class="bad">Bạn cần bổ sung nội dung thẻ meta description</span>';

elseif($this->_['metadescription_char']<=100 || $this->_['metadescription_char']>=150) $this->_['metadescriptionsms']='<span class="wanning">Nội dung thẻ meta description đã ngoài khoảng [100 - 150]</span>';

else $this->_['metadescriptionsms']='<span class="good">Bạn đã làm tốt</span>'; Đoạn code này cho ra kết quả thông tin của thẻ meta description, giải thích tham số

+ Dòng thứ hai: đếm có mấy ký tự. + Dòng thứ ba: đếm có mấy từ.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ xây dựng công cụ hỗ trợ tối ưu hóa website cho các công cụ tìm kiếm (Trang 66 - 100)