Tìm hiểu về chuẩn W3C

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ xây dựng công cụ hỗ trợ tối ưu hóa website cho các công cụ tìm kiếm (Trang 65 - 66)

W3C (world wide web consortium) là một trong những tổ chức khai sáng ra môi trường internet hiện nay mà đứng đầu là Tim Berners-Lee. Người đã sáng lập ra WWW và giao thức HTTP, HTML. Tổ chức này thường xuyên đưa ra những định hướng cho sự phát triển lâu dài của Internet mà tiêu biểu là các chuẩn mực liên quan đến website và thiết kế website.

Mỗi tiêu chuẩn của W3C đều đi qua 4 giai đoạn: + Phác thảo (Working Draft)

+ Chỉnh sửa cuối cùng (Last Call)

+ Tiêu chuẩn đề nghị (Proposed Recommendation) + Chuẩn đủ tư cách ứng cử (Candidate Recommendation)

Người thiết kế website phải đảm bảo site của họ có khả năng thể hiện tốt trên nhiều trình duyệt. Vì thế khi một brower ra đời, nó phải đáp ứng được việc hiển thị website một cách thống nhất giống như trên các trình duyệt khác. Điều đó bắt buộc nó phải hỗ trợ chuẩn W3C.[13]

W3C trong thiết kế website là một hệ thống các tiêu chí đánh giá website dựa trên các chuẩn mực liên quan đến HTML, XHTML, SMIL, MathML, CSS, …

Việc ứng dụng các tiêu chuẩn W3C đem lại cho nhà quản trị các lợi ích sau khi thiết kế website.

+ Website sẽ thân thiện hơn với Crawler của các search engine

+ Website được hỗ trợ tốt trên nhiều trình duyệt, người lập trình không mất nhiều thời gian để chỉnh sửa và tối ưu hóa cho từng trình duyệt.

+ Chạy nhanh hơn

+ Các trình duyệt web trên thiết bị di động hiện nay như điện thoại, máy tính bảng, đều dựa trên chuẩn W3C. Do đó, website sẽ hiện thị tốt hơn.

Để kiểm tra website có đạt chuẩn W3C hay không, có thể ghé thăm địa chỉ

http://validator.w3.org. Công cụ này cho phép người dùng tìm kiếm những lỗi liên quan

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ xây dựng công cụ hỗ trợ tối ưu hóa website cho các công cụ tìm kiếm (Trang 65 - 66)