0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Chi tiết kĩ thuật

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG DVB-H (Trang 25 -31 )

2.2.2.a Nguyên lý hoạt động

Trong DVB-T, 1 số kênh truyền cũng được ghép với nhau (như 6-8 dịch vụ trong 1 bộ ghộp kờnh 8 MHZ). Tuy nhiên, ở mức ghộp kờnh, cỏc gúi của cỏc kênh khác nhau sẽ đi cùng nhau thành 1 dãy liên tục (hay nói cách khác là song song nhau). Kết quả là ở tốc độ dữ liệu rất cao, máy thu mỗi kênh cần ở trạng thái tích cực trong suốt thời gian cỏc gúi đến .

Hình 2.7 Truyền các dịch vụ song song trong DVB-T

Còn với DVB-H, bộ đóng gói IP giúp cho bộ ghộp kờnh có đủ dung lượng chứa dữ liệu trong 1 khoảng thời gian giới hạn cho 1 kênh. Do đó, tất cả các gói trong kờnh đú đều

đến thành 1 cụm, cụm sau nối tiếp cụm trước. Trong khi khe thời gian này được chỉ định cho kênh truyền này thì sẽ không có gói nào đến từ cỏc kờnh khỏc. Điều này cho phép máy thu (nếu chỉ có nhu cầu xem 1 kênh) chỉ vào trạng thái tích cực khi cỏc gúi trờn khe thời gian trong kênh truyền được nhóm lại với nhau (tức là máy thu sẽ vào trạng thái tích cực 1 trong suốt khe thời gian được chỉ định cho kênh truyền này). Tại các thời điểm khác, máy thu (tuner) có thể tắt không thu nữa để tiết kiệm nguồn. Và máy thu cần bật lên ngay trước khi khe thời gian kế tiếp của kênh truyền đượcchỉ định tiếp theo.

Các cụm đi vào máy thu phải được đệm và đọc ra khỏi bộ đệm ở tốc độ dữ liệu của dịch vụ. Nói 1 cách khác, trong time-slicing, dữ liệu của 1 dịch vụđưa đến thiết bị cầm tay được cắt ra thành từng đoạn theo thời gian (khoảng 200 ms), khi đó thiết bị di động sẽ thu phần dịch vụ của mình trong khoảng1 thời gian đó rồi ngừng không thu nữa và đợi đến hết 1 chu kỡ cỏc dịch vụ (khoảng 4s) thì lại bật lên để thu tiếp dịch vụ của mình.

Hình 2.8 Cách truyền các dịch vụ DVB-H trong time slicing

Như vây máy thu được tắt trong nhưng khoảng thời gian nào đó, còn máy phát thì không, dẫn đến tiết kiệm năng lượng trong bộ thu có thể đến 90% hoặc cao hơn. Tuy nhiên người sử dụng sẽ không biết được hoạt động thu hoặc không thu do các cụm dữ liệu đều được lưu trũ trong bộ nhớ máy thu và được lấy ra (play out) liên tục.

Hình 2.9 Cắt lát thời gian cho một dịch vụ DVB-H

Chú ý rằng trong thời gian máy thu ở trạng thái ngừng thu, máy phát quảng bá vẫn hoạt động tích cực tại mọi thời điểm, gởi 1 loạt các cụm dữ liệu dạng time-sliced của mỗi dịch vụ theo chuỗi. Và có thể đặt các dịch vụ được cắt lát thời gian (như DVB-H) và không cắt lát thời gian (như DVB-T) vào cùng 1 bộ ghộp kênh .

Để thông báo cho máy thu biết bắt đầu cụm kế tiếp, thời gian bắt đầu cho cụm kế tiếp sẽ được mang trong cụm (giá trị ∆t sẽ đề cập ở phần sau). Thời gian giữa các cụm không dùng để truyền cho luồng đang sử dụng sẽ được dung để truyền các luồng khỏc trờn vựng băng thông dược cấp phát.

Lượng dữ liệu được gởi đi trong 1 cụm bằng với 1 khung MPE-FEC, có thể là 1-5 Mb. Các segment dữ liệu khoảng l-5s được chuyển giao trong 1 cụm đơn. Nếu tốc độ dữ liệu của kênh truyền là 1 Mbps chẳng hạn thỡ mỏy thu cần bộ đệm 5 Mb dữ liệu cho 1 khoảng thời gian tắt không thu tín hiệu là 5s

2. 2. 2. b Phương pháp ∆t chỉ thị thời gian cụm kế tiếp

Mục đích phương pháp ∆t là báo hiệu thời gian từ lúc bắt đầu section MPE (hay MPE-FEC) đang thu đến lúc bắt đầu cụm kế tiếp trong luồng cơ bản. Thông tin thời gian∆t chỉ là tương đối để không bị ảnh hưởng lớn bởi độ trễ trên đường truyền (ví dụ như cụm kế tiếp trong luồng cơ bản sẽ bắt đầu sau khoảng 5.500ms nữa).

Đưa giá trị ∆t vào trong các section MPE (hay MPE-FEC) giúp loại bỏ việc sử dụng thờm cỏc xung clock đồng bộ giữa máy phát và máy thu.

Hình 2.10 Mỗi header của section MPE (MPE-FEC) chứa ∆t chỉ thị thời gian khi nào bắt đầu cụm kế tiếp

Trong các điều kiện thu xấu, có thể 1 số phần trong cụm sẽ bị mất. Trong trường hợp thông tin ∆t bị mất, máy thu sẽ không thể biết được thời gian cụm kế tiếp sẽ tới, do đó rất nguy hiểm khi máy thu ở trong trạng thái chờ đợi cụm kế tiếp. Để tránh tình trạng này, giá trị ∆t sẽ được chuyển vào trong header của mỗi section MPE và MPE-FEC trong 1 cụm . Ngay cả trong các điều kiện thu rất xấu, nếu chỉ thu được 1 section MPE hoặc MPE-FEC thì thông tin ∆t chính xác vẫn có thể được truy xuất.

Ta cú cỏc thông số cụm:

Với: Burst Duration: thời gian từ khi bắt đầu đến khi kết thúc 1 cụm

Burst Size: số bịt lớp mạng (số bịt trong payload của section) trong 1cụm Off-time: khoảng cách thời gian giữa 2 cụm

Burst Bitrate: tốc độ bịt dùng bởi 1 luồng cơ bản được time-sliced trong khi truyền 1 cụm

Constant Bitrate:tốc độ bịt trung bình mà luồng cơ bản yêu cầu khi không có time-

slicing

Trong thời gian máy đang thu, các luồng cơ bản khác cũng có thể được truyền chỉ khi Burst Bitrate thấp hơn tốc độ bịt của luồng truyền (tức là cụm chỉ dùng 1 phần tốc độ bịt có sẵn trên luồng truyền).

Hình 2.12 Burst Duration tối đa

Burst Duration tối đa là khoảng thời gian tối đa của 1 cụm được báo hiệu trong mỗi luồng truyền cơ bản cú dựng time-slicing. 1 cụm sẽ bắt đầu truyền sau thời điểm Tl và sẽ kết thúc trễ nhất là tại thời điểm T2, trong đó Tl là thời điểm được chỉ thị bởi giá trị ∆t trong cụm trước, và T2 : Tl + Burst Duration tối đa. Trong các điều kiện thu xấu, 1 máy thu có thể dùng thông tin này để biết khi nào sẽ kết thúc 1 cụm. Để cho phép 1 máy thu

phân biệt chính xác cụm này với cụm kia, cụm kế tiếp sẽ không được bắt đầu truyền trước thời điểm T2 của cụm hiện tại.

Ta có công thức [1] tính tỉ lệ phần trăm công suất có thể tiết kiệm được:

với: Trong đó: Bd: Burst Duration (s) Bs: Burst Size (bịt) Bb: Burst Bitrate (b/s) Cb: constant Bitrate (bls) Ot: thời gian off-time (s) St: thời gian đồng bộ (s) Ps: độ tiết kiệm công suất (%) Dj: độ iitter ∆t (s)

Nếu Burst Size là 2 Mb (tối đa trên payload của section MPE và MPE-FEC) và Burst Bitrate là 15 Mbps thì Burst Duration sẽ là 140ms (từ lúc bắt đầu gói truyền đầu tiên đến lúc kết thúc gói truyền cuối cùng). Nếu luồng cơ bản mang 1 dịch vụ luồng ở Constant Bitrate 350 Khps và không hỗ trợ MPE-FEC, thì thời gian off-time trung bình là 6,ls. Cho thời gian đồng bộ là 250ms và độ iitter ắt là loms thì theo công thức sẽ tiết kiệm công suất tới 93%.


Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG DVB-H (Trang 25 -31 )

×