dựa vào cộng đồng
1.5.2.1. Đặc điểm của nhiễm HIV/AIDS
- Nhiễm HIV/AIDS là một bệnh mãn tính, người mắc bệnh thậm chí không biết tình trạng bệnh của mình, nên đòi hỏi sự TVCSHT suốt đời.
- Nhiễm HIV/AIDS liên quan đến các hành vi nguy cơ và nhiều khía cạnh của cộng đồng như vấn đề tệ nạn xã hội, phong tục, dân trí…
- Mặc dù chưa có thuốc điều trị khỏi bệnh và vắc xin dự phòng hữu hiệu nhưng vẫn có thể phòng tránh lây nhiễm khi thực hiện thường xuyên các hành vi an toàn, vẫn có thể kéo dài cuộc sống thông qua việc tuân thủ nghiêm quy trình điều trị ARV tại cộng đồng…[43], [86], [88].
1.5.2.2. Tâm lý người nhiễm và nhu cầu chăm sóc toàn diện
Người bị nhiễm HIV/AIDS luôn có tình trạng khủng hoảng về tâm lý, sợ bị phân biệt đối xử hoặc có các phản ứng tiêu cực làm lây nhiễm HIV cho người khác. Người nhiễm HIV/AIDS cũng như những người mắc các bệnh mạn tính khác cần được chăm sóc toàn diện về các vấn đề:
- Tư vấn, chăm sóc các rối loạn tâm lý;
- Hỗ trợ kinh tế (dinh dưỡng và các nhu cầu thiết yếu); - Bảo vệ các quyền con người được luật pháp quy định; - Chăm sóc trẻ em/con cái của họ;
- Chăm sóc y tế, điều trị thuốc khi bệnh nặng;
Ngoài ra, người nhiễm và gia đình họ cũng cần được tư vấn, cung cấp kiến thức và kỹ năng chăm sóc, tự chăm sóc tại nhà. Như vậy, ở giai đoạn cuối của bệnh, người nhiễm
HIV/AIDS mới cần nhiều sự chăm sóc y tế và điều trị tại bệnh viện. Trong giai đoạn nhiễm HIV, nhu cầu lớn nhất của họ là các hỗ trợ tâm lý và xã hội tại cộng đồng [8], [52], [62].
1.5.2.3. Môi trường xã hội
- Do sợ bị lây nhiễm nên trong nhận thức của mọi người xuất hiện tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử. Việc tiến hành các hoạt động TVCSHT người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng sẽ giúp người dân có cách nhìn đúng hơn về căn bệnh, làm giảm tình trạng này.
- Thực tế hiện nay, TVCSHT cho người nhiễm HIV/AIDS đang gặp nhiều khó khăn. Sự tham gia nhiều hơn của các ban ngành và cộng đồng sẽ tăng hiệu quả công tác phòng chống HIV/AIDS nói chung và TVCSHT người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng nói riêng [8], [52], [62].
1.5.2.4. Hệ thống y tế
- Hệ thống y tế luôn quá tải ngay cả khi chưa có hoạt động chăm sóc và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS. Do vậy, không thể đáp ứng được nhu cầu người nhiễm và xã hội nếu chỉ
một mình ngành y tế đảm đương công việc này.
- Thuốc ARV rất đắt tiền, ngân sách nhà nước không thể đảm nhiệm hoàn toàn, đòi hỏi sự quan tâm, hỗ trợ của cộng đồng cũng như việc xã hội hóa công tác TVCSHT người nhiễm HIV/AIDS [8], [30], [52].
- So với triển khai ở cộng đồng, hoạt động TVCSHT tại cơ sở y tế có một vài ưu điểm song gặp nhiều hạn chế, khó khăn hơn.
1.5.2.5. Lợi ích của tư vấn, chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm dựa vào cộng đồng
- Việc chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng sẽ giúp cho họ tránh được các nhiễm trùng bệnh viện, điều mà có thể là mối nguy hại thường trực đối với những người có hệ miễn dịch đã suy giảm.
- Chăm sóc tại cộng đồng làm giảm mặc cảm của người nhiễm, giúp họ vượt qua được sự kỳ thị và phân biệt đối xử của cộng đồng.
- Gia đình và người nhiễm cảm thấy tự tin, thoải mái hơn khi họ có khả năng chăm sóc thành viên trong gia đình và bản thân một cách hiệu quả.