Giải pháp bảo tồn và phát huy Múa rối nƣớc Việt Nam

Một phần của tài liệu Cơ sở hình thành và giá trị văn hóa của múa rối nước Việt Nam ( toàn văn) (Trang 124 - 187)

Xuất phát từ thực tế tìm hiểu về thực trạng Múa rối nƣớc hiện nay nói chung, từ thực tế của các phƣờng rối nƣớc dân gian khu vực châu thổ sông Hồng nói riêng, tập trung ở các phƣờng Đào Thục, Phú Đa, Nguyên Xá, Nhân Hòa, các nhà hát Múa

rối Việt Nam, Múa rối Thăng Long, trên cơ sở lựa chọn quan điểm về vấn đề bảo tồn - phát triển, nghiên cứu sinh xin đƣợc nêu một số giải pháp với mong muốn góp phần bảo tồn và phát triển Múa rối nƣớc Việt Nam bền vững hơn, tốt đẹp hơn, phù hợp với bối cảnh đất nƣớc.

4.3.1. Về nhận thức

Nhận thức là yếu tố quan trọng hàng đầu, là điều kiện tiên quyết không thể thiếu khi thực hiện sự nghiệp bảo tồn và phát triển Múa rối nƣớc Việt Nam.

4.3.1.1. Nhận thức về đổi mới trong mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển

Đảng ta xác định đổi mới là động lực; ổn định là điều kiện, tiền đề phát triển nhanh và bền vững là mục đích. Đổi mới, ổn định và phát triển đều do con ngƣời và vì con ngƣời. Con ngƣời vừa là mục đích vừa là chủ nhân của đổi mới, ổn định và phát triển.

28 năm qua, tƣ duy đổi mới của Đảng ta về mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ngày càng phát triển. Văn kiện các Đại hội của Đảng, bắt đầu từ Đại hội VI đến nay đều xác định bắt đầu từ đổi mới kinh tế đến đổi mới chính trị và các lĩnh vực khác, đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bƣớc đi, hình thức và cách làm phù hợp.

Điểm đột phá trong nhận thức của Đảng ta về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế thị trƣờng và định hƣớng xã hội chủ nghĩa là ở chỗ, đã khẳng định kinh tế thị trƣờng không phải sản phẩm riêng của Chủ nghĩa tƣ bản, mà là thành tựu chung của nhân loại; khẳng định phải sử dụng kinh tế thị trƣờng nhƣ một phƣơng tiện chính yếu, tất yếu để xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Trong nhiều năm qua, Đảng ta luôn luôn chú ý đến mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, từng bƣớc đề ra những quan điểm, chủ trƣơng và giải pháp kịp thời, đúng đắn để xử lý mối quan hệ này một cách hợp lý. Nhà nƣớc đã có nhiều chủ trƣơng và giải pháp tích cực để thể chế hóa quan điểm gắn kết tăng trƣởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội ngay trong từng lĩnh vực và từng địa phƣơng, góp phần làm động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Nhƣ vậy, các nghệ sĩ múa rối nƣớc Việt Nam phải nhận thức đƣợc: Bảo tồn, phát triển Múa rối nƣớc Việt Nam phải đƣợc đặt trong động lực phát triển kinh tế - xã hội.

4.3.1.2. Nhận thức về văn hóa nghệ thuật trong định hướng của Đảng

Từ năm 1986 đến nay, đất nƣớc bƣớc vào giai đoạn đổi mới, và đã dẫn tới đổi mới trong đời sống văn hóa nghệ thuật trên mọi phƣơng diện sáng tác, lý luận, nghiên cứu, biểu diễn… Đổi mới là quy luật khách quan. Mọi lý luận đều bị quy định bởi hoàn cảnh lịch sử cụ thể này sinh. Nhiều phạm trù và khái niệm cũ đã từng thống trị bấy lâu đã đƣợc nhận thức lại, nhiều nguyên lý văn học nghệ thuật đã ổn định một thời cũng đƣợc thay đổi. Tính nhân dân, tính Đảng, tính chân thực…, ngày càng thoát dần khỏi những thiên kiến chính trị, quan niệm giai cấp hẹp hòi, thiển cận Chủ nghĩa hiện thực Xã hội chủ nghĩa với những nguyên tắc tƣ tƣởng, thẩm mỹ “khuôn vàng thƣớc ngọc” trƣớc đây cũng đƣợc quan niệm thông thoáng, cởi mở hơn. Phản ánh cuộc sống một cách chân thực lịch sử cụ thể trong quá trình cách mạng không còn là thƣớc đo duy nhất để đánh giá sáng tạo văn học nghệ thuật nữa, cách nhìn về lịch sử tiến hóa văn học nghệ thuật của nhân loại theo thứ tự qua các trào lƣu kế tiếp nhau: Cổ điển - lãng mạn - hiện thực - phê phán - Xã hội chủ nghĩa đã có nhiều đổi khác…

4.3.1.3. Nhận thức về văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội

Ở đây khi văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, thì văn hóa không còn là nhân tố nằm bên ngoài xã hội, nằm bên ngoài con ngƣời và không thể là chất “phụ gia” của đời sống xã hội. Ngƣợc lại, văn hóa chính là đời sống xã hội, là tinh túy nhất của đời sống xã hội và con ngƣời. Nó liên quan tới sự hƣng vong của một quốc gia, một dân tộc, Tức là: Văn hóa còn thì quốc gia, dân tộc còn, văn hóa mất thì tất cả quốc gia dân tộc đều mất.

Văn hóa là hoạt động tinh thần nhằm phát huy những năng lực bẩm sinh và bản chất của con ngƣời để sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần dựa trên các chuẩn mực: Chân, Thiện, Mỹ nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển các cá nhân và cộng đồng xã hội. Văn hóa cũng là hoạt động nhằm tạo ra những giá trị chuẩn mực xã hội, là môi trƣờng thứ hai, cái nôi nuôi dƣỡng sự hình thành nhân cách con ngƣời. Do đó, nghệ sĩ múa rối nƣớc Việt Nam trong việc bảo tồn, phát triển nghệ thuật Múa rối nƣớc của mình phải luôn luôn gắn liền với những giá trị văn hóa của chính Múa rối nƣớc Việt Nam mà một trong những giá trị văn hóa độc đáo nhất của Múa rối nƣớc Việt Nam nhƣ đã phân tích trong Chƣơng 3 của luận án là ngƣời nghệ sĩ dân gian Đại Việt đã tự coi mình nhƣ “Đấng tạo hóa” ngang hàng với Trời,

Phật, Thần, Tiên để lập nên “Cõi rối nƣớc” và quyết định mọi “vật chết, vô tri vô giác” thành những sinh thể sống động theo cảm hứng, lý tƣởng của mình bên cạnh những cõi trời, cõi phật, cõi thần, tiên, cõi âm, cõi thủy, cõi trần gian…

4.3.1.4. Nhận thức về văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

Tiên tiến là tiến bộ, là tinh hoa, là phát triển của văn hóa Việt Nam và đồng thời còn là tiên tiến, tinh hoa của văn hóa nhân loại mà con ngƣời Việt Nam tiếp biến, tiếp thu và phải trở thành cái mang bản sắc Việt Nam. Bản sắc dân tộc bao gồm cả cái gốc, cái cốt lõi, cái bản chất của văn hóa Việt Nam ra bên ngoài. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam không chỉ đƣợc thể hiện ở quá trình tồn tại, mà còn đƣợc bộc lộ cả trong quá trình trƣởng thành, phát triển. Bản sắc văn hóa dân tộc bao giờ cũng là một phạm trù lịch sử và nhận thức nó phải bằng quan điểm duy vật lịch sử trong sự nghiệp bảo tồn phát huy văn hóa truyền thống Việt Nam.

Bản sắc dân tộc không phải là một thực thể “nhất thành - bất biến”, mà luôn vận động, biến đổi, kế thừa, tạo thành “truyền thống” theo dòng chảy thời gian. Vì vậy, những giải pháp bảo tồn và phát huy văn hóa Múa rối nƣớc Việt Nam truyền thống cũng không thể “nhất thành - bất biến” mà phải theo quy luật: Vận động và phát triển.

4.3.1.5. Nhận thức về kế thừa và phát triển

Nhƣ chúng ta đều rõ, theo quan điểm triết học duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin, thì quy luật phủ định của phủ định là quá trình của cái cũ mất đi để cái mới ra đời. Cái mới ra đời không loại bỏ toàn bộ cái cũ mà vãn giữ lại những nhân tố tích cực của cái cũ phù hợp với cái mới, để gia nhập vào cái mới và tạo điều kiện cho cái mới phát triển. Do đó, muốn cho Múa rối nƣớc Việt Nam đƣợc đổi mới, phát triển phù hợp với văn hóa cơ chế thị trƣởng, định hƣớng Xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, thì không thể không tuân theo quy luật phủ định của phủ định này. Vì quy luật phủ định của phủ định này là quy luật kế thừa đúng đắn nhất, khách quan nhất.

Nói đến kế thừa trong văn hóa nói chung và trong nghệ thuật Múa rối nƣớc nói riêng, bao giờ cũng liên quan, gắn liền với truyền thống. Vì, không có truyền thống thì không có hiện tại và tƣơng lai. Truyền thống là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, tƣơng lai. Truyền thống của dân tộc-chính là những giá trị văn hóa của dân tộc. Do đó,

văn hóa chính là bộ gien di truyền của dân tộc.

Giá trị văn hóa và giá trị thẩm mỹ của Múa rối nƣớc truyền thống Việt Nam, nhƣ Chƣơng 3 đã phân tích mang đậm tính nhân văn tiên tiến, đậm tính cộng cảm nhân loại và không hề mâu thuẫn với những giá trị văn hóa hiện tại, mà còn làm cho văn hóa cơ chế thị trƣờng, định hƣớng Xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế trở nên đa sắc màu, phong phú và phát triển.

Nhƣ vậy, đổi mới, phát triển Múa rối nƣớc Việt Nam cho phù hợp với cơ chế thị trƣờng, định hƣớng XHCN, hội nhập quốc tế-là cần thiết và bằng nhiều cách thức, xu hƣớng khác nhau. Nhƣng mọi sự sáng tạo của nghệ sĩ không thể tách rời, những giá trị văn hóa, giá trị thẩm mỹ cội nguồn của Múa rối nƣớc truyền thống Việt Nam.

4.3.2. Về tổ chức

Tổ chức theo từ gốc Hy Lạp “Organon” nghĩa là “hài hòa”, từ tổ chức nói lên một quan điểm rất tổng quát “đó là cái đem lại bản chất thích nghi với sự sống”.

Theo Harold Koontz, Cyril Odonnell và Heinz Weihrich trong cuốn Những vấn

đề cốt yếu của quản lý (Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật - 2004, Hà Nội), công tác tổ

chức đƣợc hiểu là việc nhóm gộp các hoạt động cần thiết để đạt đƣợc các mục tiêu, là việc giao phó mỗi nhóm cho một ngƣời quản lý với quyền hạn cần thiết để giám sát nó, và tạo điều kiện cho sự liên kết ngang và dọc trong cơ cấu của nó [16, tr. 267].

Tổng hợp từ những khái niệm khác nhau về tổ chức, chúng ta có thể hiểu bản chất của tổ chức là thiết kế một cấu trúc tổ chức hiệu quả nhằm đảm bảo cho các hoạt động đạt đƣợc mục tiêu của nó.

Vận dụng vào thực tiễn, nội dung tổ chức đƣợc xem xét bao gồm việc phân chia và hình thành các bộ phận trong tổ chức, xây dựng cơ cấu tổ chức nhằm xác lập các mối quan hệ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa các bộ phận, và những cơ sở khoa học để thiết kế cấu trúc tổ chức. Trong luận án này, thiết kế cấu trúc tổ chức cho hoạt động Múa rối nƣớc đƣợc chia theo ba mô hình hoạt động cụ thể nhƣ sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.3.2.1. Nhà hát bảo tàng

Việt Nam, nguyên bản bằng nghệ sĩ biểu diễn trƣớc khán giả. Nghĩa là, các nghệ sĩ biểu diễn với tinh thần cao nhất: Thể hiện nguyên vẹn giá trị vốn có của nghệ thuật Múa rối nƣớc truyền thống Việt Nam và không làm các tiết mục, các trò độc đáo bị méo mó, biến dạng. Bởi vì, cái mới nhiều khi không hẳn ở sự cách tân, đột phá, biến đổi sự vật, mà lại là giữ cho sự vật mới nhƣ trƣớc đây của nó. Nhiều khi, đi tìm cái mới lại vô tình đánh mất cái quý giá của cái cũ. Nhƣ thanh niên nam nữ hôm nay, có không ít ngƣời dùng thử ngôn ngữ @: “bít rùi” (biết rồi), “bi h” (bây giờ), “bùn wa” (buồn quá)... thì còn đâu là tiếng Việt dân tộc? Hay nhƣ bún riêu, bún ốc bây giờ ngƣời ta cho thêm chả, giò, thịt bò, đậu phụ rán... thì còn gì là đặc sản? Do đó, giá trị của Múa rối nƣớc Việt Nam đâu chỉ có sự mới lạ đối với khán giả, mà còn làm ngƣời mới - khán giả mới thích thú nữa. Nhà hát bảo tàng chính là nơi làm cho khán giả mới đƣợc thích thú nhƣ vậy.

Theo kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy, nghệ thuật Múa rối (Bunraku) đã tồn tại sáu, bảy trăm năm mà vẫn bảo tồn đƣợc nguyên xi, có cải tiến một phần cho quân rối đẹp hơn, tinh xảo hơn, dễ dàng trở thành văn hóa phi vật thể của nhân loại, bởi nó đƣợc bảo tồn nhƣ báu vật quốc gia, do một Hiệp hội quản lý. Các hoạt động tuyên truyền, tổ chức hoạt động biểu diễn hoàn toàn do Ban quản lý hiệp hội chịu trách nhiệm. Khi cần biểu diễn, nghệ nhân đƣợc triệu tập, biểu diễn không cần luyện tập (vì quá thuần thục), và họ có thu nhập cao từ biểu diễn và sự trân trọng của xã hội [15, tr.156].

Thật vậy, Múa rối nƣớc Việt Nam, bao thế kỷ vẫn tồn tại ở làng quê trong những ao làng, của vùng châu thổ sông Hồng. Việc khai thác vốn cổ tuy có khó khăn, nhƣng lại vô cùng cần thiết. Theo thực tế, các phƣờng rối nƣớc dân gian đều có rất nhiều trò rối cổ đặc sắc, nhiều nơi còn giữ đƣợc một số quân rối cổ (phƣờng Đào Thục giữ đƣợc mấy con chừng 200 - 300 tuổi, nhƣng đến nay, chỉ còn hai quân làm theo kiểu phỏng cổ, khoảng 100 tuổi). Số lƣợng nghệ nhân rối nƣớc dân gian ở các phƣờng còn lại tuy không nhiều, phần lớn tuổi đã cao, sức yếu, bỏ nghề lâu, do đó, cần phải khai thác gấp, vì nếu tài năng kinh nghiệm của nghệ nhân không đƣợc truyền lại sẽ dẫn đến mai một và khó có thể phục hồi những trò cổ bí truyền (nhƣ tự chế tạo pháo sử dụng trong Rối nƣớc, làm bằng bột cạo ra từ gạch non, cây truyền thanh, bột than,

diêm sinh, lƣu huỳnh. Công thức này đã đƣợc truyền lại nhƣng hiện nay các phƣờng rối chƣa thực hiện đƣợc thành công)...

Bởi vậy, để phát triển Múa rối nƣớc Việt Nam giai đoạn hiện nay, bên cạnh 17 tích trò rối cổ đã có, trƣớc hết, Nhà hát bảo tàng phải tập trung phục hồi các trò diễn chƣa đƣợc khai thác. Muốn làm đƣợc điều đó, Nhà nƣớc cần có một chiến lƣợc tổng thể trong việc bảo tồn, phục hồi, phát huy vốn cổ, gồm các nội dung:

- Hỗ trợ nguồn lực, kinh phí, tạo cơ chế thuận lợi trong hoạt động và xã hội hóa, kêu gọi tài trợ bằng nhiều hình thức để các phƣờng rối hoạt động ổn định, thƣờng xuyên, nghệ nhân yên tâm hoạt động nghệ thuật.

- Thực hiện chế độ chính sách đặc biệt trong đãi ngộ, trọng dụng và phong danh hiệu cho các nghệ nhân, coi họ nhƣ bảo tàng sống, để họ có thể hết lòng trao truyền nghệ thuật cho con cháu.

- Đào tạo nhân lực, đội ngũ diễn viên, lý luận phê bình, đạo diễn... một cách có hệ thống, phù hợp đặc thù loại hình nghệ thuật truyền thống, dân tộc.

- Trả Múa rối nƣớc về đúng với môi trƣờng đã sản sinh và nuôi dƣỡng nó trong cảnh quan tự nhiên của làng xã, với ao làng, đình làng, và cuộc sống lao động thƣờng nhật của ngƣời nông dân... để ngƣời xem cảm nhận đƣợc tính cộng đồng, với những giá trị văn hóa “nguyên sơ” của Múa rối nƣớc.

- Đẩy mạnh hoạt động giao lƣu, liên kết giữa các phƣờng, bồi đắp thêm kiến thức, kinh nghiệm và trách nhiệm của mọi ngƣời trong việc bảo tồn, phát huy vốn cổ.

- Nghiên cứu một cách bài bản, có hệ thống để đúc rút những lý luận, phƣơng pháp sáng tạo nghệ thuật của rối nƣớc trong cuộc sống hiện đại.

- Quy hoạch và xây dựng các phƣờng rối nƣớc toàn quốc và coi mỗi phƣờng là một trong những điểm đến văn hóa độc đáo của du khách trong và ngoài nƣớc.

4.3.2.2. Nhà hát cách tân

Nhƣ chúng ta đều rõ, giờ đây, khán giả đã có rất nhiều hình thức giải trí sôi động, hiện đại, sống động... Vậy mà Múa rối nƣớc vẫn những con rối cứng đờ, chỉ biết lắc lƣ, lật đật giơ tay vung lên vung xuống với bộ mặt bất động, thiếu xúc cảm. Vì vậy, Múa rối nƣớc cần phải có những đổi mới, cải tiến kỹ thuật máy rối để con rối sinh động

hơn, năng động hơn, bắt nhịp với đời sống của xã hội hiện đại. Đó chính là kết quả của

Một phần của tài liệu Cơ sở hình thành và giá trị văn hóa của múa rối nước Việt Nam ( toàn văn) (Trang 124 - 187)