Theo quan điểm Mỹ học của chủ nghĩa Mác - Lênin, loại hình nghệ thuật nào cũng mang chức năng nhận thức đời sống, bám sát hiện thực, gắn bó với đời sống, cổ vũ, biểu dƣơng cho cái đẹp, cái thiện, đồng thời lên án, đấu tranh, phê phán những cái xấu, cái ác. Nhƣ vậy, có nghĩa là, trong quá trình phản ánh cuộc sống, nghệ thuật đã chính thức tham gia vào quá trình cải tạo và hoàn thiện cuộc sống. Vì thế, cùng một
lúc, nghệ thuật đã thực hiện các giá trị: Giá trị giải trí, giá trị hiện thực - phản ánh đời sống xã hội, giá trị nhận thức và giá trị giáo dục, cải tạo con ngƣời trong xã hội.
Theo GS. TSKH. Trần Ngọc Thêm trong cuốn “Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam” thì sân khấu truyền thống vừa là loại hình nghệ thuật, vừa là một thực thể văn hoá, một thành tố quan trọng cấu thành văn hóa, cho nên nghệ thuật sân khấu truyền thống nói riêng và văn hoá nói chung còn hƣớng tới hai chức năng khác nữa là chức năng đảm bảo tính kế tục lịch sử và chức năng định hƣớng, đánh giá, xác định chuẩn mực, điều chỉnh cách ứng xử của con ngƣời.
Là một loại hình nghệ thuật, sức hấp dẫn của Múa rối nƣớc không nghiêng theo duy cảm, chủ yếu khơi gợi ngƣời xem sự nhận thức duy lý. Nhận thức này sẽ tác động tới tình cảm của con ngƣời về cái đẹp, cái xấu, cái thiện, cái ác, cái anh hùng, cái thấp hèn... giúp con ngƣời nhận thức sâu sắc về cuộc sống, về triết lý vũ trụ, nhân sinh. Miêu tả chân thực cuộc sống, Múa rối nƣớc giáo dục cho con ngƣời về lòng yêu lao động, yêu thiên nhiên, yêu quê hƣơng, yêu đất nƣớc và tinh thần tự hào dân tộc, cố kết cộng đồng trong sự nghiệp “chống thiên tai địch họa, chống ngoại xâm” để hƣớng tới “tình làng nghĩa xóm”, “lá lành đùm lá rách”, “chín bỏ làm mƣời”, “nhiễu điều phủ lấy giá gƣơng…” trong văn hóa làng vùng châu thổ sông Hồng.
Nghiên cứu về tính khuyến giáo đạo đức trong các trò diễn Rối nƣớc, chúng tôi thấy, nội dung chủ yếu là những chuyện hàng ngày xảy ra ở nơi làng xã, kể về mối quan hệ giữa vợ chồng, bạn bè, anh em, bà con chòm xóm, quan hệ đối nhân xử thế... Nguyên tắc “ở hiền gặp lành” “ở ác gặp dữ” luôn đƣợc đề cao, và cái thiện, cái ác đƣợc phản ánh rất rõ ràng, trong các trò diễn Múa rối nƣớc truyền thống.
Múa rối nƣớc cũng là sự thể hiện một phần của văn hoá đạo đức Việt Nam. Từ xa xƣa, ngƣời Việt đã quan tâm nhiều đến giá trị đạo đức. Bao trùm nhất là những mối quan hệ đạo đức xã hội và gia đình, cụ thể hơn là những hành vi ứng xử trong cuộc sống thƣờng nhật. Ngƣời Việt có đạo đức chào hỏi, đạo đức ăn uống. Những hành vi nhỏ nhặt nhất cũng đƣợc quy về phạm trù đạo đức. Ra đƣờng gặp nhau, không phải cứ nhìn thấy trƣớc thì chào hoặc cùng nhìn thấy nhau mới chào, mà ai ít tuổi hơn, địa vị hoặc thứ bậc thấp kém hơn thì phải chào trƣớc, nếu không nhƣ vậy sẽ bị coi là kém
đạo đức. Ăn uống, đi đứng là nhu cầu bản năng của con ngƣời, nhƣng đối với ngƣời Việt, mọi việc đều phải có ý tứ, phép tắc, không có kiểu ăn tha hồ, ăn thoả thích mà ăn phải “trông nồi”, ngồi phải “trông hƣớng”. Ai không tuân thủ, giữ gìn nguyên tắc này cũng bị coi là kém đạo đức. Suy cho cùng, văn hoá đạo đức đã thấm sâu, chi phối đậm nét trong đời sống của ngƣời Việt.
Đạo đức là những nguyên tắc sống không thể thiếu của rất nhiều cƣ dân trên thế giới, nhƣng có lẽ chỉ ở Việt Nam, vấn đề đạo đức đƣợc coi trọng đến mức “lý tƣởng”. Từ trong tâm thức, ngƣời Việt sống với nhu cầu khát khao về đạo đức, nhƣ một nhu cầu thiết yếu của con ngƣời về cơm ăn, nƣớc uống, đạo đức đã tạo cho ngƣời Việt một sức sống dai dẳng, trƣờng tồn. Có thể nói, xã hội ngƣời Việt xƣa là một xã hội đã tồn tại bằng đạo đức và dùng đức để trị quốc.
Có thể lý giải sâu hơn về sự khát khao đạo đức của ngƣời dân Việt. Trên nền văn minh lúa nƣớc, sự hình thành tự phát đời sống ngƣời Việt từ lâu đã thiếu vắng các nhà văn hoá chuyên nghiệp có khả năng tạo dựng luật pháp. Văn hoá dân gian Việt Nam có thể nói là một nền văn hoá phi luật pháp. Chính vì lẽ đó, những nguyên tắc đạo đức rất cần đƣợc duy trì, bảo đảm cho sự tồn tại của xã hội. Nền văn minh luật pháp đã không thể thay thế cho nền văn minh đạo đức trong quá khứ. Vì thế, đạo đức ở Việt Nam luôn gắn với trình độ phát triển văn minh của dân tộc. Vấn đề xây dựng đạo đức con ngƣời Việt Nam là một trong những nhiệm vụ chủ yếu để xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam trong xu thế giao lƣu, hội nhập quốc tế ngày nay bên cạnh văn hóa pháp luật.
Điều đó cho thấy sự khát khao đạo đức của cƣ dân Việt là tất yếu khách quan. Cùng với Chèo cổ, Múa rối nƣớc đã đáp ứng đƣợc nhu cầu đó ở mức khá cao trong đời sống văn hoá. Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thấy rằng, những nguyên tắc - tấm gƣơng đạo đức mà Chèo thể hiện chịu ảnh hƣởng khá nhiều của Nho giáo. Dù văn hoá Khổng giáo không đến với ngƣời Việt bằng sự cƣỡng bức mà là sự tiếp nhận tự giác nhƣ đối với một trào lƣu văn hoá tiến bộ trong quá khứ, thì những tấm gƣơng đạo đức trong Chèo, quả thật, nhƣ những minh chứng cố ý của ngƣời sáng tạo ra nó để đề cao quan niệm đạo đức của Nho giáo với chữ trung, chữ hiếu, chữ nghĩa, chữ tình... trói
buộc con ngƣời với khuôn phép, văn hóa đạo đức ấy. Có lẽ vậy, nên “khi Nho giáo không còn là cơ sở nền tảng tinh thần xã hội với ý nghĩa lý tƣởng nhất, hay Phật giáo và Đạo giáo với tinh thần tƣ tƣởng ẩn dật, thì Chèo dù có phản phong tích cực, cũng không thể dẫn dắt khán giả tiến tới một trật tự xã hội, công bằng, văn minh hơn” [116, tr.132]. Và vì vậy, cho đến nay, bàn về giá trị giáo dục đạo đức hay tính giáo huấn, khuyến giáo của Chèo cổ, ngày càng có nhiều quan điểm khác nhau. Theo PGS.TS. Trần Trí Trắc “Nếu ai bảo rằng: Chèo cổ mang tính giáo huấn và khuyến giáo, thì theo tôi, tính giáo huấn và khuyến giáo đó chính là mục đích và nội dung văn hóa phản phong, đề cao ngƣời phụ nữ của Chèo” [ 116, tr.131].
Khác với Chèo cổ, Múa rối nƣớc không gắn với uy quyền của tôn giáo và giai cấp thống trị phong kiến, vì vậy, tính khuyến giáo đạo đức trong nghệ thuật Múa rối nƣớc tồn tại ở dạng giản dị, hồn nhiên, rõ ràng và nhân văn nhất. Tính khuyến giáo đạo đức không coi những “tam cƣơng”, “ngũ thƣờng”, quyền vua, quyền cha, quyền trung với quan niệm trung, hiếu, tòng, mà trung là cao nhất, nhƣ nguyên lý bất khả xâm phạm; không đề cao tiết chế dục vọng cá nhân, bắt con ngƣời phải từ bỏ những ham muốn riêng tƣ, phải quan niệm lại hoặc phá bỏ nó, ngƣợc lại, các trò rối nƣớc gieo vào lòng ngƣời tình yêu thƣơng con ngƣời, đồng loại, khơi gợi những ƣớc mơ, khát vọng cao cả, nâng tâm hồn, giá trị tinh thần của con ngƣời, đƣa con ngƣời vƣơn tới quyền dân chủ, làm chủ cuộc sống, làm chủ thiên nhiên. Không có vai mẫu, hình tƣợng nhân vật, lý tƣởng điển hình nhƣ Quan Âm Thị Kính, Lƣu Bình - Dƣơng Lễ... Múa rối nƣớc chỉ có trò diễn ngắn gọn, về những điều giản dị trong cuộc sống nhƣ đánh cá, hái củi, làm ruộng, chăn trâu, hay ca ngợi những vị anh hùng có công với nƣớc, chống giặc ngoại xâm nhƣ Lê Lợi, Hai Bà Trƣng... nhƣng giá trị giáo dục của Rối nƣớc thấm đẫm trong từng tích trò: Ngƣời ta tìm thấy những gì gần gũi, thân thiết với mình, cảm thụ mạnh mẽ bằng giác quan và đánh giá chúng bằng tƣ tƣởng, tình cảm, từ đó khơi gợi những ƣớc vọng của con ngƣời Việt Nam khát khao về một thế giới dân chủ - tự do không lệ thuộc, về chân lý cái thiện sẽ thắng cái ác, về niềm tin ở chính nghĩa sẽ thắng gian tà, về nhân sinh, vũ trụ... Đó là giá trị giáo dục của “Đại nghĩa thắng hung tàn, chí nhân thay cƣờng bạo” của truyền thống Việt Nam.
những điều tƣởng chừng phi lý nhƣng lại xảy ra trong đời thực, vƣợt ngoài những quy luật chung của thế giới, ngoài mối quan hệ tƣơng quan giữa các sự vật, của tƣ duy phán đoán, logic của con ngƣời. Múa rối nƣớc mang tính giáo dục con ngƣời, đặc biệt với lứa tuổi thiếu niên, nó động viên, uốn nắn nhận thức, tƣ tƣởng, quan niệm đúng đắn, khách quan, không lồng ghép và ảnh hƣởng bởi tƣ tƣởng chính trị, tôn giáo hay thế lực nào khác, về thế giới, nhân sinh, xã hội, về con ngƣời và cuộc đời... và nghệ thuật hóa những hành động thƣờng ngày, làm cho chúng trở nên đẹp hơn, đáng yêu hơn, nhân hòa, nhân ái hơn...
Múa rối nƣớc Việt Nam là kết tinh của những loại hình nghệ thuật đặc sắc mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Bao năm qua, Rối nƣớc đã gắn chặt với những tập tục, thờ khấn, cầu đảo, cầu yên, hội hè đình đám của làng xã châu thổ sông Hồng. Đây chính là kho tƣ liệu khổng lồ để giáo dục truyền thống, cho thế hệ sau hiểu đƣợc những bản sắc văn hóa dân chủ, dân sinh, nhân văn truyền thống đƣợc lƣu giữ hơn một nghìn năm trong Múa rối nƣớc của dân tộc Việt Nam.
Có lẽ, chính những thông điệp mang giá trị đạo đức hết sức nhân văn làm cho Múa rối nƣớc có tính nhân loại. Giá trị đạo đức trong Múa rối nƣớc chính là giá trị lý tƣởng mà cả nhân loại theo đuổi, cố công xây dựng. Vì thế, nó dễ đi vào lòng ngƣời, đƣợc mọi ngƣời trên thế giới yêu thích, tôn vinh. Múa rối nƣớc Việt Nam đã mang tính nhân loại và giá trị xã hội sâu sắc.