Hiện nay, ai cũng biết Múa rối nƣớc là một trong nhiều thể loại rối, mang bản sắc độc đáo của Việt Nam; ra đời từ làng quê vùng châu thổ sông Hồng và tồn tại trong dân ít nhất từ hơn mƣời thế kỷ nay.
Tuy nhiên, việc xác định thời điểm ra đời của Múa rối nƣớc, cũng có nhiều quan điểm khác nhau.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Hồng, căn cứ vào Đại Việt sử ký toàn thƣ của Ngô Sỹ Liên, ngoại kỷ quyển I, “con rùa vàng” gắn với câu chuyện về “dựng thành” thời đầu Thục An Dƣơng Vƣơng có thể là một trò tiền thân của nghệ thuật Múa rối nằm trong tay một nhà phƣơng thuật mà truyền tụng là “thần nhân”:
Bính Ngọ năm thứ 3 An Dƣơng Vƣơng (255 trƣớc CN), Đông Chu Quân năm thứ nhất. … Sáng hôm sau, Vua ra cửa thành thấy có con Rùa vàng từ phía Đông bơi trên sông mà đến, xƣng là Giang Sứ, nói đƣợc tiếng ngƣời, bàn đƣợc việc tƣơng lai. Vua mừng lắm, để vào mâm vàng, đặt lên trên điện. Vua hỏi về duyên do thành sụp, Rùa vàng trả lời rằng: “Con vua trƣớc phụ vào tinh khí núi sông của đất này để báo thù nƣớc, nấp ở núi Thất - Diệu. Trong núi ấy có ma là ngƣời con hát đời trƣớc đến chôn ở đây” [46, tr.65]. Qua đó, tác giả cho rằng “Múa rối Việt Nam có thể manh nha từ thế kỷ III trƣớc Công nguyên [48, tr.47].
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thành Nhân trong cuốn “Nghệ thuật rối và một số đặc trưng của sân khấu Rối Việt Nam” cho rằng “tính rối” đã hình thành và tồn tại trong suốt quá trình hình thành và phát triển cộng đồng ngƣời Việt Nam. Những hình nộm đuổi chim bảo vệ thành quả lao động, những hình nhân, hình thú hàng mã cúng lễ thần linh, những mặt nạ cải trang, các trò chơi dân gian... cho đến những bóng hình in trên vách núi, hang động của con ngƣời thời Việt cổ, những con rối làm tiền đề cho những tiết mục sân khấu Rối truyền thống đã xuất hiện từ rất lâu và cùng tồn tại trong thực tiễn lao động và sinh hoạt của ngƣời Việt [71, tr.63]. Dẫn chứng hình tƣợng Rùa vàng trong sử sách chép với nội dung ngắn gọn, tình tiết đơn giản, tác giả cho rằng tình tiết và nhân vật Rùa vàng nói đƣợc tiếng ngƣời rất gần gũi với đặc trƣng của sân khấu rối, liên tƣởng đến tiết mục múa Tứ Linh của các phƣờng rối nƣớc sau này. Từ đó, suy luận rằng, cùng với “tính rối”, tiền thân của nghệ thuật Rối nƣớc có thể manh nha ra đời từ thế kỷ III trƣớc Công nguyên.
Có thể nói, những suy luận trên của các tác giả Nguyễn Huy Hồng, Nguyễn Thành Nhân với căn cứ đƣa ra chƣa đủ thuyết phục về việc xác định thời điểm ra đời của Múa rối nƣớc Việt Nam. Mặt khác, hình tƣợng Rùa vàng theo truyền thuyết gắn với câu chuyện “dựng thành” thời đầu Thục An Dƣơng Vƣơng thể hiện tín ngƣỡng tâm linh trong tâm thức của ngƣời Việt, không phải tiền thân của trò rối nƣớc bị kìm hãm trong tay nhà phƣơng thuật nhƣ luận điểm đƣa ra. Vì vậy, nghiên cứu sinh đồng tình với luận điểm của nhà nghiên cứu Tô Sanh với tài liệu công bố năm 1976 về bia
Sùng Thiện Diên Linh, nghĩa là: Múa rối nƣớc Việt Nam đã ra đời từ lâu và đến thời Lý (thế kỷ XI) đƣợc phát triển mạnh.
Tìm hiểu về nguồn gốc của Múa rối nƣớc, theo nhà nghiên cứu Hoàng Chƣơng: “Nếu Múa rối nƣớc từ Trung Quốc sang Việt Nam thì nhất thiết phải thông qua triều đình, rồi mới đƣa xuống dân gian, nhƣng ở đây ngƣợc lại, từ trong dân gian dâng lên cho nhà vua, tức là gốc từ trong dân gian, mà trong dân gian thì không thể nhập cảng từ Trung Quốc sang đƣợc, chỉ có thể do ngƣời nông dân Việt Nam sáng tạo ra rồi mới cúng tiến dâng lên nhà vua”[15, tr.14], để khẳng định không phải ngƣời Trung Quốc làm ra Múa rối nƣớc rồi truyền sang ta. Nhƣng, suy luận của nhà nghiên cứu này vẫn chƣa đủ căn cứ để khẳng định nguồn gốc Rối nƣớc do Trung Quốc truyền sang.
Căn cứ vào các di tích khảo cổ đã phát hiện đƣợc, kết quả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã đƣợc công bố từ trƣớc đến nay đều khẳng định: Việt Nam là một trong những chiếc nôi của loài ngƣời, và là một trong số ít những nƣớc có nền văn minh nông nghiệp từ rất sớm. Việc thống nhất, hình thành nhà nƣớc hơn hai nghìn năm là những điều kiện hình thành và phát triển cho những giá trị văn hoá truyền thống nói chung, cho Múa rối nƣớc nói riêng, lƣu truyền và phát triển. Trong quá trình nghiên cứu, nghiên cứu sinh đồng tình với luận điểm về nguồn gốc của Múa rối nƣớc là sáng tạo của ngƣời Việt Nam, bắt đầu nhƣ một hình thức trò chơi của nhân dân lao động, thợ thủ công, nông dân vùng châu thổ sông Hồng, không phổ biến rộng, chỉ trong phạm vi một vài gia đình, dòng tộc, địa phƣơng, phản ánh chân thực về cuộc sống, đời sống của ngƣời dân chốn làng quê nhằm thỏa mãn nhu cầu của đời sống tinh thần. (Còn nếu từ Trung Quốc truyền sang thì sao nhân dân Trung Quốc không lƣu giữ cho đến ngày nay và lịch sử Trung Quốc sao không ghi chép về Múa rối nƣớc của mình?).
Từ đây, luận án khái quát về Múa rối nƣớc trong tiến trình lịch sử văn hóa Việt Nam.
Trong thời gian nội thuộc Trung Hoa, do điều kiện của bối cảnh lịch sử, tất cả sử sách, cổ văn, tƣ liệu của dân tộc đều đƣợc ghi chép bằng sự vay mƣợn chữ Hán. Mặt khác, dƣới ảnh hƣởng của một nền văn hóa thống trị Trung Hoa, vừa trực tiếp,
liên tục, hữu thức, văn hóa Việt là quá trình diễn tiến để chống lại chính sách đồng hóa, quá trình đan xen văn hóa. Vì vậy, tƣ liệu về văn hoá nghệ thuật của dân tộc ta trong thời kỳ này không đƣợc khuyến khích và lƣu truyền phổ biến. Cùng với tính chất “bí truyền”, cho đến nay, chúng ta không có một tƣ liệu cụ thể nào nói về Múa rối nƣớc trong giai đoạn này.
Đến thế kỷ X (sau Công nguyên), khi thoát khỏi nghìn năm Bắc thuộc, dân tộc ta đã đạt đƣợc thành tựu văn hóa lớn nhất của loài ngƣời là độc lập cho dân tộc và tự do cho mỗi cá nhân. Đó là sự mở đầu của kỷ nguyên Đại Việt, phục hƣng dân tộc, phục hƣng văn hóa dân tộc, dân gian mới. Trong bối cảnh văn minh thế giới đƣợc định tính là văn minh nông nghiệp, đó là một mạng lƣới của những cộng đồng làng xã đƣợc bao quanh bởi những quyền lực thống trị và với sự thâm nhập mạnh mẽ của tôn giáo. Ở phƣơng Đông là chế độ phong kiến, văn minh Ấn Độ giáo với Phật giáo phát triển mạnh mẽ ở khu vực Đông Nam Á. Có thể nói, thế kỷ X với Việt Nam là thế kỷ làm nhiệm vụ trọng đại kết thúc một ngàn năm Bắc thuộc về chính trị - quân sự, tái cấu trúc nền văn hóa Việt Nam với những mảnh vỡ của nền văn minh Việt cổ và những nhân tố ngoại sinh, ảnh hƣởng của Trung Hoa, Ấn Độ, xây dựng nền văn hóa độc lập.
Chế độ phong kiến Việt Nam thực sự lớn mạnh đánh dấu bởi các sự kiện nhà Lý dời đô về Thăng Long (thế kỷ XI), với những chiến công hiển hách chống âm mƣu xâm lƣợc của các nƣớc láng giềng Chiêm Thành, Trung Hoa để củng cố nền độc lập của mình bằng công cuộc phục hƣng văn hóa dân tộc vốn có tính chất toàn dân thời kỳ Văn Lang, Âu Lạc đã chuyển thành văn hóa dân gian của dân tộc Việt nhằm đối lập với văn hóa chính thống của giai cấp thống trị phong kiến ngoại xâm.
Phật giáo từ Ấn Độ đƣợc truyền vào Việt Nam từ trƣớc thời kỳ Bắc thuộc, đến giai đoạn này, đã phát triển mạnh mẽ, gần nhƣ trở thành quốc giáo. Ngƣời Việt tiếp nhận Phật giáo nhƣ một hiện tƣợng văn hoá, tôn giáo tự giác, một tất yếu của quá trình giao lƣu, tiếp biến, chọn lọc để xây dựng nền văn hóa thời đại mới, mở ra một tầm nhìn và trí tuệ mới chống lại sự đan xen, hỗn dung văn hóa, chống lại tƣ tƣởng Nho giáo, Lão giáo của ngƣời Trung Hoa áp đặt kéo dài đã nghìn năm. Việc xây dựng cung điện cho kinh đô mới của triều đình phong kiến nhà Lý, với hệ thống chùa chiền ở các
địa phƣơng, các thuyền chiến ở thời kỳ này đã thúc đẩy mạnh mẽ các ngành kiến trúc, hội họa, các nghề thủ công, điêu khắc, đúc tƣợng... phát triển theo. Cùng với số lƣợng các công trình đƣợc xây dựng là những sự kiện ngày hội mừng khánh thành, hội chùa, hội đền, mừng sinh nhật vua... đƣợc tổ chức linh đình để mừng công, đề cao “công đức” của giai cấp vua quan phong kiến đƣơng thời. Những tinh hoa của nghề điêu khắc gỗ truyền thống, cùng với ý thức hệ chính thống và những thành tựu cùng tính ổn định của triều đại phong kiến Đại Việt, là nền tảng vững chắc cho sự phát triển rực rỡ của sân khấu Rối truyền thống, đặc biệt là Rối nƣớc.
Căn cứ từ nguồn sử liệu, một hình thức rối đƣợc làm dƣới dạng núi giả, bày trò vui nhân dịp ngày sinh của vua đã có từ thời Tiền Lê “Mùa thu, tháng 7(năm Ất Dậu, hiệu Thiên Phúc năm thứ 5), ngày Đinh Tỵ là ngày sinh của vua. Vua sai ngƣời đóng thuyền, giữa sông dùng tre làm núi giả ở trên thuyền gọi là Nam Sơn. Rồi vua bày lễ đua thuyền” [32, tr.57]. Tục làm núi giả tiếp tục đƣợc sử sách ghi lại rõ nét hơn ở thời Lý “Tháng 6 (năm 1028-TG) lấy ngày sinh vua làm tiết Thiên Thánh. Xây Vạn Tuế sơn ở Long Trì... Trên núi làm những hình tiên bay, chim, thú; lƣng chừng núi lại có thần long vây quấn, cắm cờ, treo vàng ngọc. Sai bọn phƣờng trò (linh nhi) ở trên núi thổi sáo, ca múa, làm vui” [33, tr.78]. Theo các nhà nghiên cứu Tô Sanh, Nguyễn Huy Hồng, hình thức núi giả làm sân khấu diễn trò có nhiều liên quan đến sân khấu Múa rối nƣớc hình trạng chim bay, muông chạy, rồng cuốn, muôn vẻ kỳ lạ, có con hát thổi sáo, thổi kèn, hát múa trong hang núi, có ngƣời bắt chƣớc tiếng các loài cầm thú.
Trong thời Lý, nhiều tƣ liệu, di tích, văn bia ghi lại những hoạt động của sân khấu Rối truyền thống cho thấy Múa rối nƣớc Việt Nam đã rất phát triển và đạt đến trình độ nghệ thuật cao, từ trƣớc thế kỷ XII.
Trên bia Sùng Thiện Diên Linh nay vẫn còn đặt ở chùa Long Đọi Sơn (tỉnh Hà Nam), bia dựng năm 1121 (Thiên Phù Duệ Vũ thứ 2) đời Lý Nhân Tông, hình bộ thƣợng thƣ Nguyễn Công Bật có ghi trò rối do Trần Quang Chân dịch:
Đƣợc cảnh mùa thu trong trẻo, lúc muôn việc nghỉ ngơi, mở lòng hiếu thành mà sửa lễ tinh khiết, bầy dâng đến Vua cha; lại vào sáng mồng ba mở lớn đạo ngự, lên xe ngọc ra ngoài chín lần cửa, ngồi kiệu vàng ruổi trên đƣờng; quạt
lông trĩ che hai bên, võng bạc quây bốn phía, tàn vàng nổi trên không, cờ rực rỡ sáng nhƣ mặt trời; sao tinh ruổi trên đƣờng liễu, sao đẩu chuyển trên đƣờng hoa, hƣớng về dải sông Trƣờng Lô biếc, ngự ở điện báu Linh Quang, hàng nghìn con thuyền bơi nhanh nhƣ chớp ở giữa dòng, muôn tiếng trống ầm ầm nhƣ nƣớc tràn sấm động; thiết tiệc họp ở hành lang họp các vị bá ở địa phƣơng, trên bệ ngọc nghe các quan tâu biểu. Giữa dòng sóng lung linh con Rùa vàng lớn nổi lên đội ba ngọn núi, trên mặt nƣớc lừ đừ, lộ mai, giơ bốn chân, chuyển con ngƣơi nhìn vào bờ, há miệng phun nƣớc, ngẩng xem bộ tua mũ miện, lại nhìn ra chỗ không, nhìn tƣờng vách cao vót, tấu điệu nhạc Vân Thiều, các cửa động cùng mở, các vị thần tiên lần lƣợt ra; ý hẳn đó là văn vẻ cầu vồng trên trời há phải sắc đẹp của trần gian, hoa tay mềm mại múa bài “Gió về”, nhìn lông mày biếc hát khúc “Vận tốt”. Chim quý dàn đội, ra múa nhịp nhàng, hƣơu lãnh sóng đàn, đi diễu và nhảy nhót [91, tr.53].
Qua sự miêu tả, trò rối nƣớc có rùa vàng phun nƣớc, há miệng, liếc mắt nhìn bờ, ngẩng đầu ngắm nhà vua... những động tác biểu cảm, kỹ thuật rất tinh vi, phức tạp. Rùa vàng - Rối nƣớc còn xem Rối cạn biểu diễn: Cửa động mở ra, thần tiên xuất hiện, giơ tay, nhăn mày lần lƣợt múa hát, chim quý hƣơu lành họp nhau dàn đội, sóng đàn… Có thể nói đây là một trò kết hợp giữa Rối nƣớc và Rối cạn biểu diễn tuyệt đẹp, tài nghệ và hết sức sinh động. Trò rối này đƣợc xem là linh hồn của những lễ hội lớn, biểu diễn trƣớc vua quan và dân chúng kinh thành. Nó làm cho chúng ta hình dung về màn biểu diễn rối hoành tráng, sự phối hợp của những kỹ thuật điêu luyện, hoàn hảo.
Nghệ thuật Múa rối thời Lý còn thể hiện rõ trong bài thơ của nhà sƣ Phan Tƣờng Nguyên (1110 - 1165) ghi trong “Thiền uyển tập anh” diễn tả đặc tính của bản thể vũ trị trƣờng tồn bất biến, vận động theo quy luật, nhƣ con rối, không có tình cảm ý chí gì, nên có hai câu cuối: “(Nhƣ) cô vũ nữ bằng sắt múa may (và nhƣ)
Thằng ngƣời bằng gỗ đánh trống” [131, tr.431].
Nhƣ vậy, ta biết đƣợc thời kỳ này, kỹ thuật làm con rối rất đa dạng, bằng gỗ và cả bằng sắt. Con rối có cả rối nam và nữ, có thể múa may, đánh trống.
tại kinh thành - Điện Linh Quang ở bên bờ sông Hồng (thời đó gọi là sông Lô, dành riêng để vua xem đua thuyền và rối nƣớc). Vào những ngày lễ hội lớn của kinh thành, những phƣờng rối nằm rải rác quanh thành sẽ tụ hội về điện Linh Quang để thi tài trƣớc vua và dân chúng trong thành.
Rối nƣớc là sáng tạo của tập thể nhân dân, đƣợc nhân dân lƣu truyền qua nhiều đời. Vì sử sách chủ yếu dành ghi chép việc triều đình, vì vậy, bên cạnh các trò rối đƣợc sử sách lƣu truyền chốn cung đình, có lẽ, thời kỳ ấy, ngoài dân gian còn rất nhiều trò rối khác cùng với kỹ thuật tinh tế, tài nghệ... Và Múa rối nƣớc phát triển đến thế nào, ở các phƣờng dân gian, phƣờng nào hay đƣợc vào thi tài ở kinh đô, ngƣời biểu diễn từ đâu đến, sân khấu nhƣ thế nào...? Chắc hẳn, cho đến nay cũng chƣa thể biết đƣợc. Tuy nhiên, một điều chắc chắn, ở thời kỳ này, Rối nƣớc đã phát triển lan rộng, thành các phƣờng hội, gặp gỡ, thi tài, ảnh hƣởng lẫn nhau. Yếu tố này tạo nên phong trào thi đua, ganh đua trong các phƣờng, hội, nỗ lực tìm kiếm trò hay, trò lạ để thể hiện mình, tạo điều kiện thuận lợi cho kỹ thuật Múa rối nƣớc dân gian càng thêm hoàn thiện, phát triển rực rỡ.
Từ hình thức trò chơi của nhân dân lao động, trong phạm vi nhỏ, gia đình, Múa rối nƣớc đã tiến lên một bƣớc, phát triển sâu rộng, vƣợt xa phạm vi xóm làng, ra các vùng lân cận, biểu diễn cho đông ngƣời xem, để chốn đình chùa, cung đình biết đến. Nghệ thuật Múa rối nƣớc phát triển rực rỡ thành hình thức sân khấu, thể hiện trình độ kỹ thuật làm rối đạt ở mức tinh vi, phức tạp mà chúng ta vẫn tiếp tục kế thừa cho đến ngày nay. Ảnh hƣởng sâu sắc của tƣ tƣởng văn hóa Phật giáo thông qua ý thức hệ của giai cấp phong kiến thống trị, với những trò diễn về tích Phật, vai trò của đạo Phật trong đời sống xã hội và “tính thiêng” trong thế giới tâm linh của ngƣời Việt, ca ngợi vua quan, cung đình... Múa rối nƣớc thời kỳ này cùng với một số thể loại nghệ thuật sân khấu truyền thống khác phản ánh sâu sắc ý thức phong kiến với thế giới quan tôn giáo, chủ đạo chi phối các hoạt động văn hóa xã hội Việt Nam, trong thời kỳ độc lập.
Sang đầu thế kỷ XIII, dù triều đình vẫn tiếp tục hấp thụ hai luồng văn hóa là văn hóa dân gian Đại Việt và văn hóa nƣớc ngoài (Chiêm Thành, Trung Hoa), tuy