Quan điểm, định hƣớng bảo tồn và phát huy

Một phần của tài liệu Cơ sở hình thành và giá trị văn hóa của múa rối nước Việt Nam ( toàn văn) (Trang 122 - 124)

4.2.1. Lựa chọn quan điểm

Muốn giải quyết đƣợc những vấn đề đang đặt ra trƣớc thực trạng Múa rối nƣớc hiện nay (một di sản văn hóa phi vật thể) nhằm bảo tồn và phát triển nghệ thuật này, nhƣ đã trình bày ở trên, rất cần xác lập những quan điểm lý thuyết mang tính khoa học, phù hợp với thực tế đời sống văn hóa đất nƣớc nói chung, của khu vực châu thổ sông Hồng nói riêng.

Hiện nay, trên thế giới, khi nói đến bảo tồn và phát huy di sản, ba quan điểm khác nhau thƣờng đƣợc đề cập đến.

Trƣớc hết, là quan điểm bảo tồn nguyên trạng. Có nghĩa là, những hiện tƣợng, sản phẩm văn hóa của quá khứ nên đƣợc bảo tồn nguyên vẹn nhƣ nó vốn có để tránh tình trạng thế hệ hiện tại làm méo mó, biến dạng di sản. Trên thực tế, quan điểm này đƣợc nhiều học giả ủng hộ, đặc biệt là các nhà bảo tàng học. Và vấn đề bảo tồn nguyên trạng đƣợc áp dụng khá phổ biến trong lĩnh vực di sản văn hóa vật thể.

Thứ hai là quan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa. Quan điểm này dựa trên cơ sở mỗi di sản đều có những nhiệm vụ lịch sử của nó ở một thời gian và không gian cụ thể. Di sản ấy tồn tại ở không gian và thời gian hiện tại thì cần phải phát huy các giá trị văn hóa - xã hội của nó phù hợp với xã hội hiện tại. Tóm lại, mục đích là bảo tồn toàn bộ những gì có lợi, phù hợp với chuẩn mực chính trị, đạo đức của thời đại.

Thứ ba là quan điểm bảo tồn - phát triển, có nghĩa là, làm thế nào để di sản tồn tại song hành với xã hội đƣơng đại của chúng ta. Những yêu cầu của thời đại luôn đƣợc đặt trong một bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội và văn hóa nhất định. Mối quan hệ giữa di sản và bối cảnh trên là mối quan hệ hai chiều, tƣơng hỗ lẫn nhau.

Thực tế cho thấy, quan điểm bảo tồn nguyên trạng và bảo tồn trên cơ sở kế thừa đều bộc lộ những ƣu điểm và hạn chế riêng. Nếu quan điểm bảo tồn nguyên trạng gặp khó khăn trong việc xác định đâu là yếu tố nguyên gốc, đâu là yếu tố phát sinh, và giữ gìn nguyên gốc là giữ gìn những yếu tố nào? Quan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa gặp khó khăn trong việc xác định yếu tố nào thực sự là giá trị cần phải kế thừa và phát huy, yếu tố nào không phù hợp, cần loại bỏ. Chƣa kể đến sự loại bỏ ấy có thể sẽ đánh mất giá

trị văn hóa chƣa đƣợc hiểu biết một cách sâu sắc và thấu đáo. Quan điểm bảo tồn - phát triển là quan điểm có tính vận động dựa trên cơ sở nhu cầu của xã hội là chính.

Tiếp thu quan điểm của các nhà nghiên cứu đi trƣớc cùng với quá trình nghiên cứu thực tiễn Múa rối nƣớc, nghiên cứu sinh lựa chọn quan điểm bảo tồn - phát triển đối với loại hình nghệ thuật này. Quan điểm bảo tồn - phát triển phù hợp với điều kiện thực tế của khu vực châu thổ sông Hồng nói riêng và đất nƣớc ta nói chung trong giai đoạn hiện nay, tạo khả năng cho Múa rối nƣớc hòa cùng nhịp sống dân tộc và thời đại vì quan điểm này xuất phát từ cơ sở và nhu cầu xã hội hiện tại, đáp ứng nhu cầu thực tiễn cuộc sống.

4.2.2. Định hướng

Thực tế, trƣớc khi đi vào việc đề xuất các giải pháp để thúc đẩy sự phát triển của Múa rối nƣớc hiện nay, dƣới góc nhìn văn hóa học, cần nhận thức rõ một số vấn đề mang tính định hƣớng nhƣ sau:

Múa rối nƣớc Việt Nam với những giá trị văn hóa đã đƣợc khẳng định qua thời gian, là một di sản văn hóa đặc sắc của ngƣời nông dân trồng lúa nƣớc ở châu thổ sông Hồng. Trải qua thời gian, Múa rối nƣớc không đơn thuần chỉ là trò vui cộng đồng, nghệ thuật dân gian của ngƣời nông dân trong lúc nông nhàn, trở thành sinh hoạt văn hóa cộng đồng trong các lễ hội làng và thành một loại hình nghệ thuật biểu diễn. Nhƣng đặc trƣng truyền thống của Rối nƣớc ở tính không chuyên, ngẫu hứng với chủ thể sáng tạo là ngƣời nông dân- nghệ sĩ. Vì vậy, bảo tồn và phát triển Rối nƣớc thích hợp nhất là tồn tại trong cộng đồng, tại các làng quê, với ngƣời nông dân. Giá trị văn hóa truyền thống chỉ có thể đƣợc bảo tồn và phát huy tốt nhất trong chính môi trƣờng, cơ sở văn hóa đã sản sinh và nuôi dƣỡng nó phát triển. Trong bối cảnh đất nƣớc hiện nay, nhƣ đã phân tích, khi cấu trúc văn hóa làng truyền thống châu thổ sông Hồng - Bắc bộ Việt Nam đã có những chuyển đổi, xáo trộn, vì vậy, vấn đề bảo tồn, phát triển Múa rối nƣớc cũng cần đặt trong bối cảnh, môi trƣờng văn hóa đang “chuyển đổi” ấy.

Là sản phẩm của văn hóa Bắc Bộ, do ảnh hƣởng của truyền thống vốn là nền văn hóa trọng tĩnh (nhƣ đã phân tích trong Chƣơng 2 và 3 của luận án), đi kèm với tƣ duy nông nghiệp, manh mún, chậm chạp, bảo thủ truyền thống đã tạo cho Múa rối

nƣớc mang tính trì trệ, thiếu năng động, chậm đổi mới. Nếu không khắc phục nhƣợc điểm này, không chú ý đến đặc trƣng nghệ thuật, và không đổi mới, thì nghệ thuật sẽ khó phát triển, khán giả trong nƣớc ngày càng không mặn mà với Múa rối nƣớc. Nhƣ thực tế trong thời gian qua, việc đổi mới nghệ thuật cả về hình thức và nội dung trong việc kết hợp với các nghệ thuật hiện đại khác, đầu tƣ dàn dựng công phu thành vở diễn trong khi đặc trƣng rối nƣớc là diễn tích, diễn trò... làm cho Rối nƣớc, theo quan điểm của một số nghệ nhân phƣờng rối dân gian khi chúng tôi tìm hiểu, gọi là “dão trò”. Xét cho cùng, sự làm mới chỉ là những cách thức sáng tạo của nghệ sĩ mang tính thích ứng với yêu cầu chính trị - xã hội và yêu cầu thẩm mỹ của khán giả.

Chú ý đến quy luật của quá trình giao lƣu, tiếp biến văn hóa, mối quan hệ giữa các yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Việt Nam trong lịch sử đã chứng tỏ quá trình tiếp xúc, đan xen, biến đổi, có tính linh hoạt, cởi mở, chọn lọc, hòa hợp với nhiều nền văn hóa: Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp, Nga và thế giới... mà vẫn giữ đƣợc đậm đà bản sắc của mình. Xuất phát từ văn hóa, văn minh của một quốc gia nông nghiệp lúa nƣớc, khác với Phƣơng Tây và văn hóa khu vực Nam bộ, văn hóa vùng châu thổ sông Hồng - Bắc bộ, từ thực tế lịch sử cha ông ta cho thấy, ý thức coi trọng đạo đức, văn chƣơng nghệ thuật hơn khoa học tự nhiên và kỹ thuật (các thể loại nghệ thuật sân khấu truyền thống Chèo, Tuồng, Múa rối nƣớc đều thể hiện đậm nét giá trị đạo đức). Khoa học kỹ thuật của Việt Nam còn chƣa phát triển và nghệ thuật trong quá trình giao lƣu, tiếp biến văn hóa với thế giới, chƣa tiếp thu yếu tố ngoại sinh, đó là việc áp dụng các công nghệ tiên tiến, thành tựu khoa học kỹ thuật vào việc sáng tạo, phát triển nghệ thuật. Vì vậy, cần chú ý tiếp nhận yếu tố ngoại sinh để sáng tạo những giá trị mới trong sự phát triển của mình. Mặt khác, phải hiểu biết, nhận thức đầy đủ những giá trị văn hóa của Múa rối nƣớc Việt Nam trong quá trình tiếp nhận, chọn lọc, để tránh đƣợc nguy cơ lai căng, đánh mất bản sắc vốn có của nghệ thuật.

Một phần của tài liệu Cơ sở hình thành và giá trị văn hóa của múa rối nước Việt Nam ( toàn văn) (Trang 122 - 124)