Tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam - chi nhánh quang trung - pgd cát linh (Trang 52 - 57)

Nói đến hoạt động tín dụng bao giờ người ta cũng đề cập đến tình hình nợ quá hạn. Đây là dạng nợ cần phải hạn chế đến mức thấp nhất. Khoản nợ này phát sinh cao hay thấp là phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của Ngân hàng từ lúc khách hàng xin vay đến khi thu hồi nợ. Phân tích tình hình nợ quá hạn sẽ cho thấy thực tế về số tiền mà Ngân hàng cho vay nhưng không thể thu hồi được khi đến hạn. Trên nguyên tắc nợ quá hạn chứa đựng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Nợ quá hạn càng cao thì rủi ro tín dụng càng cao. Mặc khác nợ quá hạn còn ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng vì khả năng thu hồi nợ gốc đã khó, khả năng thu lãi còn khó hơn. Trong đầu tư tín dụng, chất lượng tín dụng luôn được quan tâm hàng đầu, mục tiêu đặt ra của Chi nhánh đã được xác định là trong quá trình mở rộng đầu tư trước tiên phải giải quyết nợ quá hạn tồn đọng, hạn chế tối đa nợ quá hạn mới phát sinh.

Bảng 12: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng tại BIDV chi nhánh Quang Trung - PGD Cát Linh qua 3 năm

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1. Doanh số cho vay triệu đồng 343.300 353.461 434.145

2. Doanh số thu nợ triệu đồng 383.822 344.446 407.131

3. Dư nợ (DN) triệu đồng 234.700 243.715 270.729

4. Dư nợ ngắn hạn (DN_NH) triệu đồng 150.417 171.281 220.331

5. Dư nợ trung-dài hạn (DN_DH) triệu đồng 84.283 72.434 50.398

6. Dư nợ bình quân triệu đồng 235.943 244.358 268.232

7. Nợ quá hạn triệu đồng 19.472 14.768 10.179 8. Vốn huy động triệu đồng 136.860 150.780 169.130 9. Tổng nguồn vốn triệu đồng 259.000 268.755 297.700 10.Hệ số thu nợ = (2)/(1) % 111,80 97,45 93,78 11. Vòng quay tín dụng = (2)/(6) Vòng 1,6 1,4 1,5 12. DN/Tổng nguồn vốn % 90,62 90,68 90,90 13. DN/Vốn huy động % 171,50 161,64 160,07 14. DN_NH/Tổng nguồn vốn % 58,07 63,73 74,01 15. DN_DH/Tổng nguồn vốn % 32,54 26,95 16,93 16. Nợ quá hạn/Dư nợ % 8,3 6,06 3,76

* Hệ số thu nợ

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu hồi nợ của Ngân hàng cũng như khả năng trả nợ vay của khách hàng, nó cho biết số tiền Ngân hàng sẽ thu hồi được trong một thời gian nhất định từ một đồng doanh số cho vay.

Qua bảng chỉ tiêu cho thấy hệ số thu nợ giảm qua các năm. Năm 2010, hệ số thu nơ đạt 111,8%. Điều này cho thấy hoạt động của Ngân hàng đạt hiệu quả cao trong năm 2010, cứ 100 đồng doanh số cho vay thì Ngân hàng thu được 111,8 đồng. Đây thực sự là một kết quả khả quan cần tiếp tục phát huy hơn nữa trong công tác thu nợ của Chi nhánh. Nhưng hệ số này lại giảm vào năm 2011 và 2012: năm 2011 giảm xuống 97,45% và năm 2012 là 93,78%. Để duy trì và phát triển hơn nữa hoạt động tín dụng đòi hỏi bản thân Ngân hàng cần có sự nỗ lực, cần kết hợp chặt chẽ giữa gia tăng doanh số cho vay với tăng cường việc thu nợ nhằm giúp cho đồng vốn của Ngân hàng được luân chuyển liên tục và đảm bảo an toàn.

* Vòng quay tín dụng

Đây là yếu tố thể hiện số vốn đầu tư được quay nhanh hay chậm trong năm. Phân tích yếu tố này nhằm đánh giá được phần nào tình hình thu nợ so với dư nợ mà Chi nhánh đã phát vay để hiểu rõ hơn về tình hình luân chuyển vốn.

Vòng quay tín dụng có sự biến động nhẹ qua các năm. Năm 2010 là 1,6 vòng, năm 2011 giảm xuống còn 1,4 vòng. Ta thấy yếu tố này giảm xuống chỉ còn 1,4 vòng là do năm 2011 tình hình thu nợ bị giảm vì có nhiều khách hàng đến xin gia hạn nợ với nhiều lý do khách quan như thiên tai gây mất mùa, buôn bán chậm, chưa thu được những khoản nợ mà người mua còn thiếu… nên chưa có khả năng hoàn nợ đúng hạn. Đến năm 2012 do đẩy mạnh công tác thu nợ nên Chi nhánh rút ngắn được thời gian của 1 vòng quay tín dụng làm cho nó tăng lên 1,5 vòng. Sở dĩ có sự biến động như thế là do doanh số thu nợ tăng giảm không đều qua các năm. Kết quả năm 2012 cho thấy Chi nhánh đã có những chính sách cho vay phù hợp nên số vòng quay được cải thiện.

* Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình tập trung vốn cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng là rất lớn. Thông thường tỷ lệ này chỉ cần đạt được 50% là tốt nhưng trong 3 năm qua, Chi nhánh có tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn lớn hơn 90%, cụ thể: năm 2010, tỷ lệ này đạt 90,62%, năm 2011 tăng lên 90,68%, sang năm 2012 tiếp tục tăng lên 90,9%. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã khai thác tối đa nguồn vốn để cho vay đồng thời Ngân hàng cũng phải gánh chịu một mức rủi ro rất lớn. Tuy nhiên Chi nhánh sử dụng phần lớn nguồn vốn để cho vay ngắn hạn – đây là loại hình kinh doanh có khả năng thu hồi vốn nhanh và ít rủi ro hơn loại hình cho vay trung – dài hạn nên đảm bảo hơn mục tiêu kinh doanh an toàn và hiệu quả.

* Tỷ lê dư nợ trên vốn tự huy động

Năm 2010 tỷ lệ này là 171,50%, năm 2011 là 161,64% và năm 2012 là 160,07%. Nhìn chung qua 3 năm tỷ lệ này luôn rất lớn nên vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay và Ngân hàng đã giải quyết bằng vốn điều chuyển từ Trung ương. Đối với bất kỳ nguồn vốn nào, dù là vốn tự huy động hay vốn điều chuyển từ Trung ương, Ngân hàng đều phải chịu một khoản chi phí. Vì thế Ngân hàng phải điều hành giữa vốn tự huy động và vốn vay sao cho đảm bảo nhu cầu vay vốn của khách hàng và tốn chi phí là ít nhất thì hiệu quả sử dụng vốn sẽ tăng.

* Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn

Nhìn chung tỷ lệ này tăng qua 3 năm cho thấy Ngân hàng tập trung phần lớn vốn cho tín dụng ngắn hạn với mục đích thu hồi vốn nhanh. Tỷ lệ này năm 2010 là 58,07%, năm 2011 tăng lên 63,73% và đến năm 2012 là 74,01%. Điều đó cho thấy hoạt động tín dụng ngắn hạn của đơn vị đạt kết quả tốt vì loại hình này ít rủi ro hơn đầu tư trung – dài hạn.

Tỷ lệ này giảm dần qua 3 năm. Năm 2010 là 32,54%, năm 2011 là 26,95% và đến năm 2012 còn 16,93%. Sự sụt giảm này là do Ngân hàng giảm cho vay trung và dài hạn, Ngân hàng phải cho vay không vượt quá cơ cấu tín dụng mà Ngân hàng Trung ương giao cho. Ngoài ra do quy định khắt khe của hoạt động cho vay nên Ngân hàng khó tìm được khách hàng tin tưởng để cho vay.

* Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng của một Ngân hàng, hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng. Qua bảng chỉ tiêu trên ta thấy tỷ lệ này giảm mạnh qua các năm. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ quá hạn được phép nhỏ hơn hoặc bằng 5% và ở mức 2% thì hoạt động của Ngân hàng được coi là bình thường. Nợ quá hạn của Chi nhánh trong năm 2010 rất cao, vượt xa mức trung bình của ngành Ngân hàng, với tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 8,3%. Năm 2010 nợ quá hạn cao là do từ phía khách hàng vay vốn, do nguyên nhân khách quan mà khách hàng làm ăn thua lỗ không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Tuy Ngân hàng có thể thu hồi nợ qua việc phát mãi tài sản thế chấp nhưng không đủ bù đắp. Trước tình hình kinh tế phức tạp, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh không thuận lợi, sức mua giảm… nói chung hoạt động tín dụng có nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Năm 2011 giảm xuống 6,06% và năm 2012 còn 3,76%, nhưng không phải do Ngân hàng thu hết các khoản nợ mà giảm là do chuyển nợ ngoại bảng để xử lý nên thật ra trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng chưa hiệu quả, chưa phát huy hết tính năng của đồng vốn cho vay. Chính vì vậy Ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn nữa chất lượng tín dụng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại đơn vị.

Bảng 2.13: Kết quả hoạt động tín dụng và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1. Doanh thu 20.900 31.200 47.700

2. Chi phí 19.500 40.400 35.400

3. Lợi nhuận +1.400 -9.200 +12.300 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ suất lợi nhuận = (3)/(1) 6,7% -29,49% 25,78%

Tỷ suất chi phí = (3)/(2) 7,18% -22,77% 34,74%

( Nguồn: Phòng Khách hàng cá nhân và Phòng Khách hàng doanh nghiệp) * Tỷ suất lợi nhuận

Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy năm 2010, lợi nhuận đạt được từ hoạt động tín dụng của Ngân hàng là 1.400 triệu đồng với tỷ suất lợi nhuận là 6,7%. Sang năm 2011, do tình hình kinh tế - xã hội có nhiều biến động bất thường làm cho kết quả hoạt động tín dụng bị lỗ 9.200 triệu đồng, do đó tỷ suất lợi nhuận bị âm 29,49%. Vượt lên sự sụt giảm năm 2011, tỷ suất lợi nhuận của hoạt động tín dụng năm 2012 tăng lên 25,78% với số lợi nhuận đạt được là 12.300 triệu đồng. Tỷ suất lợi nhuận năm 2012 đã cho thấy tính hiệu quả trong việc mở rộng hoạt động tín dụng của Ngân hàng mặc dù kết quả chưa cao và không ổn định.

* Tỷ suất chi phí

Qua bảng số liệu trên cho thấy tỷ suất chi phí của hoạt động tín dụng trong 3 năm có sự biến động mạnh. Năm 2010, tỷ suất chi phí là 7,18%, sang năm 2011, do chi phí cao nên lợi nhuận bị âm và tỷ suất chi phí là -22,77%. Đến năm 2012, tỷ suất chi phí tăng lên cao 34,74%. Từ đó chứng tỏ Ngân hàng chưa chú trọng đến hiệu quả của đồng vốn bỏ ra.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam - chi nhánh quang trung - pgd cát linh (Trang 52 - 57)