Tình hình dư nợ tại BIDV chi nhánh Quang Trung PGD Cát Linh

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam - chi nhánh quang trung - pgd cát linh (Trang 46 - 52)

Trong công tác tín dụng Ngân hàng, doanh số cho vay cùng dư nợ cho vay là căn cứ cơ bản để đánh giá hiệu quả của một khoản vay và từ đó có thể đánh giá dự án triển vọng trong tương lai. Chính vì thế, việc theo dõi tình hình dư nợ cho vay là một công việc quan trọng không thể thiếu được trong công tác tín dụng Ngân hàng.

Mặc dù Chính phủ đã ban hành nhiều biện pháp tháo gỡ những khó khăn về tài chính cho các doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng Ngân hàng, nhưng kinh tế BIDV chi nhánh Quang Trung - PGD Cát Linh trong những năm qua vẫn gặp không ít khó khăn, một số doanh nghiệp sản xuất hàng hóa ra khó tiêu thụ. Với phương thức kinh doanh “Vì sự thành đạt của mọi người, mọi nhà, mọi doanh nghiệp”, BIDV chi nhánh Quang Trung - PGD Cát Linh bằng sự nỗ lực của mình đã khắc phục những khó khăn, từng bước mở rộng cơ cấu, đầu tư tín dụng, cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, nâng cao chất lượng cho vay, đảm bảo an toàn, hiệu quả tín dụng. Yếu tố này phản ánh mức đầu tư vốn, nó nói lên kết quả chính xác hơn về tốc độ tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh. Ngân hàng luôn mở rộng lĩnh vực cho vay bằng cách giữ mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng truyền thống, đồng thời luôn tìm kiếm khách hàng tiềm năng.

Mục tiêu chủ yếu của Chi nhánh là không ngừng tăng cường dư nợ tín dụng. Và thực tế đã chứng minh điều đó, cụ thể như sau:

a. Phân tích tình hình dư nợ tại Chi nhánh theo thời gian

Tình hình dư nợ tín dụng theo thời gian tại BIDV chi nhánh Quang Trung - PGD Cát Linh qua 3 năm 2010-2012 như sau:

Bảng 2.10: Tình hình dư nợ theo thời gian tại BIDV chi nhánh Quang Trung - PGD Cát Linh qua 3 năm 2010-2012.

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Phòng Khách hàng cá nhân và Phòng Khách hàng doanh nghiệp)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh

2011/2010 So sánh 2012/2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Dư nợ ngắn hạn 150.417 64,1 171.281 70,28 220.331 81,38 20.864 13,87 49.050 28,64 Dư nợ trung - dài hạn 84.283 35,9 72.434 29,72 50.398 18,62 -11.849 -14,06 -22.036 -30,42

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình dư nợ tăng lên qua các năm. Năm 2010, tổng dư nợ mà Ngân hàng chưa thu hồi là 234.700 triệu đồng. Với nhu cầu vốn tăng lên mạnh mẽ trong năm 2011 đã làm tăng dư nợ của Ngân hàng lên 243.715 triệu đồng, tăng 9.015 triệu đồng, tương đương 3,84% so với năm 2010. Sang năm 2012, tình hình dư nợ cho vay của Chi nhánh tiếp tục tăng đạt 270.729 triệu đồng, tăng 27.014 triệu đồng so với năm 2011, tương đương 11,08%. Dư nợ cho vay của Chi nhánh tăng lên là do Chi nhánh thường xuyên phân tích, thẩm định cho vay, tranh thủ kịp thời các dự án đầu tư kể cả ngắn hạn và trung – dài hạn, làm tăng doanh số cho vay không chỉ đối với các khách hàng cũ mà còn đối với các khách hàng mới, từ đó làm tăng dư nợ cho vay của Ngân hàng.

Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay cho thấy nhu cầu về vốn đối với các doanh nghiệp đang tăng nhanh đòi hỏi việc cung cấp nguồn vốn cho các thành phần kinh tế phải nhiều hơn nữa nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, thực hiện tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà.

* Đối với dư nợ cho vay ngắn hạn

Dư nợ cho vay ngắn hạn của Ngân hàng chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu dư nợ. Năm 2010, dư nợ cho vay ngắn hạn là 150.417 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 64,1% tổng dư nợ. Năm 2011 là 171.281 triệu đồng, tăng 20.864 triệu đồng, tương đương 13,87% so với năm 2010. Sang năm 2012, con số này tăng lên 220.331 triệu đồng, tăng 49.050 triệu đồng so với năm 2011, tương đương 28,64%. Nguyên nhân tăng là do Ngân hàng luôn cố gắng mở rộng địa bàn hoạt động, thẩm tra xem xét các dự án sản xuất kinh doanh để tập trung nguồn vốn cho vay, các đơn vị sản xuất có quy mô lớn và sản xuất có hiệu quả dẫn đến mức dư nợ cho vay tăng lên khá cao trong những năm qua.

Dư nợ cho vay trung và dài hạn có sự sụt giảm qua các năm, cụ thể như sau: năm 2010 là 84.283 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 35,9%. Năm 2011 là 72.434 triệu đồng, giảm 11.849 triệu đồng, tương đương giảm 14,06% so với năm 2010. Đến năm 2012, ta thấy dư nợ cho vay trung và dài hạn tại Chi nhánh giảm xuống còn 50.398 triệu đồng, giảm 22.036 triệu đồng so với năm 2011, tương đương 30,42%. Lý do dư nợ giảm: một là do doanh số cho vay trung và dài hạn giảm qua các năm nên dư nợ giảm xuống, hai là do công tác quản lý danh mục tín dụng của BIDV chi nhánh Quang Trung - PGD Cát Linh đã đạt được bước tiến quan trọng, đặc biệt là giảm tỷ lệ cho vay trung và dài hạn, đẩy mạnh cho vay ngắn hạn.

Hoạt động tín dụng trung và dài hạn luôn tiềm tàng rủi ro rất cao, thêm vào đó thời gian luân chuyển vốn chậm, vì vậy việc giảm cho vay trung – dài hạn và tăng cho vay ngắn hạn là một việc làm có hiệu quả đối với Chi nhánh. Dư nợ cho vay tác động trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của Ngân hàng, nhằm giảm thiểu rủi ro nên Chi nhánh đã gia tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn. Nhưng để tạo sự ổn định trong hoạt động của mình thì Chi nhánh cũng cần có biện pháp hợp lý để đầu tư cho vay trung – dài hạn, làm cho dư nợ cho vay trung – dài hạn tăng trưởng với cơ cấu ổn định và vẫn đảm bảo thu nợ đúng hạn.

b. Phân tích tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế tại Chi nhánh

Tình hình dư nợ đối với các thành phần kinh tế tại BIDV chi nhánh Quang Trung - PGD Cát Linh qua 3 năm 2010-2012 thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.11:Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế tại BIDV chi nhánh Quang Trung - PGD Cát Linh qua 3 năm 2010-2012.

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh

2012/2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Doanh nghiệp Nhà nước 59.955 25,54 8.413 3,45 790 0,30 -51.542 -85,97 -7.623 -90,60

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

24.559 10,46 79.249 32,52 108.492 40,07 54.690 222,70 29.243 36,90

Cá thể 150.186 64,00 156.053 64,03 161.447 59,63 5.867 3,90 5.394 3,50

Dư nợ cho vay 234.700 100,00 243.715 100,00 270.729 100,00 9.015 3,84 27.014 11,08

* Dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp Nhà nước

Theo mục tiêu lựa chọn của Chi nhánh, Chi nhánh không chú trọng mở rộng quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp Nhà nước. Thật vậy, qua bảng số liệu ta thấy dư nợ cho vay của các doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ và chủ yếu cho vay bằng tiền VND. Dư nợ cho vay các doanh nghiệp Nhà nước năm 2010 là 59.955 triệu đồng, chiếm 25,54% tổng dư nợ. Năm 2011 là 8.413 triệu đồng, giảm 51.542 triệu đồng, tương đương 85,97% so với năm 2010. Sang năm 2012, dư nợ lại giảm chỉ còn 790 triệu đồng, giảm 7.623 triệu đồng so với năm 2011, tương đương giảm 90,6%.

* Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Dư nợ cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều tăng qua các năm. Cụ thể dư nợ thành phần này năm 2010 là 24.559 triệu đồng, năm 2011 là 79.249 triệu đồng, tăng 54.690 triệu đồng, tương đương 222,7% so với năm 2010. Đến năm 2012, con số này tăng lên 108.492 triệu đồng, tăng 29.243 triệu đồng so với năm 2011, tương đương 36,9%. Sự tăng lên của dư nợ cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là do Chi nhánh đã nhanh chóng mở rộng đầu tư vào thành phần kinh tế này, các doanh nghiệp đến giao dịch ngày càng tăng cùng với sự phát triển kinh tế của thành phố.

* Dư nợ cho vay đối với cá thể (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2010, dư nợ cho vay đối với cá thể là 150.186 triệu đồng, chiếm 64% tổng dư nợ. Năm 2011 là 156.053 triệu đồng, tăng 5.867 triệu đồng, tương đương 3,9% so với năm 2010. Sang năm 2012 con số này tăng lên 161.447 triệu đồng, tăng 5.394 triệu đồng so với năm 2011, tương đương 3,5%. Mặc dù dư nợ cho vay cá thể có tăng lên nhưng tăng rất ít và tỷ lệ tăng trưởng chưa cao.

Qua phân tích dư nợ cho vay đối với các thành phần kinh tế cho thấy Chi nhánh không chỉ tăng mức dư nợ cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà

còn đầu tư vào cá thể. Điều đó đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phát triển.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam - chi nhánh quang trung - pgd cát linh (Trang 46 - 52)