Vấn đề chọn huyệt

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng điều trị của hào châm trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát độ 1, 2 thể can (Trang 69 - 70)

- YHHĐ YHCTĐo

Chẩn đoán tăng huyết áp

4.2.1. Vấn đề chọn huyệt

Việc xây dựng phác đồ huyệt là một trong những bớc quan trọng vào thành công trong phần điều trị.

Dựa vào lý luận của Y học cổ truyền và kinh nghiệm thực tế chúng tôi chọn: Huyệt Hợp cốc, Hành gian, Rãnh hạ áp nhằm tác dụng Bình can, tiềm dơng.

Hợp cốc: “hợp” có nghĩa là cùng đổ về một nơi, “cốc” nghĩa là hang, núi có hõm vào, hoặc thung lũng, suối, hai bên núi ở giữa có có một lối nớc chảy cũng gọi là cốc, là nguyên huyệt của Thủ dơng minh đại trờng.

Tác dụng: chủ trị các bệnh vùng đầu mặt chữa đau đầu, sốt cao.

Trong “Ngọc long ca” có ghi “các chứng bệnh đầu, mặt châm vào Hợp cốc rất có công hiệu”.

Hành gian: “hành” có nghĩa là đi bộ hay đi ngang qua con đờng, lối đi, “gian” có nghĩa là giữa.

Huyệt nằm ở giữa ngón chân thứ nhất và thứ hai, đờng kinh Can đi ngang qua giữa hai ngón do vậy có tên là Hành gian[40].

Tác dụng: Tiết can hoả, lơng huyết thanh nhiệt, dập tắt phong dơng, sơ khí trệ.

ứng dụng của nó đã đợc nghi rõ theo Lê Quý Ngu “tả huyệt này trong trờng hợp can khí hữu d mà sinh ra các chứng: hay gắt gỏng, phát cáu, nổi khùng”. Theo kinh nghiệm của Soulie’ de Morant “Hành gian là vinh huyệt của kinh can, vinh chủ về mình nóng, huyệt này trị chứng đau đầu do can hoả gây ra có hiệu quả rất tốt” [40].…

Hành gian thuộc kinh can mà kinh này liên quan Biểu đồ lý với đởm kinh, đi vùng tai do đó chữa đau đầu, ù tai,do đó mà điều trị đợc chứng huyễn vựng. Mặt khác, tạng can khai khiếu ra mắt làm mắt đỏ, thực hoả bốc lên trên gây ra mặt đỏ khi châm Hành gian sẽ làm giảm các triệu chứng trên nên có tác dụng điều trị chứng huyễn vựng.

Đặc biệt khi châm Rãnh hạ áp bằng hào châm chúng tôi đã khai thác triệt để tác dụng của nó. Châm loa tai ngoài cơ chế chung là điều hoà thần kinh và nội tiết mà còn có mối quan hệ giữa các tạng phủ của cơ thể với các điểm giải phẫu trên loa tai. Theo Nogier khi cơ thể có bệnh thì các điểm tơng ứng trên loa tai có thể thay đổ về phơng diện sinh vật. Tác động vào điểm này có khả năng gián tiếp tác động vào cơ quan bị bệnh để điều hoà chúng lập lại thế cân bằng ban đầu. Sách Linh Khu thiên “Khẩu vấn” có viết “tai là nơi hội tụ của các động mạch”, chỉ rõ các bộ phận của tai có liên quan mật thiết với kinh mạch toàn thân mạch [11]. Tai thông với 12 đờng kinh trong cơ thể, trực tiếp thông đạt với đởm kinh, can kinh, đại trờng kinh Nh… vậy, có thể xem tai nh một yếu điểm đồng qui của kinh lạc.

Kiều Xuân Dũng cũng dùng phơng pháp này với các huyệt: Rãnh hạ áp, Điểm thần môn điều trị hạ cơn tăng huyết áp sau khi châm trung bình cộng của huyết áp hạ 12,7%[10].

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng điều trị của hào châm trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát độ 1, 2 thể can (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)