Nghiên cứu về điện sinh học tại huyệt

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng điều trị của hào châm trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát độ 1, 2 thể can (Trang 32 - 34)

1.4.2.1. Nghiên cứu ngoài nớc

Ionetscu- Tirgoviste (1983) cho rằng ở trạng thái bệnh lý điện trở giảm, độ thông điện tăng tạo thành “ô cửa sổ” nhỏ. Trong quá trình điều trị nếu bệnh đợc thuyên giảm “ô cửa sổ” này sẽ đợc bịt kín cùng với sự tăng vọt của điện trở và sự suy giảm của độ thông điện tại vùng huyệt châm cứu. Ngời ta còn nhận thấy rằng khi chức năng của hệ giao cảm bị giảm sút, thì điện trở của huyệt tăng lên và độ thông điện giảm xuống [75]

Anne Jean Blanc [42] cho rằng tính điện trở thấp ở các huyệt vị là do hàm lợng oxy khuếch tán ở các mô trong vùng huyệt tăng.

Niboyet J.E.H [76] khi nghiên cứu các tính chất điện trở của vùng da đã xác nhận điện trở da tại huyệt thấp hơn nhiều so với vùng da xung quanh. Liên quan tới tính chất này mà tính dẫn điện vùng da tại huyệt cũng cao hơn so với vùng da xung quanh nó.

Ngời ta nhận thấy, điện trở da và độ thông điện qua da vùng huyệt so với vùng quanh huyệt có sự khác biệt rõ. Da vùng huyệt có điện trở thấp và độ thông điện cao hơn da vùng xung quanh huyệt [42].

Ngời ta còn nhận thấy rằng, khi chức năng hệ thần kinh giao cảm bị giảm sút thì điện trở của huyệt tăng lên và điện thế giảm xuống [74].

E.V. Popov cho rằng: huyệt là vùng da nhạy cảm hơn với đau, là nơi tăng hấp thụ oxy, tăng mức độ chuyển hoá và có hiện tợng điện. Đặc biệt ở đây điện trở da thấp [73][75].

Niboyet và cộng sự (1973, 1975) cho biết ĐTĐ qua da của động vật thí nghiệm cũng có những vùng điện trở thấp và ĐTĐ cao nh ở ngời [73],[76].

1.4.2.2. Nghiên cứu ở trong nớc

Lê Minh nghiên cứu điện trở của 99 huyệt trên 25 – 30 nam giới khoẻ mạnh thấy rằng: ở những huyệt gần trung khu thần kinh và tim có điện trở thấp hơn, nhất là ở vùng gần đỉnh đầu. Điện trở vùng huyệt không giống nhau. Điện trở cao hay thấp không phụ thuộc vào huyệt đầu kinh hay cuối kinh. Hai huyệt cùng nằm trên một kinh thì huyệt ở vùng thân trên có điện trở thấp hơn ở vùng thân dới. Trên cùng một chi thì các huyệt ở vùng thân trên có điện trở thấp hơn ở vùng thân dới. Trên cùng một chi thì các huyệt ở kinh âm có điện trở thấp hơn ở kinh dơng, ở ngời nhiều tuổi điện trở huyệt có xu hớng tăng lên [69].

Vũ Thờng Sơn đã nghiên cứu ĐTĐ, ĐTD ở 10 huyệt điều trị phục hồi vận động cho 50 bệnh nhân liệt nửa ngời do tai biến mạch máu não do tăng huyết áp thấy rằng. Sau khi điện châm ĐTĐ ở đa số các huyệt tăng lên rõ rệt so với trớc điện châm, ĐTĐ dao động theo các hớng khác nhau tuỳ từng huyệt. Nhìn chung sau điện châm có tác dụng điều trị phục hồi vận động tốt và có sự ổn định của ĐTĐ, ĐTD tại các huyệt về mức bình thờng [46].

Phan Thị Nhung sau khi điện châm 30 bệnh nhân liệt nửa ngời do tăng huyết áp kết luận: Điện châm có tác dụng phục hồi tốt cho bệnh nhân di chứng nhồi máu não, số bệnh nhân có cải thiện độ liệt là 76%. Điện châm điều trị di chứng nhồi máu não gây biến đổi một số chỉ số sinh học theo hớng giảm ĐTĐ sau 1 tháng điều trị. ĐTĐ ở các huyệt bên sau 1 tháng trở về gần mức ĐTĐ các huyệt bên lành [42].

Nguyễn Thị Vân Thái (2002) nghiên cứu 20 bệnh nhân bị viêm quanh khớp vai đợc điều trị bằng phơng pháp tác động cột sống thấy: Độ thông điện giảm 15 - 30% và điện trở da tăng gấp 1,5 lần so với trớc điều trị [49].

Chơng 2

Đối tợng và phơng pháp nghiên cứu 2.1. Chất liệu và phơng tiện nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng điều trị của hào châm trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát độ 1, 2 thể can (Trang 32 - 34)