L: tuổi thọ ở nhiệt độ so sánh ví dụ nhiệt độ ứng với cấp chịu nhiệt
3.2.2 Khái niệm cơ bản về cấu trúc và tính chất của polyme
Polyme theo cách mơ tả ban đầu là phân tử của nhiều hợp phần cơ bản ( từ tiếng Hy Lạp poly là nhiều và me là hợp phần). Ngày nay theo IUPAC ( International Union for Pure and Applied chemistry – liên hiệp quốc tế về hĩa cơ bản và ứng dụng) polyme được định nghĩa là “một hợp chất gồm các phân tử được hình thành do sự lặp lại nhiều lần của một loại hay nhiều loại nguyên tử hay một nhĩm nguyên tử (đơn vị cấu tạo monome) liên kết với nhau với số lượng khá lớn để tạo nên một loạt tính chất mà chúng thay đổi khơng đáng kể khi lấy đi hoặc thêm vào một vài đơn vị cấu tạo”.
Polyme cĩ thể phân loại theo nhiều cách. Sau đây là những cách phân loại thường gặp:
Phân loại theo nguồn gốc hình thành
-Polyme thiên nhiên: cĩ thể cĩ nguồn gốc thực vật hoặc động vật như: xenlulo, caosu, protein, enzym.
-Polyme tổng hợp: được sản xuất từ những loại monome bằng phản ứng trùng ngưng, trùng hợp như các loại polyolephin, polyvinylclorit, nhựa phenolfomandehit, polyamit, v.v
Phân loại theo cấu trúc
Theo cấu trúc phân tử người ta phân biệt polyme mạch thẳng, polyme mạch nhánh, polyme mạng lưới và polyme khơng gian.
Phân loại theo tính chịu nhiệt
-Polyme nhiệt dẻo: thường là các polyme mạch thẳng. Ở loại vật liệu này, dưới tác dụng của lực ở nhiệt độ nhất định, các phân tử cĩ thể trượt lên nhau, cĩ nghĩa là phân tử cĩ đủ năng lượng để thắng lực tương tác giữa các phân tử. Nĩi cách khác, ở nhiệt độ nhất định nào đĩ vật liệu cĩ thể chảy, trở thành dẻo và dưới nhiệt độ này nĩ rắn trở lại. Polyme nhiệt dẻo là loại vật liệu cĩ giá trị thương mại quan trọng nhất hiện nay.
-Polyme nhiệt rắn: là những polyme hay oligome, prepolyme cĩ khối lượng phân tử khơng cao lắm, cĩ khả năng tạo thành các polyme khơng gian.
-phân loại theo lĩnh vực ứng dụng: theo cách này polyme được phân thành các loại sau đây: chất dẻo, sợi, cao su, sơn và keo.