Những phát hiện của các nhà nghiên cứu khác.

Một phần của tài liệu tìm hiểu lịch sử vấn đề, đánh giá yếu tố tục và dâm trong thơ hồ xuân hương (Trang 41 - 47)

Trước khi phát hiện ra Lưu Hương Ký, người ta đã nghi ngờ bản quyền nhiều bài thơ của Hồ Xuân Hương. Đến khi phát hiện ra tập thơ này, người ta đã

đem đối chiếu với mảng thơ Nôm truyền tụng, người đọc dễ dàng nhận thấy có sự đối lập, đối lập từ đề tài đến trình độ nghệ thuật và thủ pháp biểu hiện. Bởi vậy, không Ýt người trong giới nghiên cứu băn khoăn, dè dặt khi sử dụng tập thơ này.

Một vấn đề đặt ra là việc xác định những bài thơ Nôm truyền tụng được

làm vào giai đoạn nào, trước hay sau Lưu Hương Ký ?. Giáo sư Hoàng Xuân Hãn cho những bài thơ chớt nhả, đùa bỡn có phần tục là do Hồ Xuân Hương làm lúc còn trẻ, chưa chín chắn ( tức trước khi sáng tác Lưu Hương Ký). Tuy nhiên trong bài “ Đi tìm gương mặt thật của nhà thơ Hồ Xuân Hương trong thư tịch cổ” trên tạp chí “ Kiến thức ngày nay”, tác giả Mỹ Ý lại thiên về hướng cho rằng những bài thơ truyền tụng được Hồ Xuân Hương sáng tác sau Lưu Hương Ký bởi trong chóng “ Bản lĩnh đàn bà, tình cảm tinh vi sâu sắc và cả nét chua cay ngoa ngoắt của phụ nữ lại có phần đậm đà sắc sảo hơn, hoàn toàn phù hợp với sự phát triển tính cách ắt phải có nơi Bà có quá nhiều bước gian truân của đời sống”[14;243]. Trước những vấn đề phức tạp như vậy, giới nghiên cứu xử lí văn bản thơ Hồ Xuân Hương như thế nào?. Nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Lộc “ không đề cập đến Lưu Hương Ký trong khi phân tích Hồ Xuân Hương” và nhấn mạnh rõ “ điều đó không có nghĩa là phủ định Lưu Hương Ký mà chỉ có nghĩa là trong khi chờ đợi một sự minh xác chắc chắn, cách làm như thế là thận trọng hơn cả”. Nguyễn Lộc giải thích bằng những lÝ do sau :

Phải nói là, nếu kể tác phẩm được ghi tên tác giả rõ ràng thì Lưu Hương Ký là tác phẩm duy nhất ghi rõ của Hồ Xuân Hương. Thế nhưng ta có thể vui vẻ

nhận ngay tập thơ này đúng là của Hồ Xuân Hương, một nhà thơ hàng trăm năm nay được người đọc quen biết và yêu thÝch vì những bài thơ Nôm ỡm ờ và hết sức độc đáo của Bà không ?. Vấn đề thực không đơn giản.

Thứ hai là so sánh những bài thơ trong Lưu Hương Ký với những bài thơ lâu nay được truyền tụng là của Hồ Xuân Hương, thì trừ cái tình cảm phóng túng ra, nã khác về mọi phương diện, đến nỗi khó có thể nghĩ rằng đó là tác phẩm của cùng một người sáng tác.

Thứ ba, đem những bài thơ của tập Lưu Hương Ký hoặc cẩn thận hơn đem những bài thơ Nôm trong Lưu Hương Ký đặt cạnh những bài thơ Nôm lâu nay được coi là của Hồ Xuân Hương thì nó khác biết chừng nào! Không phải chỉ khác một đằng thuần tuý trữ tình, còn một đằngthì có cả thơ trào phúng. Mà khác từ phong thía, cá tính đến cảm nhận cuộc sống, cách sử dụng ngôn từ, bút pháp …

Sau đó ông Nguyễn Lộc kết luận: “ Nói cho cùng, cứ giả dụ hai nhóm thơ này là của Hồ Xuân Hương đi nữa thì chắc hẳn phần tiêu biểu nhất vẫn là nhóm thơ lâu nay được truyền tụng chứ không phải nhóm thơ trong Lưu Hương Ký”. Trong “ Thơ Hồ Xuân Hương”, Nguyễn Lộc cho rằng : “ trong kho tàng sách vở cổ của cha ông để lại, vấn đề văn bản thật vô cùng phức tạp. Các văn bản hầu hết được chép tay, sao đi chép lại nhiều lần, hiện tượng mất mát, tự ý thêm thắt, sửa chữa ,xáo trộn rất phổ biến…” Văn bản sớm nhất in tipô thơ Hồ Xuân Hương hiện có ở Thư viện Quốc gia và Thư viện KHXH là bản chữ Quốc ngữ la tinh, xuất bản năm 1913. Các bản chữ Nôm đều ra đời sau văn bản chữ Quốc ngữ la tinh này. Như thế là trong một thời gian rất dài, thơ Hồ Xuân Hương chỉ tồn tại trong ký ức của mọi người và lưu hành bằng con đường truyền miệng, giống phương thức lưu hành của văn học dân gian. Điều đó khiến độc giả không khỏi nghi ngờ “ Thơ Hồ Xuân Hương hoặc nhiều hoặc Ýt đã bị nhuận sắc thêm bớt, mô phỏng bắt chước”. Nguyễn Lộc cho rằng “ Phải dựa trên phong cách để lựa chọn các bài thơ có tiến bộ, lành mạnh hay không tiến bộ, lành

mạnh”. Theo ông, trừ tập thơ Lưu Hương Ký thì “ trong số trên một trăm bài lâu nay được coi là của Hồ Xuân Hương, thực tế có khoảng trên ba mươi bài phong cách khá thống nhất . Số còn lại thì có khía cạnh này, khía cạnh khác giống với những bài thơ trên nhưng nhìn chung không thuộc phong cách của những baì thơ trên mà rất hỗn tạp”[15;164] . Nhưng người đọc được phép hỏi phong cách Êy là phong cách nào ?. Là phong cách của Hồ Xuân Hương đã bị “ nhuận sắc, thêm bớt” hay là Hồ Xuân Hương nguyên dạng ?. Lấy gì để chứng minh dù chỉ trên ba mươi bài đó đích thực là văn bản của Hồ Xuân Hương để làm thước đo cho những bài còn lại? Giáo sư Lê Trí Viễn xác định phong cách với nội dung là “ những thủ pháp biểu hiện cách khai thác hình tượng đối với cuộc sống, thủ pháp thuyết phục và thu hút độc giả” coi như đó là một tiêu chí để sàng lọc, lựa chọn. Tuy nhiên mấy thủ pháp biểu hiện, thuyết phục và thu hót Êy chưa đủ cho sự chọn lọc, xác định. Ông nhấn mạnh “ Tính tư tưởng của tác phẩm mới là lời cuối cùng. Hội đủ các tiêu chuẩn đó mới có khả năng là của Xuân Hương”[24;27]. Tác phẩm nào ra ngoài phạm vi Êy “ đều gạt qua phía dân gian hoá và khi cần coi như tài liệu đối chứng” . Với phương pháp đó “ Có được bốn mươi bài, kể cả những bài một nghĩa, những bài hai nghĩa. Trong đó hai mươi tư bài Ýt hay nhiều có dính đến nghĩa thứ hai hoặc gợi liên tưởng đến sự chung đụng nam nữ, nhưng đều mang tư tưởng tích cực, Ýt nhất là vô hại nhiều nhất là đáng ngợi ca. Nhiều hơn một bậc thì trong sè hai mươi tư bài Êy chỉ giữ lại mười sáu bài. Những gì mấp mé thô bỉ không cần thiết, những gì đã có nhiều bài cùng loại đại biểu xứng đáng rồi, những trường hợp chẳng mục đích tư tưởng gì … đều bớt đi, mà các mặt tài tình đáng quý của Xuân Hương coi như đảm bảo với khoảng ba mươi bài. Như vậy ngẫm kỹ, không phải sai lệch mà thêm trân trọng”[24;27].

Như vậy Nguyễn Lộc và Lê Trí Viễn đều dựa trên tiêu chí phong cách để xác định những bài thơ được xem là của Hồ Xuân Hương. Tuy nhiên hai ông đều chưa nêu lên mối liên hệ giữa phần thơ Lưu Hương Ký với những bài thơ Nôm

truyền tụng. Do đó câu hỏi: dựa vào những bài thơ nào trong số những bài thơ

được truyền tụng là của Hồ Xuân Hương để nghiên cứu phong cách thơ Bà vẫn còn “ treo” trước chúng ta. Điều đó cũng có nghĩa là việc nêu lên những đặc điểm phong cách thơ Hồ Xuân Hương vẫn chưa thể coi là có cơ sở khách quan đầy đủ, có sức thuyết phục mạnh mẽ.

Trần Thanh Mại nêu ý kiến “ Nên chia thơ xưa nay coi là của Hồ Xuân Hương ra làm ba loại: một loại gồm những bài có tính tư tưởng cao và có phương pháp nghệ thuật thanh nhã; một loại gồm những bài có yếu tố tục, nhưng yếu tố đó nhằm một mục đích yêu cầu tiến bộ: đả kích một từng lớp nào, một thói hư tật xấu nào, hoặc nói lên ý chÝ vươn lên của con người; và loại thứ ba gồm những bài có tính chất khêu gợi không lành mạnh, những bài có yếu tố dâm”[31;27]. Theo ông nếu phân tích được như vậy thì sẽ đánh giá đúng thơ Hồ Xuân Hương. Cách xử lí văn bản theo hướng này gặp một vấn đề phức tạp đó là cách hiểu như thế nào là “ tục”, như thế nào là “ dâm”.

Việc nghiên cứu văn bản thơ Hồ Xuân Hương vẫn còn “ ngổn ngang trăm mối”. Trong những bài thơ lâu nay được xem là của Hồ Xuân Hương thì vẫn có những bài “ trà trộn”, hay “ vơ quàng vơ xiên” của người khác, như có nhà nghiên cứu viết : “ Trong đám quận chúa con vua Ly – cô - mét và bạn gái của họ , có lẫn một quận chúa đực: đó là A – sin. Cũng như trong đám thị nữ chầu hầu nàng công chúa Việt Nam trong Hoàng Trừu, có lẫn một “ thị nữ đực”: đó là Hoàng Trừu”, từ đó mà liên hệ đến thơ của Hồ Xuân Hương. Khi mới xuất hiện, người ta không đặt vấn đề nghi vấn mà thản nhiên mặc nhận thơ đó là của Hồ

Xuân Hương. Đến những năm 60 giới nghiên cứu bắt đầu nghi vấn nhất là khi phát hiện ra tập thơ Lưu Hương Ký. Cho đến nay, giới nghiên cứu vẫn rất dè dặt khi đề cập đến tập thơ này, họ mặc nhận chỉ nghiên cứu phần thơ Nôm truyền tụng-một mảng thơ không kém phần phức tạp. Có thể khẳng định, phải đến những năm 60 quá trình sao chép, biên khảo, in Ên cũng như ý định dựng lại một vẻ mặt thơ ca, một chân dung văn học về Hồ Xuân Hương mới thực được lưu ý. Tuy nhiên, việc xác định cuộc đời và thơ ca Hồ Xuân Hương với ước muốn làm sáng tỏ một cách rành rẽ mọi chi tiết về đời sống cũng như quyền tác giả của từng bài thơ cụ thể của Bà, nhiều lúc dường như đã trở thành một công việc có tính chất lí tưởng nhiều hơn là thực tế. Cho nên những ai quan tâm đến thơ Hồ Xuân Hương vẫn khẳng định thơ và đời Bà là cả một huyền thuyết, một quá trình dân gian hoá và hiểu rằng Hồ Xuân Hương là một trường hợp đặc biệt, một ngoại lệ trong nữ lưu, trong thi giới và trong xã hội nước ta xưa.

CHƯƠNG 2

CÁC CÁCH TIẾP CẬN VÀ HƯỚNG LÍ GIẢI YẾU TỐ“ TỤC” VÀ “ DÂM” TRONG THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG .

Một phần của tài liệu tìm hiểu lịch sử vấn đề, đánh giá yếu tố tục và dâm trong thơ hồ xuân hương (Trang 41 - 47)