Cách tiếp cận phân tâm học.

Một phần của tài liệu tìm hiểu lịch sử vấn đề, đánh giá yếu tố tục và dâm trong thơ hồ xuân hương (Trang 51 - 100)

Thuyết Phân tâm học gắn liền với tên tuổi của vị bác sĩ tài ba Sigmund Freud (1856-1939). Ông sinh ra và lớn lên ở Viên (Áo), theo học tại trường Đại học Y thành Vienna và đỗ bác sĩ năm 1881. Bên cạnh vai trò một bác sĩ, Freud còn nghiên cứu môn thần kinh bệnh học và giải phẫu thần kinh. Thế giới khẳng định Freud hẳn là người sáng lập ra môn thần kinh bệnh học, điều đó không còn là nghi ngờ. Học thuyết của ông có một ảnh hưởng lớn đối với tư duy hiện đại. Bernard do Voto nhấn mạnh: “chưa có một nhà khoa học nào khác có ảnh

hưởng mạnh mẽ và rộng rãi đến văn học như Freud”. Dùng Phân tâm học để giải mã các tác phẩm văn học nói chung, lí giải hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương nói riêng là phương pháp không đi ra ngoài quỹ đạo nghiên cứu chung của toàn thế giới. Nhờ tìm tòi nghiên cứu những thứ chưa ai bao giờ hiểu biết về trí não con người, Freud đã đưa ra được những ý tưởng và những từ ngữ mà ngày nay đã chan hoà vào cuộc sống thường nhật của chúng ta. Tất cả mọi lĩnh vực tri thức của con người như hội hoạ, điêu khắc, nghệ thuật văn học …đều chịu ảnh hưởng của học thuyết Freud. Những khái niệm mà Freud đưa ra: ảnh hưởng của tiềm thức đối với ý thức, nguồn gốc tính dục của bệnh thần kinh, sự hiện hữu và tầm quan trọng của tính dục trẻ thơ, tác dụng “ mặc cảm Ơ - đíp” vào các giấc mộng

, tình trạng “ dồn nén” …đều được các nhà khoa học cũng như các nhà nghệ

thuật xem xét và vận dụng vào các công trình nghiên cứu của mình. Trước Freud, các nhà thần kinh bệnh học chỉ quan tâm đến những triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt ( schizophrenia ) và chứng tâm thần suy giảm ( lẩm cẩm ) cần phải giam lại trong bệnh viện. Đối với Freud, ngay từ khi chữa chứng dồn nén và chứng thần kinh tương khắc, ông đã đi tới kết luận là không phải chỉ riêng con bệnh mà cả những người lành mạnh bình thường cũng mang trong mình những xung khắc tinh thần tương tự. Bệnh tâm thần là một trạng thái tâm lí của trí não, từ “ Phân tâm học” được Freud nêu ra vào năm 1896 và ông đã xây dựng cơ sở cho khoa tâm phân học vào khoảng cuối thế kỷ thứ XIX .

Trong cuốn Nghiên cứu về chứng loạn thần kinh xuất bản năm 1895, ông đã bộc lộ niềm tin rằng “ yếu tố chính trong sự rối loạn về tính dục là sự suy yếu gây ra cả bệnh tâm thần (neurses) lẫn bệnh tâm thần suy nhược ( psychoneuroses )”. Đó là nền tảng của thuyết Tâm phân. Tâm phân học có thể được coi như một nghành của thần kinh bệnh học và thường chỉ áp dông cho những trường hợp

khó khăn hơn hết là rối lạon nhân cách. Do đó, tâm phân học có thể được định nghĩa như một phương pháp dùng để chữa những bệnh rối loạn tâm lí và thần kinh. Freud phân loại mọi hoạt động tinh thần của mỗi cá nhân con người được thể hiện bằng ba cấp độ: Tự ngã ( Id,Soi ); Bản ngã ( Ego, Moi ); Siêu ngã ( SupeRego, SuRmoi ) và quan trọng nhất là cái Tự ngã ( Id, Soi ).

Trong cuốn Ba tiểu luận về lý thuyết tính dục của mình, ông đã giải thích nhu cầu dồn nén và nguồn năng lượng xúc cảm nằm bên dưới những vận động và những ứng xử có ý thức và vô thức mà Freud gọi năng lượng Êy là “ Libido”. Ông cho rằng, tất cả những xúc cảm của Id đều là hình thức thể hiện của năng lực tính dục ( sexual ) được dùng theo nghĩa rộng như ở đứa trẻ thì mót tay, bú sữa chai …Những năm về sau, năng lực tính dục có thể được biểu hiện qua hoạt động sáng tạo nghệ thuật, văn chương, âm nhạc. Theo Freud, bản năng tính dục ( sex instinct ) là nguồn gốc của mọi công trình sáng tạo vĩ đại nhất.

Có một số nhà nghiên cứu đã vận dụng học thuyết phân tâm để giải thích văn học. Những năm ba mươi trước Cách mạng tháng Tám, học thuyết Freud đã truyền sang nước ta . Nguyễn Bách Khoa trong “ Nguyễn Du và Truyện Kiều”[11] đã không tán thành với thuyết cho rằng Nguyễn Du viết “Truyện Kiều” là để thuyết minh luật nhân quả của nhà Phật hay lẽ Thiên Mệnh của Nho giáo. Nguyễn Bách Khoa khẳng định : “ Truyện Kiều kia, Nguyễn Du viết ra không phải chỉ để làm văn chương không phải chỉ để diễn tâm sự, cũng không phải chỉ đÓ tả thời đại ông. Nguyễn Du viết Truyện Kiều là để tự giải thoát bằng cách tự thực hiện mình ở các vai trò, ở các cảnh sống của vai trò, ở các sân khấu trên đó tấn trò đã diễn ra đủ hồi đủ lớp”[11;20]. Nguyễn Bách Khoa còn cho rằng Nguyễn Du mắc bệnh thần kinh và cho sáng tác của ông là sản phẩm của một trạng thái ảo giác, phi lÝ tính, là một cách “ tự giải thoát” theo quan niệm

của Freud. Đi sâu vào việc phân tích từng nhân vật Nguyễn Bách Khoa nhận thấy: “Với Từ Hải, Nguyễn Du đã làm một vị anh hùng trong tưởng tượng”[11;132]. Đối với Thuý Kiều, Nguyễn Bách Khoa cho rằng : “Cuộc sống giàu sang nhàn hạ đã làm lệch thăng bằng bộ thần kinh của nàng. Nàng là một con bệnh có căn tạng đa sầu, đa cảm, đa tình…”[11;153]. Ông còn cho rằng Kiều cũng là một nhân vật mắc bệnh thần kinh “ mà y học phương Tây gọi là trạng thái ưu uất”, biểu hiện của trạng thái này là “dâm đãng”, “liều lĩnh”, “lo sợ”, “sầu não”. Ở một chỗ khác, ông lại khẳng định, Kiều bán mình không vì hiếu mà đó là một hành vi liều lĩnh trong suy nghĩ của một con bệnh “thần kinh hỗn loạn”.Bằng cách lí giải này, các nhà nghiên cứu đã vô tình hạ thấp giá trị vốn có của “Truyện Kiều”.

Đối với hiện thơ Hồ Xuân Hương , người ta cắt nghĩa cái nguyên nhân sâu xa là do Hồ Xuân Hương bị “ Èn ức tình dục” ,bị dồn Ðp, áp bức nên ức chế mà biểu hiện vào trong thơ. Trương Tửu kết luận “ đời Hồ Xuân Hương, tựu chung, chỉ là một sự tìm chồng” , ông cho rằng “ Xuân Hương bị bệnh loạn thần kinh vì dục tình không được thoả mãn” . Ông đưa ra những danh từ chuyên môn về khoa phân tích thần kinh – còn gọi là khoa tâm phân học ( Psychanalyse : nào là u hoài chua chát ( nostalgie amere), ám ảnh ( obssertion), nào là khát vọng tiềm thức ( desirs subconscients ), nào là sự nhập thân của tội gốc ( Incarnation du Péché originel )[31;24]. Cũng xuất phát từ học thuyết của Freud, Nguyễn Văn Hanh đã viết cả một quyển sách “Hồ Xuân Hương tác phẩm, thân thế và văn tài” ( 1963 ) để nhấn mạnh trường hợp thơ Hồ Xuân Hương. Ông viết “ Dục tình càng ngày càng tăng, càng nén lại càng bồmg bột. Ngày qua tháng qua, sức đè nén, dồn Ðp tình dục càng tăng, vì sự cần kia càng khẩn cấp. Kết quả: Xuân Hương khủng hoảng tình dục. Khủng hoảng nặng sẽ kết bệnh thần kinh”[32;24].

Ở chỗ khác , ông lại viết :

“ Freud ( đọc Phrớt ) thấy sự bất mãn về tình dục lâu ngày sẽ kết cấu ra bệnh để thay cho sù vui thích không liễu kết. Xuân Hương không bao giờ thoả thích dục vọng, nàng bị dồn Ðp luôn luôn. Nàng bị bệnh thần kinh. Dục tình chiếm cả đầu óc, ám ảnh nàng mãi. Nó nhuộm thấm các tư tưởng của nàng. Bao nhiêu thơ của Hồ Xuân Hương đều biểu lộ sự khao khát, sự bất mãn. Dục tình được biến chuyển qua mỹ thuật thơ …”[32;25] Nguyễn Văn Hanh còn khẳng định “ người ưa nói tục là người thiếu thốn về vật dục …tâm trí Xuân Hương bị tình dục chiếm hết. Con mắt nàng trông cái gì cũng có hình ảnh tánh dục hết cả, như bài “ Trống thủng”:

“ Của em bưng bít vẫn bùi ngùi Nó thủng vì chưng kẻ nặng dùi Ngày vắng đập tung dăm bảy chiếc, Đêm thanh đánh lộn một đôi hồi. Khi giang thẳng cánh bù khi cói,

Chiến đứng không thôi lại chiến ngồi

Nhắn nhủ ai về thương lấy với Thịt da ai cũng thế mà thôi”.

Hay bài “ ốc nhồi” :

“ Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi Quân tử có thương thì bóc yếm Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi”

Ông Nguyễn Văn Hanh và ông Trương Tửu đều nhìn Hồ Xuân Hương như một con bệnh đang ở giai đoạn khủng hoảng trầm trọng, mọi hành động, mọi suy nghĩ của nàng đều bị chi phối vì sự thiếu thốn Êy. Từ đó, ông Trương Tửu suy ra “ bất kỳ tả cảnh gì, vật gì nàng cũng tả qua một cái khung dâm – cái giống. Những bài như “ Đánh cờ người”, “ Đánh đu”, “ Dệt cửi”, “ Cái giếng” … thật vừa lẳng lơ vừa thi vị, vừa chân xác, vừa bóng bẩy, hình ảnh thì rõ mà ý lại mập mờ, cảnh thì xa mà tình thì lại rất gần”. Hoặc trong bài “ Hồ Xuân Hương – thiên tài huê nguyệt” ông viết “ Thơ Hồ Xuân Hương trữ tình đến ai hoài, trào phúng đến cay chua, huê nguyệt đến dâm đãng. Trong ba đặc tính Êy, cái dâm là căn bản não trạng Hồ Xuân Hương. Hai đặc tính kia cũng nảy nở dưới ánh sáng của cái dâm đó. Có thể nói: Cái nhãn quan độc nhất của Hồ Xuân Hương về sự vật là một nhãn quan dâm ( vision sexuelle du monde ). Mọi sự vật đều hiện ra dưới mắt nàng ở hình thù một cái giống ( đực hay cái ) hay một tác động thuộc về giống. Nàng hình dung thế giới là sự thể hiện muôn hình vạn trạng của đực của cái, của giao cấu, của khoái lạc tính dục …Cuộc đời Hồ Xuân Hương là cả một trạng thái động tính không ngớt. Cho nên thơ Hồ Xuân Hương rung lên như sự sống”[15;78]. Phạm Thế Ngũ xem “ Thơ Hồ Xuân Hương hầu hết là thơ khiêu dâm và chọc cười” . Còn Hà Như Chi thì thấy “ Các bài thơ của Hồ Xuân Hương hoặc tả những vật tầm thường , hoặc tả thắng cảnh , hoặc tự vịnh , bao giờ cũng có ý lẳng lơ với những hình ảnh tục Èn hiện sau những bài thơ và chữ dùng mập mờ laú lỉnh” . Ông còn nhấn mạnh thêm “ Thơ Hồ Xuân Hương chứa chan một chất nhựa tình ái dâm đãng, xưa nay ai cũng công nhận như vậy”[15;141].

Dưới con mắt của những nhà nghiên cứu vận dụng thuyết phân tâm học của Freud thì Hồ Xuân Hương nổi bật là một người đàn bà hết sức phóng túng, là

một người có ham muốn nhục dục cao độ. Thực ra Nguyễn Văn Hanh và Trương Tửu đã gặp một hạn chế là không xác minh một cách rõ ràng, khoa học về tiểu sử Hồ Xuân Hương trong khi muốn vận dụng tốt thuyết phân tâm phải có tư liệu chính xác, có nhật ký, thư từ…chứ tuyệt đối không thể suy diễn. Những tài liệu nghiên cứu về cuộc đời và thơ văn Hồ Xuân Hương phần lớn là hiện tượng gán ghép hoặc lưu truyền chứ không căn cứ vào một tài liệu minh xác nào. Mặt khác, các ông nghiên cứu thơ văn Hồ Xuân Hương mà không đặt thơ Bà trong mối liên hệ với thời đại xã hội khách quan và cuộc đời của người nghệ sĩ, cảm quan nghệ thuật của người sáng tác. Văn học là một hình thái ý thức thuộc kiến trúc thượng tầng, bằng cách này hay cách khác, dưới bất cứ một dạng thức nào nó cũng phản ánh hiện thực cuộc sống, nó là công cụ để hiểu biết, để khám phá, để sáng tạo thực tại xã hội. Thơ Hồ Xuân Hương là sản phẩm của sự sáng tạo tinh thần cùng sự trải nghiệm cuộc sống chứ quyết không phải là sản phẩm của một bệnh nhân tâm thần, không phải là sản phẩm của sự khủng hoảng sinh lÝ hay của một não trạng bị thần bí hoá. Hơn nữa chính Freud cũng công nhận “ Không thể cho rằng bệnh tâm thần là do những cuộc hôn nhân thất bại hay những mối tình lỡ làng gây ra, trái lại có thể tìm thấy dấu vết tất cả những bệnh này ở thời kỳ Êu thơ với các mặc cảm tính dục”[9;339]. Nếu coi văn học là sản phẩm hay được sinh ra từ những sự bất mãn, Èn ức dục tình …thì đó là nhằm phủ định chức năng xã hội của văn học. Nàng viết trong khi bị khủng hoảng thần kinh ?. Nàng nhìn hiện thực cuộc sống theo một nhãn quan dâm ?. Nàng cảm sự vật như một sự thiếu thốn ? . Tất cả chỉ là những đánh giá của những người bị ảnh thuyết Freud gán cho nàng, những người chỉ là một “ kẻ học trò hèn mọn …của học thuyết Freud” như Nguyễn Văn Hanh thừa nhận. Các ông Nguyễn Văn Hanh, Trương Tửu vì nhìn nhận vấn đề có tính chất cực đoan, dẫn đến chỗ mạt sát quá đáng Hồ Xuân

Hương. Nếu Hồ Xuân Hương bị mắc bệnh thần kinh thì cả Rabơle, Bôcaxiô - những người mở đầu cho phong trào Phục Hưng Châu Âu cũng đều mắc bệnh cả . Nói rộng ra, cứ tác phẩm nào thấp thoáng yếu tố tục, dâm thì tác giả của nó có vấn đề về não trạng. Mà đâu chỉ có văn học, còn có cả tác phẩm hội hoạ và điêu khắc nữa .

Sau này có một số nhà nghiên cứu dù không công khai vận dụng thuyết phân tâm học của Freud nhưng thực chất cũng bị ảnh hưởng bởi thuyết này. Ông Văn Tân cho rằng “ Dâm và tục đã ăn sâu vào ý thức, tư tưởng Xuân Hương, chi phối hầu hết thi phẩm của Xuân Hương, giúp cho Xuân Hương viết nên những vần kiệt tác, độc đáo, tài tình, nhưng cũng có tác dụng gây ra những ý nghĩ xấu trong đầu óc người đọc”[19;126]. Luận điệu của ông Văn Tân là làm ra vẻ ca tông, ghi nhận tài năng của Xuân Hương là “ độc đáo”, “ tài tình” nhưng thực chất lại thoá mạ, mạt sát Xuân Hương.

Chóng ta nói rằng Nguyễn Văn Hanh, Trương Tửu …đã đánh giá thơ Hồ Xuân Hương bằng phân tâm học của Freud nhưng “ Freud đã thực sự nói gì?”. Theo ông cần phân biệt các khái niệm tính dục ( sexuel ) và sinh dục ( génital ). Từ “ tính dục” có một nghĩa rộng hơn nhiều và bao gồm nhiều hoạt động không có liên quan với cơ quan sinh dục. Freud nhận thấy rằng ngay từ rất sớm khi mút vú cho bằng được, đứa trẻ cảm thấy một sự thoả mãn vì làm như vậy, nhu cầu mút vú đem lại khoái cảm nên có thể và phải được coi là mang tính chất tính dục . Từ điều này mà xét theo cách lập luận của Nguyễn Văn Hanh, Trương Tửu thì đứa trẻ này cũng “ dâm đãng”, cũng khủng hoảng não trạng hay sao ?. Việc làm của đứa trẻ, cũng như chuyện ái ân mà Hồ Xuân Hương đề cập đến chẳng qua còng chỉ là một nhu cầu của con ngươì, thể hiện niềm khát sống, khát yêu của người phụ nữ thường xuyên bị kìm hãm, bị cấm đoán. Vì xã hội buộc mỗi người

phải kiềm chế nhiều ham muốn, theo cách nói của Freud thì mỗi cá nhân đã vô tình tích trữ được rất nhiều “ dồn nén”. Bản chất của sự dồn nén bao giờ cũng gây ra đau khổ, nên người bệnh thường cố tìm cách ngăn không cho những dồn nén Êy bộc lộ ra. Sự cố che đậy Êy Freud gọi là “ sức đối kháng”. Theo Freud để giải tỏa mọi dồn nén và loại bỏ đối kháng là phương pháp “ gợi tự do liên tưởng”. Mặt khác người ta còn tự giải thoát được những gì bị dồn nén nhờ biết giễu cợt. Giễu cợt được Freud mệnh danh là “ cái nắp xả hơi tối tân và an toàn nhất mà con người đã dần dần tạo ra được” và “ vì chính nhờ giễu cợt mà chóng ta tạm thời thoát khỏi những dồn nén mà cái xã hội lễ giáo này đòi hỏi chúng ta phải che dấu đi”[9;345].

Freud cũng khẳng định “ xung lực quan trọng nhất là xung lực bản năng tính dục, hay Libido nó đã có từ những loé sáng đầu tiên của ý thức cơ bản ở trẻ sơ sinh cho đến hơi thở chập chờn của người lớn hấp hối”[17]. Như vậy, xung lực bản năng tính dục có ở tất cả mọi người, nó luôn thường trực, Èn mình trong mỗi chúng ta, nó có từ tuổi Êu thơ, từ bước đi chập chững đầu tiên cho đến lúc từ giã cõi đời . Hồ Xuân Hương nói một cách nồng nhiệt nhất, mạnh mẽ nhất về bản

Một phần của tài liệu tìm hiểu lịch sử vấn đề, đánh giá yếu tố tục và dâm trong thơ hồ xuân hương (Trang 51 - 100)