Từ tháng 3 / 1963 đến tháng 11 / 1964, Trần Thanh Mại trên Tạp chí văn học là người có nhiều công lao trong việc tìm hiểu vấn đề Hồ Xuân Hương còn là nhà thơ sáng tác bằng chữ Hán và là một nhà thơ nghiêm túc. Vấn đề tư liệu
bao giờ cũng là vấn đề tiên quyết trong việc thưởng thức, đánh giá các tác gia văn học . Trong bài “ Phải chăng Hồ Xuân Hương còn là một nhà thơ chữ Hán”[33] ông Trần Thanh Mại khẳng định “ chóng ta chưa hề có những tư liệu chính thức, đích xác về tiểu sử, thân thế và sự nghiệp Hồ Xuân Hương cũng như chưa hề có một văn bản chính thức, đích xác, nguyên bản hay một bản sao thơ Nôm nào của Hồ Xuân Hương từ thời Bà hoặc gần thời Bà để lại cả. Chưa thấy một sách vở nào của một người đương thời với Hồ Xuân Hương hoặc sau đó Ýt lâu có nói đến Hồ Xuân Hương sáng tác loại thơ Nôm mà lâu nay chóng ta quen thưởng thức”, ở một chỗ khác ông lại viết “ theo tôi nghĩ, là nên tạm thời xem những bài thơ lâu nay được coi là của Hồ Xuân Hương là những thơ thuộc loại khuyết danh”. Trần Thanh Mại đã khẳng định và chứng minh “ Hồ Xuân Hương còn là một nhà thơ chữ Hán”, tài liệu tập trung trong tập thơ “ Diệu liên”. “ Diệu
liên” là tập thơ của nữ sĩ Mai Am, tức lại Đức công chúa, tên Trinh Thận, tự
Thúc Khanh em cùng mẹ với Tùng Thiện Vương Miên Thẩm. Tập thơ này được khắc in năm 1867 tái bản năm 1885.
Các bài tựa in trên đầu tập thơ Diệu liên thi tập của Mai Am công chúa do các ông Trương Đăng Quế, viên quan đầu dưới thời Thiệu Trị, Tự Đức và của hai nhà nho Trung Quốc là Trương Bỉnh Thuyên và Hoàng Diệu Khuê. Khi nhắc tới thơ ca của công chúa Mai Am, các ông đều so sánh với thơ Hồ Xuân Hương và Phạm Lam Anh. Vậy thì đương nhiên thơ Hồ Xuân Hương viết đó phải là thơ chữ Hán. Trương Đăng Quế đề tựa năm Quý Hợi, Tự Đức thứ 16 ( 1863) : “ xem nước Nam ta mở mang bờ cõi kể cả hàng trăm hàng nghìn năm, trong khoảng thời gian Êy, đứng về thơ của phụ nữ mà nói thì trước kia chỉ có Phạm lam Anh và gần đây có Hồ Xuân Hương hai người mà thôi …”
Bài tựa của một nhà Nho Trung Quốc, Trương Bỉnh Thuyên có ghi “… Phạm Lam Anh và Hồ Xuân Hương là hai người phụ nữ hay thơ của nước Việt Nam .”
Trong bài thơ liên hoàn nhan đề Long Biên Trúc chi từ miêu tả phong cảnh thành Long Biên ( tức Hà Nội ) chép trong bé Thương sơn thi tập nhà thơ Miên Thẩm có nhắc đến một Hồ Xuân Hương đã mất được an táng bên Hồ Tây : “ Mạc hướng Xuân Hương phần thượng quá
Tuyền đài hữu hận khác thiên ti” ( Chớ có đi trên mồ Xuân Hương nhé
Ở nơi suối vàng nàng đang có mối hận tơ duyên )
Bài “ Viêm bang tú khí” chép lẫn trong tập sách chữ Hán mang tên Cẩm Ngữ cũng có nhắc tới Hồ Xuân Hương : “… Từ khoảng hơn một trăm năm lại đây, những bậc khuê tú hay thơ ở nước ta cũng không phải là Ýt: như Đoàn Thị Điểm ở Bắc Ninh , Phạm lam Anh ở Quảng Nam, Hồ Xuân Hương ở Hà Nội …” Căn cứ vào các tài liệu trên, có thể khẳng định rằng: trong triều Nguyễn từ đời Minh Mạng, Thiệu Trị, đến Tự Đức, tên tuổi nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã được nhiều người trong và ngoài nước biết tới.
Tháng 11 / 1964 trên Tạp chí văn học, Trần Thanh Mại cung cấp thông tin về “ Bản Lưu Hương Ký và lai lịch phát hiện nó”[35], ông cho đăng toàn bộ bài tựa tập thơ do Nham Giác Phu Tèn Phong Thị viết. Đây là một tài liệu quan trọng liên quan đến việc tìm hiểu thân thế, tiểu sử Hồ Xuân Hương mà từ đó đến nay chưa một tài liệu nào có thể phủ nhận. Trần Thanh Mại nhấn mạnh: vấn đề căn bản trong việc nghiên cứu và xác định lai lịch cũng như vị trí Hồ Xuân Hương trong văn học là phải tìm cho ra tập Lưu Hương Ký. Ở tập thơ này tổng
đầu đề ghi rõ: Lưu Hương Ký – Hoan trung cổ nguyệt đường Xuân Hương nữ sử
tập. Trong tập thơ này không phải chỉ toàn của Xuân Hương mà cũng có một số
Ýt thơ của những người xướng họa thơ với Bà trong đó có Tốn Phong Thị và Hiệp trấn Sơn Nam thượng họ Trần. Trần Thanh Mại cho biết “ Lối chép khá cẩu thả, vài chỗ sót, nhiều chỗ sai, ở những bài xướng hoạ, không hề ghi ai xướng ai hoạ, phải đọc thật kỹ nội dung các bài mới đoán được bài nào của Hồ Xuân Hương bài nào của người khác”[35]. Song dù thế nào mặc lòng, cũng cần thấy thơ Hồ Xuân Hương có táo bạo chăng là táo bạo trên đôi ý nghĩ so với các nhà Nho khác thuở bấy giờ chứ không hề đi đến chỗ sỗ sàng “ tục tĩu. Giống như lời tựa của Tốn Phong Thị, Lưu Hương Ký “ tuy đầy vẻ gió mây trăng móc nhưng rõ ràng là xuất phát từ mối tình mà biết dừng lại trên lễ nghĩa vậy”. Lưu Hương Ký tuy có lẫn thơ của người khác nhưng đọc toàn bộ mấy chục bài thơ cả chữ
Hán lẫn chữ Nôm, người đọc vẫn nhận ra đó là một tiếng kêu thất vọng để có một tình yêu thành thực, thuỷ chung, một thứ tình yêu đầy thông cảm, một thứ tình yêu hiếm hoi trong xã hội phong kiến Việt Nam. Lưu Hương Ký là tất cả thơ văn đời nàng gửi gắm vào đó, là những ước mong nhức nhối, là trái tim thiết tha, là niềm khát sống, khát yêu của người con gái rất mực đa tình. Trong đó chứa đựng những bài thơ nàng dành tặng cho ai nàng yêu quý, như “ Cảm cựu kiêm trình cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu” ( Nhớ người cũ , viết gửi cho Cần Chánh học sĩ Nguyễn Hầu) :
“ Dặm khách muôn nghìn nỗi nhớ nhung ,
Mượn ai tới đấy gửi cho cùng Chữ tình chốc đã ba năm vẹn Giấc mộng rồi ra nửa khắc không! Xe ngựa trộm mừng duyên tÊp nập
Phấn son càng tủi phận long đong Biết còn mảy chút sương siu mấy
Lầu nguyệt năm canh chiếc bóng chong”
Còn với Tèn Phong Thị - người viết lời tựa Lưu Hương Ký - Hồ Xuân Hương viết trong bài “ Tèn Phong đắc mộng chí dữ ngã khan nhân thuật ngâm tịnh ký” ( Tèn Phong Thị nằm mộng, ghi lại mang cho xem, nhân đó ghi, thuật lại bằng thơ) :
“ Nhí ai mà biết nói cùng ai
Rằng chữ đồng ta quyết một hai . Hoa liễu vui đâu mình dễ khéo, Non sông đành giả nợ còn dài. Chén tình dầu nhẫn lâu mà nhạt,
Giải ước nguyền âu thắm chẳng phai. Đày đoạ duyên trần thôi đã định,
Xương Giang dành để ngắm tương lai”
Lưu Hương Ký là một tài liệu quan trọng, trong cuốn “ Thơ Hồ xuân Hương từ cội nguồn vào thế tục”, Đào Thái Tôn đã xem tập thơ này như một hệ quy chiếu để chọn lọc những bài thơ Nôm truyền tông là của Hồ Xuân Hương và cho rằng
Lưu Hương Ký có mét ý nghĩa quyết định trong công tác nghiên cứu thơ Hồ
Xuân Hương.