Dữ liệu:

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý hành vi đến tiến trình ra quyết định của nhà đầu tư. Bằng chứng thử nghiệm tại thị trường Việt Nam (Trang 27 - 33)

3. Phương pháp nghiên cứu:

3.1Dữ liệu:

Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu thu thập từ bảng khảo sát (phần phụ lục Bảng khảo sát) được thiết kế bao gồm 16 câu hỏi liên quan tới các yếu tố hành vi và 1 câu hỏi liên quan tiến trình ra quyết định của nhà đầu tư nhấn mạnh ở nội dung kết quả của nhà đầu tư. Trong 16 câu hỏi liên quan đến các yếu tố hành vi, có 4 câu hỏi về yếu tố Quá tự tin (Overconfident), 5 câu hỏi về yếu tố Tâm lý bầy đàn (Herding), 4 câu hỏi về yếu tố Lệch lạc do tình huống điển hình (Representativeness) và 3 câu hỏi về yếu tố Mâu thuẫn nhận thức (Cognitive dissonance). Bảng khảo sát được phát ở các sàn chứng khoán trên địa

bàn thành phố Hồ Chí Minh và thực hiện online ở website

1aRkdKTnNTdTQtXzdWU2c6MQ được đăng trên các diễn đàn, website của nhà đầu tư chứng khoán trong khoảng thời gian tháng 1 và 2/ 2013. Sau thời gian khảo sát, số bảng khảo sát thu về là 310, loại bỏ đi những bảng bất hợp lý, cuối cùng chọn được 289 bảng hợp lệ. (Xem phụ lục)

3.2 Phương pháp nghiên cứu:

Bài nghiên cứu sử dụng đồng thời hai phương pháp đó là: Phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và Phương pháp sử dụng mô hình phân tích biết số kết hợp với một số kiểm định (Kiểm định Cronbach’s Alpha và Chi bình phương)

3.2.1 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA):

Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) là một kĩ thuật thống kê được sử dụng để xác minh các cấu trúc yếu tố của một tập hợp biến quan sát. CFA cho phép các nhà nghiên cứu kiểm định giả thuyết về tồn tại mối quan hệ giữa các biến quan sát và cấu trúc cơ bản tồn tại tiềm tàng của chúng. Như vậy mục tiêu của phân tích nhân tố khẳng định là để kiểm tra xem dữ liệu đã phù hợp với mô hình đo lường giả thiết.

Việc sử dụng CFA có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: - Giả thiết nghiên cứu đang được kiểm định.

- Công cụ đo lường.

- Việc xác định tham số.

- Các yếu tố bên ngoài gây ra sự chênh lệch. - Thiếu dữ liệu.

Tiến hành Phân tích nhân tố khẳng định thông qua các bước sau: Bước 1: Xác định mô hình.

Bước 3: Tiến hành phân tích sơ bộ thống kê mô tả ( Ví dụ: tiến hành các đo lường sơ bộ, kiểm định đa cộng tuyến,..)

Bước 4: Ước tính các thông số trong mô hình. Bước 5: Đánh giá sự thích hợp của mô hình. Bước 6: Trình bày và giải thích kết quả.

Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình với thông tin thị trường thông qua các thông số với những điều kiện sau để mô hình được xem là thích hơp:

- Chỉ số thích hợp so sánh (CFI); với CFI ≥ 0.9. - Chỉ số Tucker & Lewis (TLI); với TLI ≥ 0.9. - Chỉ số GFI; với GFI ≥ 0.9.

- Chỉ số RMSEA; với RMSEA ≤ 0.08.

3.2.2. Mô hình phân tích biệt số:

Phân tích biệt số (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc) là một kỹ thuật phân tích dữ liệu khi biến phụ thuộc (biến tiêu chuẩn) là biến phân loại và biến độc lập(biến dự đoán) là biến định lượng (thang đo khoảng cách hay tỉ lệ). Mục tiêu của việc phân tích biệt số là:

- Xây dựng hàm phân tích phân biệt hay một hàm tuyến tính kết hợp các biến độc lập sao cho phân biệt rõ nhất các biểu hiện của biến phụ thuộc.

- Nghiên cứu xem có tồn tại sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm xét theo các biến độc lập.

- Xác định những biến độc lập nào là nguyên nhân lớn nhất gây ra những sự khác biệt giữa các nhóm.

- Đánh giá tính chính xác của việc phân loại. Mô hình phân tích biệt số có dạng:

D = b0 + b1X1 + b2X2 + b3X3 + …….+ bkXk

Với: D: Biệt số

b: hệ số hay trọng số phân biệt X: biến độc lập

k: Số người trả lời

Trong bài nghiên cứu, phương trình có dạng sau:

D = b0 + b1X1 + b2X2 + b3X3 + b3X4

Với X1: Quá tự tin X2: Tâm lý bầy đàn

X3: Lệch lạc do tình huống điển hình X4: Mâu thuẫn nhận thức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biến độc lập X1 (Quá tự tin) được đo lường dựa trên việc tính trung bình giá trị các quan sát thu được từ các câu hỏi sau:

1. Bạn có khả năng ước lượng giá chứng khoán trong tương lai được hay không? (confi1)

2. Nếu dự đoán giá chứng khoán tương lai của bạn khác biệt so với dự đoán giá chứng khoán của một chuyên gia phân tích nổi tiếng nào đó thì bạn vẫn quyết định đầu tư? (confi2)

4. Bạn có thể chọn được cổ phiếu tốt nhất trong nhóm các cổ phiếu tốt của thị trường? (confi4)

Biến độc lập X2 (Tâm lý bầy đàn) được đo lường dựa trên việc tính trung bình giá trị các quan sát thu được tử các câu hỏi sau:

1. Bạn cảm thấy an tâm hơn khi đầu tư giống người khác.(Herd1)

2. Bạn có sẵn sàng đầu tư vào thời điểm mà thị trường chứng khoán bi quan nhất và đi ngược xu hướng đầu tư một cách khôn ngoan. (Herd2)

3. Bạn luôn tham khảo ý kiến của người khác trước khi quyết định đầu tư vào một chứng khoán nào đó. (Herd3)

4. Bạn luôn xem xét khối lượng giao dịch của một chứng khoán trước khi quyết định đầu tư. (Herd4)

5. Bạn nhận được thông tin không khả quan về chứng khoán của một công ty A nên

không chắc chắn về việc sẽ đầu tư vào chứng khoán đó, tuy nhiên lại thấy các đối tác cũng như đối thủ lần lượt mua chứng khoán của công ty A. Lúc này bạn quyết định vẫn sẽ mua chứng khoán đó. (Herd5)

Biến độc lập X3 (Lệch lạc do tình huống điển hình) được đo lường dựa trên việc tính trung bình giá trị các quan sát thu được tử các câu hỏi sau:

1. Bạn thường xem xét thành quả trong quá khứ của một chứng khoán trước khi quyết định đầu tư vào chứng khoán đó? (Repre1)

2. Bạn tin rằng có thể dùng kết quả trong quá khứ của chứng khoán để dự đoán thành quả trong tương lai của chứng khoán đó. (Repre2)

3. Bạn cho rằng một công ty tốt thì cổ phiếu của công ty đó là tốt. (Repre3)

4. Nếu một công ty công bố một chuỗi lợi nhuận lớn hàng quý thì bạn tin rằng những lần công bố sau sẽ tốt đẹp. (Repre4)

Biến độc lập X4 (Mâu thuẫn nhận thức) được đo lường dựa trên việc tính trung bình giá trị các quan sát thu được tử các câu hỏi sau:

1. Bạn bỏ qua các thông tin mới, đối lập với những thông tin cũ mà bạn có về một loại chứng khoán nào đó và vẫn giữ quyết định đầu tư vào chứng khoán đó như ban đầu? (Cogni1)

2. Chứng khoán bạn nắm giữ đang thua lỗ nặng, bạn vẫn sẽ nắm giữ chứng khoán đó. (Cogni2)

3. Bạn tin rằng sản phẩm của công ty A sẽ chiếm lĩnh thị trường vì thế bạn phớt lờ những tín hiệu xấu cũng như những đối thủ cạnh tranh khác trong cùng lĩnh vực. Tuy chứng khoán của công ty A không ngừng giảm giá nhưng bạn vẫn tiếp tục củng cố niềm tin về sự phát triển trở lại của công ty. (Cogni3)

Các bước tiến hành Phân Tích Biệt Số:

- Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu

- Bước 2: Ước lượng các hệ số hàm phân biệt

- Bước 3: Xác định ý nghĩa của hàm phân biệt

- Bước 4: Giải thích các kết quả

- Bước 5: Đánh giá tính đúng đắn của phân tích biệt số.

4.Nội dung và các kết quả nghiên cứu:

Tiến hành phân tích:

Từ dữ liệu của bảng câu hỏi gồm 16 câu liên quan đến các yếu tố hành vi, có 4 câu hỏi về yếu tố Quá tự tin (Overconfident), 5 câu hỏi về yếu tố Tâm lý bầy đàn (Herding), 4 câu hỏi về yếu tố Lệch lạc do tình huống điển hình (Representativeness) và 3 câu hỏi về yếu tố Mâu thuẫn nhận thức (Cognitive dissonance) dựa trên thang đo Likert 5 điểm, tiến hành gộp biến bằng cách tính trung bình các kết quả của mỗi yếu tố, thu được các giá trị đại diện cho mỗi biến. (xem phụ lục)

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý hành vi đến tiến trình ra quyết định của nhà đầu tư. Bằng chứng thử nghiệm tại thị trường Việt Nam (Trang 27 - 33)