Giữa những năm 1950, lĩnh vực tài chính được thống trị bởi các mô hình tài chính chính thống (và được xem như là những mô hình tài chính chuẩn), được phát triển một cách căn bản bởi các nhà kinh tế thuộc đại học Chicago. Những giả định trung tâm của tài chính chính thống là con người là hợp lý. Tuy nhiên, các nhà tâm lý học đã thách thức nhận định này. Họ lập luận rằng con người thường chịu ảnh hưởng bởi nhận thức và các lệch lạc cảm xúc và hành động dường như là phi lý trí.
Lĩnh vực tài chính đã không được ưa chuộng để chấp nhận quan điểm của những nhà tâm lý học, những người đề xuất ra những mô hình tài chính hành vi. Thật vậy, những đề xuất ban đầu của tài chính hành vi được xem như là dị giáo. Do những ảnh hưởng của tâm lý và cảm xúc lên các quyết định được xác nhận, tài chính hành vi ngày càng nhận được sự chấp nhận rộng rãi. Mặc dù có những bất đồng về cách thức, lý do cũng như là khi nào tâm lý học lên các quyết định đầu tư, giải thưởng Nobel năm 2002 về Kinh tế đã dẫn đến lĩnh vực tài chính hành vi.
*Một số sự khác biệt của tài chính chính thống và tài chính hành vi như sau:
- Tài chính chính thống cho rằng tiến trình con người ra quyết định là hợp lý và chinh xác. Trái lại, tài chính hành vi nhận thấy con người tuân theo những quy luật không hoàn hảo trong quá trình ra quyết định, mà gây ra những thiên lệch trong niềm tin và dẫn đến những lỗi sai.
- Tài chính chính thống giả định rằng con người tuân theo những quy tắc độc lập và logic. Còn tài chính hành vi cho rằng cảm xúc và bản năng bầy đàn đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình ra quyết định.
- Tài chính chính thống giả định rằng thị trường là hiệu quả, chỉ ra rằng giá của mỗi chứng khoán phản ánh đúng giá trị thực tại của nó. Tài chính hành vi tranh luận rằng những thiên lệch dựa trên kinh nghiệm, các lỗi sai, tác động của cảm xúc và những ảnh hưởng xã hội dẫn tới sự khác biệt giữa giá thị trường và giá trị nội tại.
Theo Graham Elliot Shircore, CFA, sự biến động của một loạt các tài sản tài chính đã một lần nữa đặt ra cho tài chính chính thống những câu hỏi và để lại giả thuyết Thị trường hiệu quả cái mà hình thành nên xương sống của giả thuyết tài chính một câu hỏi mở.
Cơ sở của một trong những thách thức được thảo luận rộng rãi đối với lý thuyết tài chính chính thống là tác động của những ảnh hưởng tâm lý lên hành vi con người. Tài chính hành vi lập luận rằng, thị trường hoàn toàn hợp lý là không thực tế, do ảnh hưởng của các thiên lệch tâm lí mà ảnh hưởng một cách hệ thông lên tiến trình ra quyết định đầu tư.
Trong khi đó, ở dạng đơn giản của cách nghĩ này là xuất hiện những thiên lệch tâm lý ở tất cả các tầng lớp xã hội, thì tại sao không có trong thế giới tài chính?
Không giống như EMH, tài chính hành vi được củng cố bởi một tập hợp các nguyên tắc thống nhất kết hợp một cách chặt chẽ những quan sát những ảnh hưởng tâm lý hành vi. Vì lý do này, nó không khớp với những khái niệm đã được định sẵn, và cố gắng
tích hợp một cách thực tế những lý thuyết tài chính hành vi lên tiến trình ra quyết định đầu tư mà không có phương pháp chính xác nào. Điều đó cho biết, từ cái nhìn thực tế, theo câu nói của Warren Buffet, “sợ hãi khi thấy những người khác tham lam, và tham lam khi thấy những người khác sợ hãi” là một ví dụ hoàn hảo về việc đánh giá tác động của tâm lý lên tiến trình ra quyết định.
Bài nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi sau:
- Yếu tố nào trong bốn yếu tố tâm lý hành vi được nghiên cứu: Quá tự tin, Tâm lý bầy đàn, Mâu thuẫn nhận thức và Lệch lạc do tình huống điển hình có ảnh hưởng đến tiến trình ra quyết định của các nhà đầu tư?
- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến tiến trình ra quyết định của nhà đầu tư có giống nhau không? (Tiến trình ra quyết định của nhà đầu tư sẽ được phản ánh bằng kết quả đầu tư).
- Có sự phân biệt gì giữa hai nhóm nhà đầu tư: nhà đầu tư có lợi nhuận cao và nhà đầu tư có lợi nhuận thấp liên quan đến việc bị ảnh hưởng bởi các yếu tố Tâm lý hành vi trong tiến trình ra quyết định.