1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tronglĩnh
1.2. Nguyên nhân của những vướng mắc, bất cập trong công tácxử lý vi phạm
Những vướng mắc, bất cập nêu trên do những nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, công tác quản lý đất đai hiện nay vẫn tồn tại phổ biến cơ chế "xin- cho); việc phân cấp thẩm quyền mạnh cho các địa phương là yếu tố tích cực để địa phương chủ động nhưng cũng tạo ra tình trạng "vừa đá bóng, vừa thổi còi"; còn có thực tế phổ biến nhạy cảm hiện nay là khi tổ chức, cá nhân được giao đất, cho thuê đất phải “quan hệ” với người có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất là Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện... Vì vậy, khi những đối tượng này vi phạm sẽ rất khó xử lý.
18
TS. Trần Minh Hương (2008), “Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thực trạng quy định, thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện”, Tạp chí Luật học, (8), Hà Nội.
Thứ hai, cơ quan Thanh tra đất đai ở Trung ương có thẩm quyền xử phạt nhưng không có quyền thu hồi đất, nhiều vi phạm được phát hiện và đề nghị địa phương xử lý, thu hồi nhưng không được thực hiện hoặc thực hiện không kiên quyết, triệt để và không có cơ chế xử lý nên đã hạn chế đến kết quả và chất lượng xử phạt vi phạm hành chínhvề đất đai.
Thứ ba, trình độ năng lực của cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật còn hạn chế. Đa số cán bộ thuộc ngành TNMT có chuyên môn về quản lý đất đai nhưng lại thiếu chuyên môn về pháp luật nên việc xây dựng các quy phạm pháp luật và áp dụng pháp luật còn hạn chế, thiếu sót.
Thứ tư, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật chưa được thực hiện thường xuyên; công tác tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đất đai của Bộ TNMT mới chú trọng việc tổ chức giao lưu trực tuyến hàng năm mà chưa tổ chức thành các đợt tuyên truyền sâu rộng, theo chuyên đề, đối tượng, chưa có hình thức phù hợp, hiệu quả. Vì vậy, các quy định của Luật Đất đai nói chung và xử lý vi phạm về đất đai nói riêng chưa thực sự đi sâu vào cuộc sống xã hội.
Thứ năm, trình độ hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của người dân còn hạn chế. Nhiều người dân chưa nhận thức được việc sử dụng đất phải đúng mục đích, theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật Nhà nước, nên nhiều vụ vi phạm pháp luật đất đai đã xảy ra.
2. Quan điểm, định hướng hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam đã nêu quan điểm “Hoàn thiện hệ thống luật pháp về bảo vệ môi trường; xây dựng chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa, xử lý các hành vi vi phạm”19. Mặt khác, Nghị quyết số 48/2010/QH12 ngày 19/6/2010 của Quốc hội đã ban hành Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII (2007 - 2011), trong đó có dự án Luật xử lý vi
19
Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
phạm hành chính và Luật Đất đai(sửa đổi).
Nghị quyết số 19-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại đã đưa ra quan điểm chỉ đạo đối với chính sách pháp luật đất đai “có chế tài xử lý nghiêm các hành vi vi phạm chính sách, pháp luật về đất đai. Kiên quyết lập lại trật tự trong quản lý, sử dụng đất đai”và đề rađịnh hướng tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai “rà soát, sửa đổi, bổ sung chế tài xử lý đủ mạnh đối với các trường hợp vi phạm”.
Thể chế hóa quan điểm, định hướng của Nghị quyết số 19-NQ/TW, Điều 204 của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã quy định:
“1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
….
4. Chính phủ quy định cụ thể các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai và biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực đất đai.”
Trên cơ sở các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội, tác giả kiến nghị một số định hướng hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai như sau:
Thứ nhất,thểchếhóa các chủ trương, chính sách củaĐảngvàNhà nước trong lĩnh vực đất đai nói chung và công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai nói riêng thành các quy định của pháp luật.
Thứ hai, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo hướng đồng bộ, phù hợp, có chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa và xử lý các hành vi vi phạm.
Thứ ba, điều chỉnh thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo hướng hợp lý hơn, đặc biệt là tăngthẩm quyền xử phạt.
cách hành chính, cải cách bộ máy nhà nước; tiếp thu cóchọnlọc kinh nghiệm lập pháp của các nước vàcủa quốc tế trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực đất đai.
3. Những nội dung cần quy định trong Nghị định để hướng dẫn quy định về xử phạt vi phạm hành chính của Luật đất đai