Công tácxử lý vi phạm hành chính tronglĩnh vực đấtđai của người có thẩm

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đề xuất các nội dung cần phải hướng dẫn trong nghị định liên quan đến xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai (Trang 31 - 40)

2. Thực tiễn xử lý vi phạm hành chính tronglĩnh vực đấtđai

2.2.Công tácxử lý vi phạm hành chính tronglĩnh vực đấtđai của người có thẩm

đai, đa số họ là những người nắm giữ các chức vụ quản lý trong bộ máy nhà nước ít có điều kiện tiếp cận và phát hiện các hành vi vi phạm. Trên thực tế những người này xử phạt vi phạm hành chínhđối với những hành vi vi phạm được thực hiện trên cơ sở biên bản vi phạm hành chính được lập bởi các đoàn thanh tra, kiểm tra do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập.

2.2. Công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai của người có thẩm quyền có thẩm quyền

Theo quy định của pháp luật hiện hành, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được trao cho Chủ tịch UBND các cấp và thanh tra chuyên ngành đất đai. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính của một số chức danh còn hạn chế từ khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành đến nay, cụ thể:

2.2.1. Việc xử lý vi phạm hành chính của người có thẩm quyền thuộc cơ quan Trung ương

Theo báo cáo tổng kết công tác nămcủa Thanh tra BTNMT từ năm 2004 đến năm 2010, Chánh thanh tra và Thanh tra viên thuộc Thanh tra Bộ TNMT chưa ban hành một quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai nào. Mặc dù, trung bình hàng năm Thanh tra Bộ tiến hành 4 cuộc thanh tratheo kế hoạch.

Về phía Thanh tra Tổng cục Quản lý đất đai, đây là cơ quan mới được thành lập theo Quyết định số 134/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý đất đai trực thuộc Bộ TNMT. Mặc dù, Nghị định số 105/2009/NĐ-CP trao quyền cho Chánh thanh tra Tổng cục Quản lý đất đai được xử phạt đến 100.000.000 đồng và hàng năm cơ quan này thực hiện trung bình khoảng 6 cuộc thanh tra. Tuy nhiên, từ khi được thành lập đến khi bị giải thể theo quy định của Luật Thanh tra năm 2010, Chánh thanh tra và thanh tra viên thuộc Thanh tra Tổng cục Quản lý đất đai cũng chưa ban hành một quyết định xử phạt vi phạm hành chính nào.

Nhằm xử lý các vi phạm đã được phát hiện qua thực hiện Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg; ngày 20 tháng 01 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 134/CT-TTg về việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai của các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất. Căn cứ yêu cầu của Chỉ thị số 134/2010/CT-TTg, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định số 415/QĐ-BTNMT ngày 27 tháng 02 năm 2010 kèm theo Kế hoạch hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 134/2010/CT-TTg gửi cácBộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc kiểm tra, xử lý các tổ chức sử dụng đất có vi phạm theo tinh thần Chỉ thị số 134/2010/CT-TTg trên phạm vi cả nước trong thời gian 02 năm (2010- 2011) và các Văn bản:số 4118/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 12 tháng 10 năm 2010, số 1515/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 10 tháng 5 năm 2011 và số 3283/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 05 tháng 9 năm 2011 kèm theo đề cương báo cáo và các biểu mẫu để các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp kết quả 02 năm thực hiện Chỉ thị số 134/2010/CT-TTg. Kết quả xử lý cụ thể như sau:

Trong 02 năm (2010, 2011), Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập 02 Đoàn kiểm tra, thanh tra liên ngành (Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ và Bộ Xây Dựng) tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và 06 Đoàn thanh tra tại 06 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm Hải Phòng, Kiên Giang, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa và Bình Dương đã thanh tra, kiểm tra 37 tổ chức đang quản lý, sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Kết quả thanh tra đã kiến nghị thu hồi đất của các tổ chức đang quản lý, sử dụng đất có sai phạm với tổng diện tích 465,14 ha đất và đất rừng tự nhiên (trong đóthành phố Hà Nội 1,3ha, thành phố Hồ Chí Minh 3,06ha, thành phố Hải Phòng 1,96 ha, tỉnh Quảng Ninh 7,5 ha đất và 450 ha đất rừng tự nhiên, tỉnh Khánh Hòa 1,32 ha).

Năm 2010, 2011 Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Tổng cục Quản lý đất đai thành lập 06 Đoàn kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện Chỉ thị số 134/2010/CT-TTg (trong đó năm 2010 thành lập 02 Đoàn tại 11 tỉnh, thành phố trực trong cả nước gồm Cà Mau, Long An, Hậu Giang, Tiền Giang, Cần Thơ, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Thái Bình, Bắc Kạn. Năm 2011, thành lập 04 Đoàn tại 20 tỉnh, thành phố gồm Gia Lai, Kon Tum, Đăk Nông, Bình Phước, Lâm Đồng, Quảng Nam, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu, Hải Dương, Phú Thọ, thành phố Hồ Chí Minh, Bạc Liêu,

Thanh Hóa, Ninh Bình và Lạng Sơn).

2.2.2. Việc xử lý vi phạm hành chính của người có thẩm quyền thuộc cơ quan hành chính nhà nước ở cấp địa phương

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai ở cấp địa phương gồm có Chủ tịch UBND các cấp, Chánh thanh tra Sở TNMT, thanh tra viên đất đai đang thi hành công vụ. Do công tác báo cáo thống kê hiện nay của ngành quản lý đất đai còn hạn chế, hiện nay không có số liệu đầy đủ về công tác xử phạt vi phạm hành chínhở các địa phương đặc biệt là ở cấp xã và cấp huyện.

Theo số liệu thống kê của Thanh tra Tổng cục Quản lý đất đai tổng hợp từ Báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường 31 tỉnh theo yêu cầu của Công văn số 499/TCQLĐĐ-TTr ngày 23 tháng 5 năm 2011 của Tổng cục Quản lý đất đai về việc báo cáo tổng hợp công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai từ năm 2004 đến năm 2010, phục vụ công tác tổng kết và sửađổi Luật Đất đai năm 2003cho thấy: Thanh tra Sở TNMT các tỉnh trên đã xử lý 899 trường hợp trong đó: xử phạt cảnh cáo 22 trường hợp, phạt tiền 4.585354.800 đối với 505 tổ chức và 74 cá nhân, các biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất; 71 trường hợp, buộc thực hiện đúng thủ tục hành chính 253 trường hợp. Riêng trong năm 2010 (thực hiện theo Nghị định số 105/2009/NĐ-CP) các tỉnh trên xử phạt được 150 trường hợp với số tiền là 1.187.150.000 đồng chiếmkhoảng 1/4 tổng số tiền xử phạt. Kết quả này là do Nghị định số 105/2009/NĐ-CP đã tăng mức xử phạt lên gấp nhiều lần so với quy định trước đây.

Ngoài ra, kết quả 02 năm thực hiện Chỉ thị số 134/2010/CT-TTg của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho thấy một phần về bức tranh xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực này, cụ thể như sau:

Tổng hợp số liệu báo cáo của 63 tỉnh, thành phố có 5.828 tổ chức vi phạm với diện tích 73.992,96 ha. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã xử lý 3.670/5.828 tổ chức (đạt 61,84%) với diện tích đất 14.323,20 ha/73.992,96 (đạt 19,33%). Trong đó:

* Kết quả xử lý về đất

- Xử lý khác 1.135 tổ chức (yêu cầu đưa đất vào sử dụng, cho phép chuyển mục đích, điều chỉnh xây dựng, xử lý trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...) với diện tích 1.353,99 ha;

- Đang lập hồ sơ thu hồi 163 tổ chức với diện tích 1.501,91 ha; - Tổ chức chưa xử lý 3.738 tổ chức với diện tích là 60.073,37 ha.

* Kết quảxử lý về tài chính

- Số tiềnsử dụng đất đã thu nộp ngân sách nhà nước 2.181.600 đồng; - Số tiền thuê đất đã thu nộp ngân sách nhà nước 21.158.428.900 đồng; - Số tiền xử phạt vi phạm hành chính 75.083.172.200 đồng;

- Số tiền một số tỉnh có báo cáo xử lý khác nhưng không ghi cụ thể hình thức xử lý 204.786.200 đồng. Chi tiết như sau:

a) Vi phạm và kết quả xử lý về đất * Tổ chức kinh tế

+ Có 4.065 tổ chức vi phạm về đất với tổng diện tích vi phạm là 70.931,18 ha.

+ Kết quả kiểm tra, xử lý:

- Đã thu hồi đất của 321 tổ chức với diện tích 11.252ha;

- Đang lập hồ sơ thu hồi đất của 213 tổ chức với diện tích là 1.441,1ha;

- Số tổ chức đã xử lý với các hình thức khác (yêu cầu đưa đất vào sử dụng, cho phép chuyển mục đích, điều chỉnh xây dựng, xử lý trong quá trình cấp giấy chứng nhận...): có 98 tổ chức với diện tích 1.360 ha;

- Số tổ chức đangxử lý: 420 tổ chức với diện tích 3.168,43 ha; - Số tổ chức chưa xử lý: 3.111 tổ chức với diện tích 53.709,25 ha.

* Tổ chức chính trị:có 21 tổ chức vi phạm về đất với tổng diện tích vi phạm là 130,44 ha.

+ Kết quả kiểm tra, xử lý:

- Số tổ chức đanglập hồ sơ thu hồi: 01 tổ chức với diện tích là 3,83ha; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Số tổ chức đã xử lý với các hình thức khác (yêu cầu đưa đất vào sử dụng, cho phép chuyển mục đích, điều chỉnh xây dựng, xử lý trong quá trình cấp giấy chứng nhận...): có 02 tổ chức với diện tích 1,2ha;

- Số tổ chức chưa xử lý: 17 tổ chức với diện tích 125,32 ha.

* Tổ chức sự nghiệp công:có 1.211 tổ chức vi phạm về đất với tổng diện tích vi phạm là 432,51 ha dưới các hình thức:

+ Kết quả kiểm tra, xử lý:

- Số tổ chức đã thu hồi đất: 65 tổ chức với diện tích đất đã thu hồi 25,11 ha; - Số tổ chức đanglập hồ sơ thu hồi: 46 tổ chức với diện tích là 30,15 ha; - Số tổ chức đã xử lý với các hình thức khác (yêu cầu đưa đất vào sử dụng, cho phép chuyển mục đích, điều chỉnh xây dựng, xử lý trong quá trình cấp giấy chứng nhận...): có 96 tổ chức với diện tích 43,37 ha;

- Số tổ chức chưa xử lý: 1004 tổ chức với diện tích 333,88 ha.

* Cơ quan nhà nước:có 521 tổ chức vi phạm về đất với tổng diện tích vi phạm là 2.480,47 ha.

+ Kết quả kiểm tra, xử lý:

- Số tổ chức đã thu hồi đất: 32 tổ chức với diện tích đất đã thu hồi 415,99 ha; - Số tổ chức đanglập hồ sơ thu hồi: 03 tổ chức với diện tích là 26,94 ha; - Số tổ chức đangxử lý: 14 tổ chức với diện tích 110,80 ha;

- Số tổ chức chưa xử lý: 472 tổ chức với diện tích 1.926,75 ha.

* Tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội:có 10 tổ chức vi phạm về đất với tổng diện tích vi phạm là 42,63 ha.

+ Kết quả kiểm tra, xử lý:

- Số tổ chức đangxử lý: 01 tổ chức với diện tích 0,80ha;

- Số tổ chức đã xử lý với các hình thức khác (yêu cầu đưa đất vào sử dụng, cho phép chuyển mục đích, điều chỉnh xây dựng, xử lý trong quá trình cấp giấy chứng nhận...): có 01 tổ chức với diện tích 0,09ha;

- Số tổ chức chưa xử lý: 08 tổ chức với diện tích 41.73 ha.

b) Vi phạm và kết quả xử lý nghĩa vụ tài chính * Các vi phạm về nghĩa vụ tài chính

- Số tiền sử dụng đất các tổ chức chưa nộp là 6.146.086.200 đồngtại các tỉnh Thái Nguyên, An Giang, Phú Thọ, Điện Biên và Bến Tre.

- Số tiền thuê đất các tổ chức chưa nộp là 5.017.320.200 đồng tại các tỉnh Nam Định, Tuyên Quang, Điện Biên, Phú Thọ, Quảng Trị và Hà Nam.

- Số tiền các tổ chức cho thuê đất, chuyển nhượngđất trái pháp luật cần xử lý là 773.945.000 đồng tại các tỉnh Nam Định, Thái Bình và Điện Biên.

* Kết quả xử lý về nghĩa vụ tài chính:

- Số tiền sử dụng đất đã thu nộp ngân sách nhà nước là 2.326.020.000 đồng tại tỉnh Bến Tre;

- Số tiền thuê đất đã thu nộp ngân sách nhà nước là 1.033.363.000 đồng tại tỉnh Thái Nguyên;

- Số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 502.273.230 đồng tại các tỉnh Lâm Đồng, Thái Bình, Nghệ An, Bình Phước, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Giang, Nam Định và Quảng Bình.

- Số tiền một số tỉnh có báo cáo xử lý khác nhưng không ghi cụ thể hình thức xử lý là 204.786.2000 đồng tại các tỉnh Thái Bình, An Giang, Đăk Lăk, Tuyên Quang và Hải Dương.

2.2.3. Nhận xét chung về công tác xử lý vi phạm hành chính a) Nhận xét về kết quả thực hiện Chỉ thị số 134/2010/CT-TTg

Qua tổng hợp kết quả 02 năm thực hiện Chỉ thị số 134/2010/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận thấy như sau:

- Một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt kết quả tương đối tốt như An Giang, Bình Phước, Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Trị, Quảng Bình, Thanh Hóa, Yên Bái, Thái Nguyên, Bình Thuận...Kết quả cụ thể một số tỉnh:

và rà soát các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất sao thực hiện Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg có 654tổ chức vi phạm trong quản lý, sử dụng đất. Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo thanh tra, kiểm tra 654/654 tổ chức (đạt 100%), đã xử lý dứt điểm diện tích đất vi phạm của các tổ chức; trong đó 403, 22 ha các tổ chức đưa đất vào sử dụng đúng quy định, đã thu hồi diện tích đất 24,37 ha, đang lập hồ sơ thu hồi đất 0.3 ha, còn lại 378.55 ha là xử lý khác;

+ Tỉnh Kon Tum theo kết quả kiểm kê Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg có 406tổ chức có dấu hiệu vi phạm. Thực hiện Chỉ thị số 134/2010/CT-TTg, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cấp các ngành, rà soát, thanh tra, kiểm tra 406/406 tổ chức (đạt 100%) chỉ còn 27 tổ chức vi phạm trong quản lý, sử dụng đất với diện tích 1.852,875 ha; hiện đã thu hồi diện tích đất 1.361,61 ha, đang xử lý 483.89 ha.

+ Tỉnh Thanh Hóaqua rà soát có 130 tổ chức vi phạm với diện tích 96,45 ha, đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 130/130 tổ chức (đạt 100%) đã thu hồi đất của 8 tổ chức với diện tích 11,92 ha, đã lập hồ sơ trình Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành Quyết định thu hồi của 4 tổ chức với diện tích 12,01 ha, hình thức xử lý khác 110 tổ chức với diện tích 71,48 ha, còn lại đang đưa ra phương án xử lý đất của 11 tổ chức với diện tích1.04 ha... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bên cạnh đó, phần lớn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết quả rà soát, kiểm tra 02 năm thực hiện Chỉ thị số 134/2010/CT-TTg còn hạn chế, hiệu quả thấp, báo cáo mang tính hình thức, chiếu lệ như Đăk Lăk, Phú Yên, Tây Ninh, Thừa Thiên Huế, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hà Nội và Ninh Bình...

- Việc rà soát, thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất sau thời gian thực hiện Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai rất hạn chế. Theo báo cáo các tỉnh, thành phố gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ có 16/63 tỉnh, thành phố có báo cáo việc rà soát, kiểm tra, thanh tra đối với các đối tượng này gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Tuyên Quang, Bình Phước, Ninh Thuận, Hà Tĩnh, Điện Biên, Gia Lai, Lâm Đồng, Đồng Tháp, Kon Tum, Trà Vinh

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đề xuất các nội dung cần phải hướng dẫn trong nghị định liên quan đến xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai (Trang 31 - 40)