2.2.Thực trạng sử dụng thẻ thanh toán 2.2.1.Thực trạng sử dụng thẻ thanh toán tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng sử dụng thẻ connect 24 tại Vietcombank Hồ Chí Minh (Trang 25 - 42)

Bộ phận dịch vụ khách hàng Bộ phận nghiệp vụ Tiếp nhận hồ sơ và đăng ký phát hành thẻ Phát hành thẻ thông qua hội sở Thanh toán với khách hàng Thanh toán với ngân hàng phát hành

Chuẩn chi Tiếp thị Ký hợp

đồng với khách hàng

Nghiệp vụ xử lý thẻ

Mục tiêu kinh doanh và tình hình kinh doanh của Vietcombank HCM gắn liền với ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cho nên người viết sẽ viết về mục tiêu kinh doanh và tình hình kinh doanh của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Người viết chỉ đi sâu phân tích kết quả kinh doanh của Vietcombank HCM.

2.1.2.Tình hình kinh doanh.

Trong khoảng 10-15 năm tiếp theo từ năm 2005, Vietcombank sẽ tiếp tục thực hiện mục tiêu chiến lược là: “trở thành một tập đoàn tài chính đa năng có quy mô đứng trong số 70 tập đoàn tài chính lớn nhất ở Châu Á vào giai đoạn 2015-2020, có phạm vi hoạt động không những trong nước mà cả tại các thị trường tài chính thế giới”. Nhằm đạt được mục tiêu trên Vietcombank dự kiến lộ trình triển khai gồm các bước sau:

+ Tiếp tục tăng năng lực tài chính, trong đó bao gồm nâng quy mô vốn tự có và hệ số an toàn vốn thông quan phát hành thêm cổ phiếu.

+ Nâng cao năng lực điều hành và quản trị ngân hàng.

+ Phát triển mở rộng hoạt động để trở thành tập đoàn tài chính đa năng.

*Tình hình hoạt động kinh doanh từ năm 2000 đến năm 2005. -Nâng cao năng lực tài chính.

+ Xử lý nợ xấu và làm sạch Bảng Tổng kết tài sản:

Tổng số nợ đọng được đưa vào đề án tái cơ cấu để xử lý là 4.562 tỷ đồng (nợ từ năm 2000 trở về trước, chưa kể các khoản nợ bảo lãnh của Nhà nước thời kỳ bao cấp.

Tình hình xử lý nợ tồn đọng: theo đề án tái cơ cấu bao gồm: nợ tín dụng tồn đọng 3.662 tỷ đồng và nợ của ngân sách Nhà nước 899 tỷ đồng.

Tính đến 31/12/2004, Vietcombank đã xử lý nợ tồn đọng tổng giá trị lên đến 4.903 tỷ đồng, vượt xa so với tổng số nợ được đưa vào đề án tái cơ cấu, hoàn thành xuất sắc mục tiêu xử lý nợ sớm trước thời hạn 1 năm.

Tình hình trích lập dự phòng rủi ro: số dư dự phòng rủi ro của Vietcombank tại thời điểm 30/06/2005 là 960 tỷ đồng.

+ Tăng trưởng vốn chủ sở hữu và cải thiện hệ số an toàn vốn:

Kế hoạch tăng vốn trong đề án đã được thực hiện đúng nhờ nguồn cấp bổ sung Vốn điều lệ của Chính phủ, nguồn lợi nhuận để lại và các nguồn khác từ quỹ. Đến 31/12/2004 tổng nguồn vốn chủ sở hữu của Vietcombank đạt 6.938 tỷ đồng, gấp 4 lần so với thời điểm cuối năm 2000. Tỷ lệ an toàn vốn (Capital

Adequacy Ratio-CAR) của Vietcombank thời gian qua được thể hiện trong bảng sau đây:

Bảng 1: Tỷ lệ vốn an toàn của Vietcombank từ năm 2002 đến 2005

2002 2003 2004 2005

1. Tổng tài sản 81.496 97.321 119.744 135.000

2.Tổng tài sản điều chỉnh theo rủi ro 41.514 68.124 80.229 101.250 3.Vốn tự có -Theo VAS 3.832 4.973 6.938 9.000 -Theo IAS 1.835 2.919 4.703 6.600 4.Tỷ lệ CAR - Theo VAS 9,23% 7,29% 8,65% 8,9% -Theo IAS 4,42% 4,28% 5,86% 6,50% Nguồn: Vietcombank TW VAS (VietNamese Accounting Standards) – Các chuẩn mực kế toán Việt Nam.

IAS (International Accounting Standards) – Các chuẩn mực kế toán quốc tế.

Tỷ lệ an toàn vốn của Vietcombank đã được cải thiện qua các năm. Theo tính toán của các Công ty kiểm toán quốc tế KPMG và E&Y, vốn chủ sở hữu của Vietcombank chưa đảm bảo tỷ số CAR tối thiểu 8% theo chuẩn mực quốc tế. Tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực quốc tế của Vietcombank chỉ đạt 4.42% tại thời điểm 31/12/2002 và 5.86% tại thời điểm 31/12/2004.

- Hoạt động liên tục phát triển.

Nhờ kết quả của một loạt giải pháp tích cực, hoạt động kinh doanh của Vietcombank đã đạt được những thành công lớn.

+Tổng tài sản Có liên tục tăng trưởng với tốc độ cao: So với năm 2000, tổng tài sản của Vietcombank đến cuối năm 2004 đã tăng gần gấp 02 lần, đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm là 21.8%.

+Dư nợ cho vay nền kinh tế nhanh và chất lượng tín dụng được đảm bảo: Dư nợ cho vay tăng trưởng nhanh nhưng chất lượng tín dụng vẫn được Vietcombank quan tâm hàng đầu. Bằng việc áp dụng một số mô thức quản lý mới nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, số nợ xấu và tỷ lệ dư nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay đã liên tục giảm. Đến 30/06/2005 tỷ lệ này còn 2.4%.

+Mạng lưới được mở rộng không ngừng: năm 2000, từ chỗ chỉ có 01 sở giao dịch và 23 chi nhánh thì đến cuối năm 2004, Vietcombank đã có 62 chi nhánh cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng.

+Duy trì thị phần hoạt động thanh toán quốc tế trong điều kiện áp lực cạnh tranh gay gắt: thanh toán quốc tế vốn là một sản phẩm truyền thống và là thế mạnh của Vietcombank, nhưng trong thời gian qua cũng phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt, đặc biệt từ phía các ngân hàng nước ngoài - có ưu thế vượt trội về mạng lưới quốc tế, về công nghệ và các sản phẩm tiên tiến. Tuy nhiên, Vietcombank vẫn tiếp tục duy trì được doanh số thanh toán quốc tế chiếm khoảng 29% tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của cả nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Hiện đại hoá công nghệ và phát triển sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ.

Xác định nền tảng công nghệ hiện đại là một tiền đề quan trọng để phát triển các mô thức quản trị và sản phẩm tiên tiến. Vietcombank đã dành nhiều tài lực, vật lực cho các ứng dụng công nghệ. Nhờ định hướng đúng đắn đó, hàng loạt các sản phẩm với nhiều tiện ích thuận tiện cho người sử dụng đã được cung cấp đến khách hàng:

+Dịch vụ ngân hàng trực tuyến “VCB online”.

+“VCB money” là sản phẩm cung ứng dịch vụ “home banking” và “ebank” ( ngân hàng tại nhà, ngân hàng điện tử/ trực tuyến).

+“Dịch vụ thẻ tín dụng”, “hệ thống ATM và thẻ ghi nợ VCB connect - 24” là các sản phẩm đạt chất lượng quốc tế.

Đầu năm 2006 thẻ Connect 24 đạt đạt được mức 1.000.000 thẻ.

+Sản phẩm “VCB Cyber Bill Parment” cho phép các khách hàng sử dụng thẻ VCB Connect 24 thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, hoá đơn mua hàng, thẻ tín dụng… từ máy ATM.

-Phát triển mô thức quản lý ngân hàng hiện đại.

Hai lĩnh vực quan trọng nhất được ứng dụng kỹ thuật quản lý hiện đại là quản trị rủi ro tín dụng và quản lý vốn.

Trong 04 năm qua, Vietcombank đã chủ động triển khai một bước việc sắp xếp lại mô hình tổ chức và mạnh dạn áp dụng một số phương thức quản lý rủi ro, quản trị điều hành theo thông lệ quốc tế.

2.1.3.Kết quả hoạt động kinh doanh đến năm 2005.

2.1.3.1.Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.

Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất của Vietcombank

Chỉ tiêu Ghi chú 2005 2004

I.Thu nhập lãi và các khoản tương đương 6.345.238 3.852.104

II.Chi phí lãi và các khoản tương đương 3.034.139 2.440.551

III.Thu nhập lãi thuần và các khoản tương đương (III)=(I((II) 3.311.099 1.411.553

IV.Thu nhập ngoài lãi thuần 975.252 1.432.425

V.Tổng thu nhập HĐKD (V)=(III)+(IV) 4.286.351 2.843.978

VI. Tổng chi phí HĐKD 967.922 882.827

VII.Thu nhập HĐKD thuần (VII)=(V)-(VI) 3.318.429 1.961.151

VIII.Chi phí dự phòng rủi ro 1.558.546 462.566

IX.Lợi nhuận trước thuế (IX)=(VII)-(VIII) 1.759.883 1.498.585

X.Thuế thu nhập doanh nghiệp 467.330 394.772

XI.Lợi nhuận sau thuế (XI)=(IX)-(X) 1.292.553 1.103.813

XII.Lợi ích của cổ đông tối thiểu 2.344 1.040

XIII.Lợi nhuận thuần trong năm (XIII)=(XI)-(XII) 1.290.209 1.102.773

Nguồn: Vietcombank

Năm 2004, tổng thu nhập hoạt động kinh doanh của ngân hàng Ngoại thương đạt gần 2.844 tỷ đồng. Hầu hết các nguồn thu của ngân hàng đều tăng. Với cơ cấu thu nhập và chi phí trên thì lợi nhuận sau thuế của ngân hàng Ngoại thương đạt 1.104 tỷ đồng, tăng 113% so với năm 2003.

Năm 2005, tổng thu nhập hoạt động kinh doanh của ngân hàng Ngoại thương đạt gần 4.286 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng Ngoại thương đạt 1.293 tỷ đồng, tăng 17,1% so với năm 2004. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank HCM năm 2005.

Tình hình hoạt động kinh của VCB HCM tính đến 31/12/2005 như sau: -Nguồn vốn: tính đến 31/12/2005 tổng nguồn vốn của VCB HCM đạt 24.972 tỷ đồng, tăng 14,42% so với đầu năm.

Nguồn vốn huy động: đạt 22.286 tỷ đồng, chiếm 89,24% trên tổng nguồn vốn, tăng 11,88% so với đầu năm.

-Sử dụng nguồn vốn:

+Về công tác tín dụng thì tổng dư nợ đạt 13.989 tỷ đồng, tăng 25,50% so với đầu năm.

+Về kinh doanh tiền gửi: tổng tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng đạt 8.873 tỷ đồng, chiếm 35,53% tổng nguồn vốn, giảm 2,45% so với đầu năm. Trong đó: số dư tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước là 212 tỷ đồng, tăng 75,39% so với đầu năm, tổng doanh số tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước trong năm đạt 34.132 tỷ đồng , thu lãi 52,1 tỷ đồng; tiền gửi tại tổ chức tín dụng trong nước là 1.540,8 tỷ đồng, giảm 22,48% so với đầu năm, tổng doanh số đạt 16.143 tỷ đồng, thu lãi 90,2 tỷ đồng; tiền gửi tại VCB TW 5.347,5 tỷ đồng, tăng 0,73% so với đầu năm, tổng doanh thu tiền gửi tại VCB TW đạt 347.969 tỷ đồng, thu lãi 160,9 tỷ đồng.

+Về thanh toán xuất nhập khẩu: tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu trong năm đạt 7.497,5 triệu USD, tăng 37,74% so với năm trước. Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu đạt 4.536,8 triệu USD, tăng 43,66%. Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu đạt 2.960,7 triệu USD, tăng 29,55%. Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu qua phòng nhập VCB HCM tăng đều qua mỗi năm và giữ vững được thị phần khá ổn định trong thanh toán quốc tế trên địa bàn cũng như trong hệ thống. Tuy có những thời điểm biến động giá cả một số mặt hàng như: sắt, thép, xăng dầu nhưng lượng thanh toán qua Vietcombank không giảm.

+Kinh doanh ngoại tệ: hoạt động mua bán trong nước: doanh số mua vào: 2.788,8 triệu USD tăng 34,35% so với năm 2004. Doanh số bán ra: 2.793,2 triệu USD tăng 34,92% so với năm 2004.

+Hoạt động mua bán với nước ngoài: đạt 1.541,1 triệu USD, giảm 22,65%. Hoạt động mua bán với nước ngoài giảm so với năm 2004 nguyên nhân là do tình hình thế giới có nhiều biến động, giá dầu tăng kỷ lục, giá vàng cũng biến động đến mức kỷ lục.

+Hoạt động hối đoái: đổi tiền đạt 230,5 triệu USD, tăng 48,43% so với năm trước. Kiều hối đạt 178,1 triệu USD tăng 7,22% so với năm trước. chuyển tiền đến đạt 5.516 triệu USD giảm 13,96% so với năm trước. Chuyển tiền đi đạt 2.195,2 triệu USD giảm 18,27% so với năm trước. Lượng kiều hối tăng thấp và chuyển tiền giảm do thực hiện cơ chế mới về kiều hối và chuyển tiền tập trung nên doanh số về các hoạt động này không còn tăng như trước.

Năm 2005 lượng tài khoản cá nhân người Việt Nam tăng lên không ngừng, từ 60.000 tài khoản vào đầu năm 2005 tăng lên gần 120.000 tài khoản. Việc tăng khối lượng tài khoản cá nhân Việt Nam nhằm mục đích phục vụ cho các dịch vụ như thanh toán thẻ ATM, chuyển lương cho các công ty,… đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực cho VCB HCM.

Bảng 3: Phát hành thẻ và thanh toán thẻ ATM năm 2005 STT Chỉ tiêu Thực hiện năm 2005 Tăng/ giảm so với năm 2004 1 Phát hành thẻ TD QT (thẻ) 4.022 64.8% 2 Thanh toán thẻ QT (triệu USD) 167 37.4% 3 Phát hành thẻ ATM (thẻ) 83.720 17.2% 4 Sử dụng thẻ ATM (tỷ VNĐ) 5.645 98.7% Nguồn: Vietcombank

Tất cả các chỉ tiêu thực hiện năm 2005 đều tăng trưởng và vượt so với năm 2004. Việc hoàn thành vượt mức kế hoạch thể hiện một tinh thần cố gắng làm việc rất lớn của tập thể nhân viên phòng thẻ. Bên cạnh đó là những thuận lợi và lợi thế sẵn có của VCB trong công tác kinh doanh thẻ: có mạng lưới ATM nhiều nhất trên toàn quốc, là ngân hàng thanh toán được nhiều loại thẻ tín dụng nhất, triển khai phát hành thẻ tín dụng quốc tế liên kết là hướng đi đúng đắn của VCB.

2.1.4. Định hướng phát triển của Vietcombank đến năm 2015: 2.1.4.1.Mục tiêu.

Trước những yêu cầu cấp bách của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Vietcombank đã xác định một mục tiêu cụ thể: “tập đoàn tài chính đa năng có quy mô đứng trong số 70 tập đoàn tài chính lớn nhất ở Châu Á vào giai đoạn 2015-2020, có phạm vi hoạt động không những trong nước mà cả tại các thị truờng tài chính thế giới”.

Mục tiêu trên là hoàn toàn có cơ sở dựa trên các thành quả đạt được sau gần 05 năm thực hiện đề án tái cơ cấu cũng như các số liệu về tốc độ tăng trưởng và vị thế hiện tại của Vietcombank.

Năm 2004, Vietcombank xếp thứ 748 trong số gần 1.000 ngân hàng lớn nhất thế giới, tăng 10 bậc so với năm 2003 trên bình diện khu vực Châu Á (không bao gồm Nhật Bản), Vietcombank hiện xếp thứ 127 về vốn chủ sở hữu và thứ 119 tính theo tổng tài sản.

Với tốc độ tăng trưởng dự kiến 15%/năm, Vietcombank sẽ có quy mô trên 30 tỷ USD và vốn chủ sở hữu cần có khoảng 2.0-2.5 tỷ đolla Mỹ vào năm 2015. Trong khi đó, với tốc độ tăng trưởng dự kiến 5%/năm, ngân hàng lớn thứ 70 tại Châu Á hiện nay sẽ có tổng tích sản là khoảng 17 tỷ đolla Mỹ và vốn chủ sở hữu 1.4 tỷ đolla vào năm 2015.

Bảng 4: Các chỉ tiêu cơ bản của một số ngân hàng tại Châu Á ( triệu USD) Ngân hàng Xếp thứ Vốn CSH Tổng tích sản

CAR ROA ROE

Bank of China (Tquốc) 1 22.809 464.213 7.69% 0.26% 5.40% Kookmin Bank (Hàn Quốc) 10 6.643 156.610 10.00% -0.55% -11.90%

Shinhan Financial Group (Hàn Quốc) 20 3.342 116.728 NA 45.00% 18.70%

CITIC Industrial Bank (Trung Quốc) 30 2.035 50.721 8.90% 0.58% 18.70%

Macquarie Bank ( Úc) 40 1.640 33.218 19.90% 1.57% 33.70% ICICI (Aán Độ) 50 1.273 30.133 10.36% 1.47% 33.80% Pusan Bank Hàn Quốc) 75 735 14.679 11.66% 0.72% 15.10%

Nguồn: tạp chí The Banker số tháng 7 và 10/2004

Hiện tại ngân hàng Ngoại Thương đang phải cạnh tranh với hơn 40 ngân hàng thương mại trong nước: 04 ngân hàng thương mại nhà nước (BIDV, Incombank, Nông nghiệp và Mekong Delta Housing Bank) và 35 ngân hàng thương mại cổ phần, 05 ngân hàng liên doanh; hơn 35 chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Theo đánh giá khách quan của tổ chức tư vấn về kế hoạch kinh doanh và lợi nhuận thì mục tiêu phát triển của ngân hàng cho đến năm 2015 là phù hợp với xu thế phát triển trong quá trình hội nhập. Bởi vì:

-Mục tiêu phát triển của ngân hàng được nghiên cứu và phân tích từ các định chế tài chính.

-Các mục tiêu được xây dựng trên cơ sở dự báo triển vọng và tốc độ tăng trưởng nền kinh tế.

Cho nên lộ trình triển khai và mục tiêu của ngân hàng là phù hợp với thực tiễn khách quan, có khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài, ổn định, bền vững. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo đánh giá chủ quan thì ngân hàng đã có những bước chuẩn bị mang tính chủ động và tích cực để xây dựng ngân hàng thành một tập đoàn tài chính đa năng, có vị thế trong khu vực và trên thế giới. Ngân hàng chuẩn bị phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu cùng với việc thành lập các công ty con ở nước ngoài sẽ giúp cho các mục tiêu của ngân hàng thành công.

2.1.4.2.Tầm nhìn

Với mục tiêu trở thành một tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam và trở thành ngân hàng tầm cỡ quốc tế ở khu vực trong hội thập kỷ tới, hoạt động đa năng, kết hợp với điều kiện kinh tế thị trường, thực hiện tốt phương châm “luôn

mang đến cho khách hàng sự thành đạt” ngân hàng Ngoại thương đã xây dựng cho mình một chiến lược phát triển từ nay đến 2010 với những nội dung chính như sau:

-Nâng cao năng lực, nâng cao sức cạnh tranh bằng việc phấn đấu nâng chỉ số CAR đạt 10-12% và các chỉ số tài chính quan trọng khác theo tiêu chuẩn quốc tế.

-Hoàn thành quá trình tái cơ cấu ngân hàng để có một tổ chức hiện đại,

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng sử dụng thẻ connect 24 tại Vietcombank Hồ Chí Minh (Trang 25 - 42)