Thảo luận:

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA THÀNH PHẦN SỞ HỮU VỐN NƯỚC NGOÀI ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TỪ CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM (Trang 60 - 64)

4. NỘI DUNG CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4 Thảo luận:

Các tranh luận về tác động của vốn đầu tư nước ngoài vào các nền kinh tế mới nổi đã có từ lâu. Một cách thức được đưa ra để kiểm tra hiện tượng này là phân tích hiệu quả tài chính của các công ty có liên quan đến cấu trúc sở hữu vốn của nó và đánh giá mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động tài chính của các công ty có tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài.

Mặc dù trước đây đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam cũng như ở các quốc gia mới nổi khác để điều tra mối quan hệ giữa các khía cạnh nhất định của cơ cấu sở hữu và hoạt động tài chính, tuy nhiên không có kết quả thống nhất nào đạt được liên quan đến ảnh hưởng của quyền sở hữu nước ngoài và năng lực hoạt động của công ty.

Hơn hai mươi năm qua, Việt Nam đã thu hút nhiều tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp với hàng ngàn dự án. Những thành tựu kinh tế xã hội và vốn đầu tư ngước ngoài nói chung, FDI nói riêng đem đến cho đất nước ta là rất đáng kể từ việc tăng trưởng kinh tế hàng năm, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động, xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển giao công nghê, và những thành tựu khác bên cạnh một vài mặc tiêu cực không được nhắc đến ở đây. Nhưng dưới góc độ vi mô hơn tức cấp độ doanh nghiệp, thì những phát hiện trong các phân tích của bài nghiên cứu này chỉ ra sự tồn tại của sở hữu nước ngoài không phải càng cao càng hiệu quả mà chỉ đến một mức độ nhất định trong cơ cấu sở hữu sẽ giúp cải thiện lợi nhuận của công ty.

Để giải thích cho phát hiện trên, trong quá trình thực hiện đề tài, nhiều tài liệu nghiên cứu về tác động tràn mà dòng vốn đầu tư nước ngoài đem lại đã được tham khảo. Theo kết quả kiểm định đã nêu trên thì hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thuần túy nội địa lại kém hơn các doanh nghiệp có sự tham gia của

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC| 2012

nhà đầu tư nước ngoài. Nguyên nhân là do trình độ quản lý ở một vài doanh nghiệp còn hạn chế, chưa chú trọng đến việc đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (vốn được các doanh nghiệp nước ngoài xem như thành tố quan trọng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất). Hiện tượng chảy máu chất xám hiện nay cũng đang là vấn đề nổi cộm khi mà các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước phải chi ra một số tiền khá lớn đào tạo nhân lực, tuy nhiên nguồn nhân lực chất lượng cao này lại đang có xu hướng đổ về các doanh nghiệp nước ngoài. Hơn nữa, trình độ công nghệ của doanh nghiệp không đạt được một mức nhất định thì tác động cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nươc ngoài sẽ lấn át hơn, hệ quả là tác động tràn tích cực không xuất hiện12

. Việc hấp thu hiệu quả của tác động tràn còn phụ thuộc vào quốc gia tiếp nhận nó, chẳng hạn như liên quan đến trình độ lao động của nhân công hay nền công nghệ sẵn có…nên tác động tích cực của thành tố nước ngoài đối với các doanh nghiệp được đầu tư cũng chỉ có thể đạt đến một chừng mực nhất định. Một nghiên cứu trước đó về thị trường mới nổi cho rằng tác động tràn dường như ít xảy ra với các ngành được bảo hộ (vốn là sân chơi của các doanh nghiệp trong nước); năng lực hấp thụ công nghệ và khoảng cách về công nghệ của nước đầu tư và nước nhận đầu tư là hai yếu tố ảnh hưởng tới việc xuất hiện tác động tràn13, mà thực tế là khả năng hấp thụ công nghệ và trình độ công nghệ ở nước ta còn khá hạn chế. Ngoài ra, hình thức sở hữu của doanh nghiệp trong nước cũng là một yếu tố quyết định đến sự xuất hiện tác động tràn14

. Ở một góc độ khác có thể nói rằng, vốn FDI vẫn phát huy tác động trong trường hợp trình độ lao động quá thấp, nhưng các tác động tràn tích cực (như chuyển giao công nghệ, di chuyển lao động hoặc liên kết theo kiểu cung ứng và tiêu thụ sản phẩm trung gian) khó xảy ra15.

12

Theo Nguyễn Tuệ Anh cùng nhóm tác giả (2006) nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới

tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

13 Theo Kokko (1994) và Blomstrom (1985) nghiên cứu cho trường hợp của Mehico.

14 Theo Xiang Li (2001), tác giả cho rằng tác động tràn thông qua bắt chước, sao chép công nghệ không xuất hiện ở các doanh nghiệp nhà nước mà ở các doanh nghiệp tư nhân.

15

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC| 2012

Các kết quả mà bài nghiên cứu đã đạt được rất đáng khích lệ nhưng so với những kỳ vọng ban đầu về chiều hướng tương quan giữa các biến thì nó đã mở ra cho những đề tài nghiên cứu tiếp theo rất nhiều hướng tranh luận khác nhau xoay quanh vấn đề ảnh hưởng của thành phần sở hữu vốn nước ngoài dưới cấp độ công ty ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động tài chính của công ty đó. Đi ngược lại những kỳ vọng ban đầu bài nghiên cứu đưa ra, khi mà tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong công ty càng tăng lại càng làm giảm hiệu quả tài chính của công ty đó. Điều này có thể được lý giải vì khi tỷ lệ nước ngoài sở hữu càng tăng, kể cả việc có thành viên HĐQT là người nước ngoài càng khiến công ty có những biểu hiện không minh bạch trong việc báo cáo lãi/lỗ với cơ quan thuế, xu hướng mà thực tế hiện nay cho thấy là phần lớn các doanh nghiệp mà đặc biệt là các doanh nghiệp FDI thông qua hành vi chuyển giá tạo ra lỗ giả để báo cáo nhằm né thuế hoặc trì hoãn thuế và chuyển lợi nhuận về chính quốc. Phản ánh thực trạng này nên các số liệu trên báo cáo tài chính của các công ty trong mẫu đã giúp bài nghiên cứu có những kết quả thực nghiệm rất phù hợp với thực tiễn, điều này ít nhiều đã được trình bày cụ thể qua các kết quả nghiên cứu định tính.

Bên cạnh đó, phần lớn các biến kiểm soát được dùng trong mô hình cho những kết quả rất phù hợp với kỳ vọng của bài nghiên cứu về chiều hướng cũng như độ lớn của các tác động đến hai biến phụ thuộc được sử dụng là EBITTA và ROA. Tuy nhiên cũng có một số khác biệt so với kỳ vọng về các biến như INVTURNOVER hoặc CURRENTRA, điều đã được trình bày cụ thể quan phần giải thích ý nghĩa những kết quả thu được từ các mô hình.

Bài nghiên cứu này độc đáo ở chỗ nó được thực hiện trên một quan sát dài 3 năm của một mẫu gồm 168 công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán của một quốc gia mới nổi như Việt Nam. Phân tích này cũng sử dụng một tập hợp lớn các biến kiểm soát và biến giải thích khác nhau trong từng mô hình để xác định xem có sự khác biệt giữa hiệu quả hoạt động của các công ty trong và ngoài nước cũng như các mức độ khác nhau của quyền sở hữu nước ngoài trong công ty có tác động đến hiệu quả hoạt động của chúng hay không. Hơn nữa, bài nghiên cứu cũng bàn luận đến vấn đề mối quan hệ nhân quả giữa thành phần sở hữu vốn nước ngoài và

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC| 2012

hiệu quả hoạt động của công ty thông qua một vài phép kiểm tra ban đầu bằng mô hình hồi quy chéo, điều này càng giúp bài nghiên cứu chặt chẽ hơn về mặt lý luận và thực tiễn.

So với các bài nghiên cứu trước đây đã được nhóm nghiên cứu tham khảo thì các kết quả thực nghiệm thu được từ bài nghiên cứu này có sự tương quan hợp lý với các kết quả thực nghiệm trước đây, đặc biệt phù hợp với kết quả đạt được từ công trình của Ali O. Gurbuz và Asli Aybars (2010) nghiên cứu cho thị trường mới nổi Thổ Nhĩ Kỳ. Qua đó thấy được phương pháp cũng như cách chọn khoảng thời gian và cách thức thu thập, xử lý số liệu tài chính của các công ty trong mẫu được chọn là phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài này. Đồng thời bài nghiên cứu này cũng mở ra một hướng phát triển mới cho các đề tài tiếp theo bằng cách sử dụng nhều phương pháp thực nghiệm khác nhau đã từng được áp dụng trong các bài nghiên cứu trước để nghiên cứu tiếp tục cho thị trường Việt Nam và so sánh những kết quả thu được, từ đó chọn ra phương pháp nghiên cứu thích hợp nhất cho vấn đề này.

Tuy nhiên với kết quả thu được từ các mô hình trên đưa đến một tranh luận rằng có phải hiệu suất hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam giảm sút bởi thành phần sở hữu vốn nước ngoài tăng lên hay bởi một lý do khác, đó là vì khoảng thời gian mà chúng ta quan sát là những năm hậu khủng hoảng, khiến các doanh nghiệp trong nền kinh tế cũng chịu ít nhiều ảnh hưởng từ hậu quả cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới, từ đó làm cho các kết quả tài chính thu thập từ các công ty này chỉ mang ý nghĩa giai đoạn. Có lẽ vấn đề này sẽ mở ra một hướng nghiên cứu mới cho các tranh luận của những đề tài tiếp theo.

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC| 2012

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA THÀNH PHẦN SỞ HỮU VỐN NƯỚC NGOÀI ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TỪ CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM (Trang 60 - 64)