Nhóm mô hình sử dụng ROA làm biến phụ thuộc:

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA THÀNH PHẦN SỞ HỮU VỐN NƯỚC NGOÀI ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TỪ CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM (Trang 54 - 60)

4. NỘI DUNG CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3 Nhóm mô hình sử dụng ROA làm biến phụ thuộc:

Các kết quả của mô hình thứ 5 khi sử dụng ROA là biến phụ thuộc thể hiện hiệu quả hoạt động tài chính của công ty, cho thấy mức độ ý nghĩa của các hệ số của các biến kiểm soát cao hơn trong mô hình đầu tiên nhưng về dấu thì không thay đổi, tuy nhiên xét về độ lớn thì trong mô hình này các hệ số tương đối nhỏ hơn so với mô hình đầu tiên. Bên cạnh đó cũng có một số thay đổi về ý nghĩa thống kê của một số biến như: biến kiểm soát CLTA có tác động tiêu cực và đáng kể đến hiệu quả hoạt động tài chính của công ty ( t = -2.362, p < 0.05), điều này là phù hợp trong thực tế vì nếu công ty càng có nhiều nợ thì sẽ càng phát sinh nhiều nghĩa vụ nợ liên quan, khiến thu nhập ròng của công ty giảm sút, điều này lý giải tại sao khi biến phụ thuộc là ROA thì biến kiểm soát này mới có ý nghĩa thống kê.

Bảng 4.2: Kết quả nhóm mô hình sử dụng ROA làm biến phụ thuộc Dependent

variable

ROA

Mô hình 5 Mô hình 6 Mô hình 7 Mô hình 8

SIZE 0.031143*** 0.031022*** 0.032161*** 0.024472*** (10.754) (9.845) (11.818) (7.974) AGE 0.000554*** 0.000531*** 0.000577*** 0.000452*** (6.698) (5.922) (6.821) (4.959) DEBT -0.139913*** -0.139611*** -0.141192*** -0.136518*** (-22.513) (-21.496) (-23.503) (-23.029) CLTA -0.014386** -0.012067** -0.012436** -0.019834*** (-2.362) (-2.143) (-2.286) (-4.051) DIVPAYOUT 0.242742*** 0.243025)*** 0.230506*** 0.243841*** (18.512) (17.011) (17.732) (20.743) CAPINTENSITY 0.003496 0.004806 0.008814 0.017958*** (0.650) (0.863) (1.580) (3.935) INVTURNOVER -0.000000** -0.000000** -0.000000** -0.000000 (-2.155) (-2.094) (-2.049) (-1.258) CURRENTRA -0.000724*** -0.000716*** -0.000781*** -0.000734***

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC| 2012 (-4.283) (-4.328) (-6.659) (-4.533) NETSALESTA 0.002138** 0.001785* 0.003069*** 0.003290*** (2.097) (1.744) (3.095) (3.457) FIPERCENT -0.018526*** (-2.896) FOREIGNER -0.008991*** (-2.636) MIN 0.011721*** (9.457) MAJ -0.003144 (-1.331) MIN2008 -0.029018*** (-3.175) MIN2009 -0.009422 (-1.085) MIN2010 -0.07534* (-1.782) MAJ2008 -0.053752*** (-4.821) MAJ2009 -0.016813 (-1.526) MAJ2010 -0.015084 (-1.367) DOM2008 -0.030316*** (-3.201) DOM2009 -0.025099*** (-2.693) DOM2010 -0.035991*** (-3.808) Constant -0.107231*** -0.107906*** -0.120997*** -0.051204***

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC| 2012

Nguồn: Kết quả tổng hợp bởi nhóm nghiên cứu

Các kết quả trên Bảng 4.2 cho thấy đến mô hình này biến kiểm soát INTURNOVER bắt đầu có ý nghĩa thống kê, thể hiện một tác động tiêu cực và đáng kể đến hiệu quả hoạt động tài chính của công ty (t = -2.155, p < 0.05) tuy nhiên có hệ số rất nhỏ, nghĩa là công ty có lượng hàng tồn kho bình quân càng nhỏ thì càng làm giảm hiệu quả tài chính, vì trong giai đoạn 2008-2009 thế giới vừa trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính lớn, Việt Nam tuy không có tên trong danh sách các nước bị khủng hoảng nhưng cũng chịu ảnh hưởng liên đới nhất định, khiến cho giá cả nguyên liệu đầu vào, hàng hóa thành phẩm nội địa, xuất hay nhập khẩu đều bất ổn; trong điều kiện này thì công ty nào có chiến lược dự trữ hàng tồn kho tốt hơn sẽ có sự bảo đảm tốt hơn về doanh số, góp phần duy trì lợi nhuận. Tuy nhiên điều này chỉ ảnh hưởng không đáng kể đến hiệu quả kinh doanh thể hiện ở hệ số biến kiểm soát INVTURNOVER rất nhỏ.

Cũng như mô hình đầu tiên, biến giải thích FIPERCENT có tác động tiêu cực và đáng kể đến công cụ đo lường hiệu quả tài chính ROA (t = -2.896, p < 0.01) nghĩa là công ty có tỷ lệ sở hữu nước ngoài càng lớn thì hoạt động càng kém hiệu quả, kết quả này là phù hợp với giải thích ở mô hình đầu tiên.

Theo kết quả của mô hình thứ 6 thì mức ý nghĩa của các hệ số của các biến kiểm soát trong mô hình này không có sự khác biệt đáng kể so với mô hình thứ 5, tuy nhiên các hệ số tương ứng có phần nhỏ hơn trong mô hình thứ 5, vì vậy các giải

(-6.512) (-6.074) (-7.782) (-2.767) Số lƣợng các quan sát 504.000 504.000 504.000 504.000 Số lƣợng nhóm 168.000 168.000 168.000 168.000 F-statistic 301.7592 216.8656 254.7635 183.8840 Prob(F-statistic) 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000

Thể hiện các mức ý nghĩa thống kê qua giá trị p-value đƣợc ký hiệu nhƣ sau : *: p<0.10; **: p<0.05; ***: p<0.01

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC| 2012

thích cho mô hình thứ 5 cũng phù hợp với mô hình này. Điều đáng lưu ý ở đây là biến giả FOREIGNER mà nhóm nghiên cứu cố tình đưa vào đã có ý nghĩa thống kê,

biểu hiện tác động tiêu cực và đáng kể đến biến phụ thuộc ROA ( t = -2.636, p < 0.01), kết quả này phù hợp với kết quả ở mô hình 5, tuy nhiên nó cũng mang

đến nhiều ngạc nhiên thú vị vì thường có quan điểm cho rằng khi có nhà quản trị là người nước ngoài sẽ giúp công ty cải thiện hiệu quả hoạt động của nó thông qua cách thức quản trị tiên tiến trên thế giới được áp dụng vào nước sở tại. Trong khi đó với kết quả của mô hình này thì công ty có thành viên HĐQT là người nước ngoài lại có một hiệu quả hoạt động tài chính kém hơn. Tuy nhiên kết quả này không mâu thuẫn với lập luận ban đầu mà nó giúp ta thấy hai mặt của một vấn đề. Thành viên HĐQT là người nước ngoài không hẳn sẽ giúp cải thiện vấn đề hoạt động của công ty, có thể vì họ chưa có đủ sự am hiểu về văn hóa, con người của nước sở tại hay sự áp dụng nóng vội và cứng nhắc các phương pháp quản trị mới trên thế giới.

Và hơn hết, như đã trình bày trong các giải thích trước việc thành viên HĐQT là người nước ngoài càng khiến công ty đó dễ dàng thực hiện một số hành vi như chuyển giá để tạo hiện tượng lỗ giả cho doanh nghiệp hòng né thuế hoặc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Đây cũng là một lý do phù hợp để giải thích tại sao việc xuất hiện thành viên HĐQT là người nước ngoài không giúp công ty cải thiện hoạt động của nó. Thêm một bất ngờ thú vị nữa là theo như bộ dữ liệu mà bài nghiên cứu thu thập được thì các thành viên HĐQT là người nước ngoài trong mẫu 168 công ty chủ yếu là từ các quốc gia châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore10 và một vài quốc gia khác, có thể còn một cách giải thích khác cho vấn đề này trong những nghiên cứu sau.

Trong mô hình thứ 7, các hệ số của các biến kiểm soát có mức ý nghĩa thống kê lớn hơn so với các hệ số tương ứng trong mô hình thứ 5 nhưng về dấu thì không đổi, tuy nhiên các hệ số cũng lớn hơn trong mô hình thứ 5, vì vậy các giải thích tương ứng cho từng biến kiểm soát trong mô hình 5 hay mô hình đầu tiên đều giải

10

Điều này cũng đúng với thực tế vì theo số liệu của Tổng cục thống kê xét trên tổng số dự án và tổng vốn đầu tư đăng kí (tính lũy kế dự án còn hiệu lực đến 31/12/2010) thì Đài Loan là quốc gia có số lượng dẫn đầu, theo sau là Hàn Quốc, Singapore và Nhật Bản.

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC| 2012

thích tốt cho các biến tương ứng trong mô hình này. Cũng như trong mô hình thứ 3, biến MIN có ảnh hưởng tích cực và rất đáng kể đến hiệu quả hoạt động của công ty ( t = 9.457, p < 0.01), nghĩa là các công ty có thành phần sở hữu nước ngoài nhỏ hoạt động tốt hơn các công ty nội địa và công ty có nước ngoài sở hữu đa số hay chỉ một tỷ lệ sở hữu nước ngoài nhỏ sẽ giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn. Trong khi đó biến MAJ lại không có ý nghĩa thống kê thể hiện qua sự vô nghĩa của hệ số biến trong bảng kết quả các mô hình.

Tác động hàng năm của cấu trúc sở hữu nước ngoài thiểu số và đa số lên hiệu quả hoạt động của công ty với việc sử dụng ROA làm biến phụ thuộc được phân tích trong mô hình cuối cùng này. Các biến MIN2008, MIN2010 có tác động tiêu cực và đáng kể đến hiệu quả hoạt động của công ty ( t = -3.175, p < 0.01; t = -1.782, p < 0.1) với các hệ số biến có giá trị lớn hơn kết quả đạt được ở mô hình thứ 4, điều này chứng tỏ trong những năm 2008 và 2010 các công ty có người nước ngoài sở hữu ít hơn 25% số cổ phần có tình hình hoạt động kém hiệu quả so với các công ty nội địa (tức là công ty có nước ngoài sở hữu ít hơn 5%). Cũng như mô hình thứ tư, biến MAJ2008 tác động tiêu cực và đáng kể đến hiệu quả hoạt động của công ty ( t = -4.821, p < 0.01) thể hiện các công ty có nước ngoài sở hữu đa số vốn cổ phần sẽ hoạt động yếu hơn công ty nội địa hoặc có sổ cổ phần được sở hữu thiểu số bởi nhà đầu tư nước ngoài vào năm 2008, điều này phù hợp với kết quả mô hình thứ 5.

Theo Bảng 4.2, có một sự trùng hợp trong kết quả mô hình cuối cùng là cả ba biến DOM2008, DOM2009, DOM2010 đều có tác động tiêu cực và đáng kể đến hiệu quả hoạt động của công ty ( lần lượt t = -3.201, p < 0.01; t = -2.693, p < 0.01; t = -3.808, p < 0.01) nghĩa là trong các năm này thì công ty thuần nội địa hay có vốn cổ phần rất nhỏ được sở hữu bởi người nước ngoài hoạt động kém hiệu quả hơn công ty có sở hữu nước ngoài thiểu số, kết quả này là phù hợp với kết quả ở mô hình thứ 7. Các giải thích theo từng năm giúp tăng sức mạnh phân tích cho các mô hình biểu hiệu tác động của sở hữu nước ngoài thiểu số và đa số lên hiệu quả hoạt động của công ty. Bên cạnh đó, trong mô hình cuối cùng này mức ý nghĩa của các

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC| 2012

hệ số của các biến kiểm soát gần tương đương với mô hình thứ 7 chỉ có biến kiểm soát INVTURNOVER không còn ý nghĩa thống kê nữa.

Nhìn chung các kết quả thu được từ nhóm mô hình thứ hai so với nhóm mô hình đầu tiên có những khác biệt đáng kể theo hướng bổ sung cho nhau. Khi sử dụng ROA như biến phụ thuộc của mô hình thì các biến kiểm soát như CLTA và INVTURNOVER bắt đầu có ý nghĩa thống kê, chứng tỏ sự tồn tại của hai biến này trong mô hình là hoàn toàn phù hợp. Hơn nữa, so với nhóm mô hình sử dụng EBITTA làm biến phụ thuộc thì mức ý nghĩa các hệ số của các biến trong những mô hình này tương đối cao hơn, thể hiện mức độ phù hợp hơn khi sử dụng ROA làm biến phụ thuộc.

Kết quả thu được từ nhóm mô hình thứ hai càng củng cố cho kết luận của nhóm mô hình đầu tiên khi thể hiện một tác động tiêu cực và đáng kể của tỷ lệ sở hữu vốn nước ngoài đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Nghĩa là ở một tỷ lệ sở hữu vốn bởi nhà đầu tư nước ngoài nhất định thì khi tỷ lệ này tăng sẽ càng làm giảm thu nhập của công ty, kết quả gần như phù hợp với nghiên cứu của

Haddad và Harrison (2003)11

. Nghiên cứu qua tác động hàng năm càng củng cố cho kết luận trên và cũng chỉ ra thêm rằng trong các năm 2008-2010 các công ty nội địa hoàn toàn hay có tỷ lệ sở hữu nước ngoài thấp dưới 5% có kết quả kinh doanh kém hơn so với các công ty có tỷ lệ sở hữu nước ngoài mức độ thiểu số, tức là từ 5% đến 25%, đây là điều chưa được phát hiện qua kết quả của nhóm mô hình đầu tiên.

Trong các kết quả này, đáng chú ý nhất là sự xuất hiện mức ý nghĩa đáng kể của biến FOREIGNER, có tác động tiêu cực đến biến phụ thuộc ROA. Điều này cho thấy việc thử nghiệm biến định tính FOREIGNER trong mô hình để nghiên cứu tác động của thành viên HĐQT là người nước ngoài đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty mà bài nghiên cứu thực hiện là phù hợp. Với kết quả thực

11 Nghiên cứu của Haddad và Harrison (1993) về ngành công nghiệp chế biến của Marroc tìm thấy bằng chứng của tác động tràn về năng suất, nhưng mức độ tác động yếu hơn những ngành có nhiều doanh nghiệp nước ngoài.

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC| 2012

nghiệm thu được, việc thành viên HĐQT là người nước ngoài càng làm cho hiệu quả tài chính của công ty kém đi cho chúng ta thấy một cái nhìn và đánh giá toàn diện hơn về vấn đề này.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA THÀNH PHẦN SỞ HỮU VỐN NƯỚC NGOÀI ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TỪ CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM (Trang 54 - 60)