3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU
3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
Đánh giá tác động của thành phần sở hữu nước ngoài có thể được thực hiện bằng cả hai phương pháp định tính và định lượng hoặc kết hợp cả hai. Tuy nhiên, kết quả của đánh giá định tính chủ yếu mang tính mô tả, xác định khả năng có hay
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC| 2012
không có các tương quan giữa sở hữu nước ngoài với thành quả công ty (biểu hiện qua “tác động tràn”1
được đề cập ở phần sau của bài nghiên cứu) nhưng không đánh giá được là nó có thực sự xuất hiện hay không và mức độ tác động của nó như thế nào. Đánh giá bằng phương pháp định lượng khắc phục điểm yếu này trên cơ sở áp dụng các mô hình kinh tế lượng được sử dụng ngày càng nhiều. Từ đó có thể rút ra những kết luận cụ thể hơn và vì vậy có ý nghĩa hơn đối với chủ doanh nghiệp được đầu tư cũng như các nhà hoạch định chính sách.
Về nghiên cứu định tính, trước hết thông qua việc thu thập các số liệu, dữ liệu có liên quan bài nghiên cứu sẽ đưa ra những kết luận ban đầu cho hướng nghiên cứu này thông qua các phân tích định tính để trả lời sơ lược các câu hỏi nghiên cứu ban đầu như liệu thành phần sở hữu vốn nước có ảnh hưởng đến thành quả hoạt động của công ty không, hay như có hiệu ứng lan truyền của các công ty nước ngoài không, quá trình chuyển giao công nghệ như thế nào qua các thời kỳ và đã thúc đẩy nền kinh tế nói chung và các công ty nói riêng phát triển như thế nào. Theo kinh nghiệm từ các bài nghiên cứu trước thì bước nghiên cứu định tính này là rất quan trọng vì nó giúp chúng ta định hướng tốt hơn cho đề tài, đặc biệt là có những đánh giá đầy đủ cả chiều rộng lẫn chiều sâu cho các kết quả kỳ vọng mà bài nghiên cứu mang lại.
Về phương pháp định lượng thì bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp dùng bảng dữ liệu chéo giữa các công ty để phân tích. Việc sử dụng dữ liệu dạng bảng trong bài nghiên cứu này giúp chúng ta có thể phân tích cho nhiều công ty theo thời gian bằng cách kết hợp thông tin theo chuỗi thời gian và thông tin chéo giữa các công ty. Khi mối quan hệ giữ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và tỷ lệ sở hữu nước ngoài được phân tích trong một mô hình hồi quy chéo dạng bảng dữ liệu kết hợp với việc lấy trọng số theo dữ liệu chéo giữa các doanh nghiệp sẽ giúp
1
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC| 2012
khắc phục hiện tượng đa công tuyến2, phương sai không đồng đều3 và tự tương quan4 của các biến trong mô hình.
Để phân tích bảng dữ liệu chéo trên bài nghiên cứu này dùng phương pháp hồi quy bình phương tổng quát ( Generalized Least Squares – GLS) kết hợp lấy trọng số chéo giữa các dữ liệu theo chuỗi thời gian. So với phương pháp OLS truyền thống, phương pháp này giúp khắc phục được các hiện tượng vốn xảy ra trong các mô hình hồi quy như đa cộng tuyến, tự tương quan, mà đặc biệt là hiện tượng tương quan giữa các phần sai số của biến trong mô hình, điều này làm cho mô hình không còn phù hợp nữa. Với phương pháp này, các kết quả mô hình thu được rất khả quan với mức độ giải thích của biến độc lập đối với biến phụ thuộc khá cao, từ 60% đến trên 80% (giá trị của R2).
Phân tích dữ liệu dạng bảng ứng dụng trong bài nghiên cứu này được thực hiện theo công trình của Himmelberg cùng nhóm tác giả (1999) và Wintoki cùng nhóm tác giả (2010). Tuy nhiên, bài nghiên cứu này còn được bổ sung thêm một dạng mô hình nữa nhằm đánh giá mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động tài chính của công ty và việc có thành viên trong HĐQT là người nước ngoài qua việc sử dụng thêm biến giả FOREIGNER nhận hai giá trị bằng 1 khi có thành viên trong HĐQT là người nước ngoài, ngược lại nhận giá trị bằng 0. Như vậy, bốn mô hình được ước lượng cho mỗi biến phụ thuộc tạo ra một tổng số tám mô hình để đánh giá
2
Đa cộng tuyến là hiện tượng tồn tại mối quan hệ tuyến tính “hoàn hảo” hoặc chính xác giữa một số hoặc tất cả các biến giải thích trong một mô hình hồi qui. Khi có đa cộng tuyến hoàn hảo, không thể có lời giải duy nhất cho các hệ số hồi quy riêng. Ta chỉ có thể có được lời giải duy nhất cho tổ hợp tuyến tính của các hệ số này. Trường hợp đa cộng tuyến không hoàn hảo thường hay gặp trong thực hành. Đa cộng tuyến gây ra nhiều hậu quả như là tăng sai số chuẩn, dấu của các ước lượng về hệ số hồi quy có thể sai.
3Phương sai không đồng đều (Heteroskedasticy) là hiện tượng một biến độc lập trong mô hình có quan hệ một cách hệ thống với sai số của mô hình. Việc tồn tại phương sai không đồng đều trong mô hình tuy không làm ảnh hưởng tới kết quả hệ số ước lượng tức là hệ số ước lượng vẫn thống nhất (consistent) và không chênh lệch (unbiased) nhưng lại làm ảnh hưởng tới phương sai của hệ số và vì vậy làm cho kiểm định F và kiểm định t ít có ý nghĩa. Hiện tượng này khá phổ biến với chuỗi số liệu chéo.
4
Tự tương quan là do có sự tương quan giữa các thành phần của chuỗi các quan sát được sắp xếp theo thứ tự thời gian (trong các số liệu chuỗi thời gian) hoặc không gian (trong số liệu chéo) mà nguyên nhân khách quan là do quán tính chuỗi thời gian, hiện tượng mạng nhện và các độ trễ. Hậu quả của hiện tượng này cũng tương tự như Phương sai không đồng đều.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC| 2012
ảnh hưởng của sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động tài chính của công ty. Trong những mô hình này, chỉ có các biến giải thích được dùng là khác nhau, nghĩa là một số lượng giống nhau gồm 9 biến kiểm soát được dùng cho mỗi mô hình.
Dạng mô hình đầu tiên điều tra tác động của sở hữu nước ngoài được biểu thị bởi phần trăm cổ phiếu nắm giữ bởi người nước ngoài đối với hai công cụ đo lường hiệu quả hoạt động tài chính khác nhau là EBITTA và ROA. Trong dạng mô hình này biến giải thích được sử dụng là FIPERCENT.
Dạng mô hình thứ hai, như đã được đề cập ở trên, xem xét sự ảnh hưởng của thành viên HĐQT là người nước ngoài đến hiệu quả hoạt động tài chính của công ty thông qua việc sử dụng thêm biến giả FOREIGNER trong hai mô hình.
Dạng mô hình thứ ba được sử dụng cũng để quan sát tác động của sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động tài chính của công ty nhưng ở mức độ chi tiết hơn đó là sở hữu nước ngoài thiểu số và đa số (MIN và MAJ). Do vậy, phân tích được tiến hành để kiểm tra liệu những công ty có sở hữu nước ngoài trong phạm vi nhất định có tốt hơn những công ty nội địa không.
Trong mô hình cuối, chín biến giả, được gán tên như MIN2008, MIN2009, MIN2010, MAJ2008, MAJ2009, MAJ2010, DOM2008, DOM2009 và DOM2010, được tạo ra để xem ảnh hưởng hàng năm của sở hữu nước ngoài thiểu số và đa số lên hiệu quả hoạt động tài chính của công ty và khám phá liệu chúng có biểu thị mức hiệu quả cao hơn so với các doanh nghiệp trong nước hay không. Dạng mô hình thứ tư này cũng giúp để giải thích cụ thể hơn và kiểm tra mức độ phù hợp của dạng mô hình thứ 3.
Ước lượng của những mô hình riêng biệt này là khá quan trọng vì mỗi mô hình cung cấp một cái nhìn sâu sắc về mối quan hệ giữa các biện pháp đo lường khác nhau của hiệu quả hoạt động tài chính cấp công ty (EBITTA và ROA) và sở hữu nước ngoài từ những quan điểm khác nhau. Để có cái nhìn cụ thể cùng sự hiểu biết tốt hơn về các mô hình được dùng và những biến được sử dụng trong những mô hình này, xem thông tin tại Bảng 3.3 của bài nghiên cứu.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC| 2012
Nguồn: Kết quả tổng hợp bởi nhóm nghiên cứu
Một lưu ý về vấn đề nhân quả như đã đề cập ở trên: đa số những bài nghiên cứu kiểm tra tác động ngược lại của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của công ty đều gặp phải trở ngại lớn về khả năng xảy ra tương quan nghịch. Điều này chỉ ra rằng hiệu quả hoạt động tài chính của một công ty có thể tác động đến cấu
Bảng 3.3: Các dạng mô hình cùng các biến đƣợc sử dụng trong mô hình Mô hình Biến phụ thuộc Biến giải thích Biến kiểm soát
1 EBITTA FIPERCENT
9 biến kiểm soát
2 EBITTA FOREIGNER
3 EBITTA MIN, MAJ
4 EBITTA MIN2008, MAJ2008, DOM2008, MIN2009, MAJ2009, DOM2009 MIN2010, MAJ2010, DOM2010 5 ROA FIPERCENT 6 ROA FOREIGNER
7 ROA MIN, MAJ
8 ROA MIN2008, MAJ2008, DOM2008, MIN2009, MAJ2009, DOM2009 MIN2010, MAJ2010, DOM2010
9 biến kiểm soát đƣợc sử dụng cho tất cả 8 mô hình và bao gồm các biến nhƣ SIZE, AGE, DEBT, CLTA, DIVPAYOUT, CAPINTENSITY, INVTURNOVER, CURRENTRA và NETSALESTA.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC| 2012
trúc sở hữu vốn được ước lượng thông qua các mô hình mà trong đó các biến giải thích là các chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động tài chính của công ty (vốn dĩ giữ vai trò biến phụ thuộc trong các mô hình của bài nghiên cứu này), còn biến độc lập là tỷ lệ sở hữu nước ngoài.
Bài nghiên cứu đầu tiên phân tích mối quan hệ nghịch này là của Demsetz (1983), ông đã cân nhắc việc xác định cấu trúc sở hữu nước ngoài như một biến nội sinh. Demsetz đã tranh luận rằng “không một cấu trúc sở hữu nào phù hợp với tất cả trường hợp để giá trị tài sản của doanh nghiệp được tối đa hóa” (Demsetz, 1983). Vấn đề chuyển cấu trúc sở hữu thành một biến nội sinh được nhấn mạnh hơn nữa trong công trình của Demsetz và Villalonga (2001).
Phải nói rằng cấu trúc sở hữu của các công ty được tập trung trong bài nghiên cứu này là khá ổn định trong suốt khoảng thời gian phân tích, từ bảng dữ liệu các biến có thể nhận thấy, ngoại trừ một số công ty có những thay đổi lớn về tỷ lệ sở hữu thì đa số tỷ lệ sở hữu nước ngoài của các công ty còn lại chỉ có những thay đổi nhỏ dưới 5% trong khoảng 2008-2010. Tuy nhiên, theo công trình của
Thomsen và Pedersen (2000), việc kiểm tra quan hệ nhân quả được tiến hành giữa mỗi hai biến dùng đo lường hiệu quả hoạt động tài chính và phần trăm sở hữu nước ngoài là vô cùng cần thiết để đưa ra các kết luận đầy đủ và phù hợp hơn với thực tế.
Để xác định liệu những thay đổi trong hiệu quả hoạt động tài chính có ảnh hưởng đến phần trăm cổ phần sở hữu bởi người nước ngoài, một bài kiểm tra để đánh giá tác động những thay đổi của các công cụ đo lường hiệu quả tài chính (tức là biến phụ thuộc trong mô hình nguyên mẫu) lên tỷ lệ sở hữu nước ngoài qua các năm 2008-2010 đã được thực hiện. Do đó, công thức cho kiểm định này được viết như sau:
FIPERCENTi = Constant+ Bêta*(thay đổi trong EBITTA hay ROA trong các năm 2008, 2009, 2010)
Khi công thức này được áp dụng cho mỗi công cụ đo lường của hiệu quả hoạt động tài chính như EBITTA và ROA, hầu như không thấy có mối quan hệ
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC| 2012
đáng kể nào giữa những thay đổi trong hiệu quả hoạt động tài chính và cấu trúc sở hữu nước ngoài.5 Do vậy, có thể nói rằng không có vấn đề gì trong việc định nghĩa cấu trúc sở hữu nước ngoài như một biến ngoại sinh trong các mô hình của bài nghiên cứu này.
Thêm vào đó, mô hình Vetor Autoregression (VAR) có thể được sử dụng trong loại phân tích của bài nghiên cứu này nhưng vì khoảng thời gian nghiên cứu khá ngắn, trong vòng 3 năm nên nó không được ứng dụng cho trường hợp nghiên cứu này.
5
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC| 2012