Theo số liệu thống kê đất đai năm 2013 huyện Lục Yên có tổng diện tích tự nhiên 80.898,36 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 70.538,74 ha, chiếm 87,19% diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp 7.633,94 ha, chiếm 9,44% diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng 2.725,68 ha, chiếm 3,37% diện tích tự nhiên. Đất khu dân cư nông thôn 4.060,71 ha, chiếm 5,02% diện tích đất tự nhiên. Đất đô thị 1513,47 ha, chiếm 1,87% tổng diện tích tự nhiên. Cụ thể các loại đất như sau:
• Đất nông nghiệp: 70.538,74 ha chiếm tỷ lệ lớn 87,19% diện tích tự nhiên, trong đó:
- Đất trồng lúa 3.947,40 ha, chiếm 4,88 % diện tích đất nông nghiệp. + Đất chuyên trồng lúa nước là 3.435,92 ha, chiếm 4,25% .
- Đất trồng cây lâu năm: 4.737,07 ha, chiếm 6,72%. - Đất rừng phòng hộ: 14.386,91 ha, chiếm 20,40%. - Đất rừng sản xuất: 44.463,55 ha, chiếm 63,03% . - Đất nuôi trồng thuỷ sản: 197,28 ha, chiếm 0,28% . - Đất nông nghiệp còn lại: 2.806,53 ha, chiếm 3,47% . + Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 40,26 ha.
+ Đất trồng cây hàng năm khác 2.766,27 ha.
• Đất phi nông nghiệp: 7.633,94 ha, chiếm 9,44% diện tích tự nhiên, trong đó:
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 12,77 ha, chiếm 0,17% .
- Đất quốc phòng: 67,34 ha, chiếm 0,88%. - Đất an ninh: 0,64 ha, chiếm 0,01%.
- Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh: 199,02 ha, chiếm 2,61%.
- Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ: 15,38 ha, chiếm 0,20%. - Đất cho hoạt động khoáng sản: 533,93 ha, chiếm 6,99% .
- Đất di tích danh thắng: 20,58 ha, chiếm 0,27%.
- Đất xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại: 6,84 ha chiếm 0,09%. - Đất tôn giáo tín ngưỡng: 9,51 ha, chiếm 0,12%.
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 5.055,72 ha, chiếm 66,23%. - Đất phát triển hạ tầng 816,40 ha, chiếm 10,69%.
+ Đất cơ sở văn hóa 19,11 ha, chiếm 0,35% . + Đất cơ sở y tế 5,42 ha, chiếm 0,22%.
+ Đất cơ sở giáo dục – đào tạo 58,14 ha, chiếm 1,00%. + Đất cơ sở thể dục – thể thao 18,15 ha, chiếm 0,46%. - Đất ở tại đô thị 75,22 ha.
- Phi nông nghiệp còn lại 745,64 ha, chiếm 9,77% . + Đất phi nông nghiệp khác 43,27 ha.
+ Đất ở tại nông thôn 702,37 ha.
• Diện tích đất chưa sử dụng: 2.725,68 ha, chiếm 3,37% diện tích tự nhiên toàn huyện. Trong đó:
- Đất bằng chưa sử dụng 193,62 ha, chiếm 7,10%; - đất đồi núi chưa sử dụng 627,60 ha, chiếm 23,03%; - núi đá không có rừng cây 1.904,46 ha, chiếm 69,87%.
Hiện trạng sử dụng đất của huyện Lục Yên được thể hiện qua biểu đồ sau:
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất của huyện Lục Yên năm 2013
Qua hình 4.1 ta có thể thấy được tình hình sử dụng đất của huyện Lục Yên tính đến năm 2013. Diện tích đất nông nghiệp còn lớn chiếm tới 87,19% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện, tiếp đến là đất phi nông nghiệp
chiếm 9,44% và đất chưa sử dụng chiếm 3,37%. Điều đó nói lên rằng kinh tế của huyện Lục Yên vẫn còn chủ yếu dựa vào sản xuất nông – lâm- ngư nghiệp, hoạt động sản xuất theo hướng công nghiệp, dịch vụ đã từng bước phát triển song vẫn còn ít, diện tích đất chưa sử dụng còn chiếm nhiều trong diện tích đất tự nhiên đa phần là đất núi đá không có rừng cây và đất đồi núi chưa sử dụng. Do phần diện tích đất này có độ dốc cao, bị rửa trôi, bạc màu và chưa có mô hình canh tác trên đất dốc phù hợp nên không thể canh tác hoặc đã từng được đưa vào sử dụng nhưng lại bị hoang hóa trở lại.
4.2.3. Thực trạng bộ máy tổ chức cán bộ quản lý đất đai huyện Lục Yên Bảng 4.3. Tổ chức cán bộ quản lý đất đai
Cấp Đại học Cao đẳng Trung cấp
Số lượng người Tỷ lệ (%) Số lượng người Tỷ lệ (%) Số lượng người Tỷ lệ (%) Huyện 11 18.03 2 3.28 0 0 Xã 2 3.28 0 0 46 75.41
( Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Lục Yên)
Qua bảng số liệu này chúng ta có thể thấy đội ngũ cán bộ ngành Tài nguyên và Môi trường huyện Lục Yên còn thiếu và trình độ chuyên môn chưa cao. Để đáp ứng được yêu cầu công việc cần phải bổ sung thêm nguồn nhân lực, đào tạo cán bộ có chuyên môn. Nếu không có những điều chỉnh kịp thời thì với thực trạng cán bộ như trong bảng số liệu để quản lý tốt đất đai trên địa bàn huyện sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
4.3. Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Lục Yên giai đoạn 2010 – 2013
4.3.1. Công tác tiếp nhận và phân loại đơn thư
Công tác tiếp dân là một trong những công tác quan trọng có ý nghĩa to lớn. Đó chính là cầu nối giữa nhân dân và cơ quan quản lý. Qua đó những tâm tư nguyện vọng của người dân được chính quyền địa phương nắm bắt và giải quyết kịp thời. Công tác tiếp dân còn đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết thư tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Hoạt động này giúp người
dân giải quyết được những vướng mắc trong quá trình sử dụng đất, đồng thời qua đó cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý các đơn thư kịp thời, chính xác, đúng pháp luật.
Thực hiện quy chế tiếp dân của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện đã xây dựng quy chế tiếp dân trong đó mỗi tuần lãnh đạo ủy ban nhân dân huyện (chủ tịch, phó chủ tịch, Chánh văn phòng ) tiếp dân ít nhất 1 lần/tuần. Do thực hiện tốt quy chế, Nhìn chung, công tác tiếp dân được đổi mới, từng bước nâng cao hiệu quả.
Trong giai đoạn từ năm 2010 - 2013 UBND huyện đã tiếp nhận 111 đơn thư liên quan đến tranh chấp, khiếu nại về đất đai. Trong đó, số đơn tranh chấp là 48 đơn, số đơn về khiếu nại là 53 đơn và tố cáo là 10 đơn.
Nhìn chung, công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư, khiếu kiện của công dân có chuyển biến tiến bộ năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên tình hình giải quyết đơn thư của huyện nhìn chung còn thấp, có một số vụ việc giải quyết còn chậm, gây bức xúc trong nhân dân, dẫn đến người dân gửi đơn nhiều nơi, vượt cấp. Công tác quản lý nhà nước về quản lý đất đai có mặt còn yếu kém dẫn đến phát sinh khiếu kiện. Một số vụ việc khiếu kiện tồn đọng, kéo dài cần được giải quyết dứt điểm. Các cơ quan, đơn vị cần chú ý tập trung giải quyết đơn, thư của công dân thuộc thẩm quyền. Công tác tiếp công dân cần được duy trì.
4.3.2. Tình hình tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai nói chung trên địa bàn huyện Lục Yên giai đoạn 2010 – 2013.
Trong những năm qua tình hình tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện lục yên có nhiều diễn biến phức tạp. Nội dung chủ yếu của các vụ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai là đền bù giải phóng mặt bằng, tranh chấp ranh giới thửa đất giữa các hộ liền kề, đòi lại đất, tranh chấp quyền thừa kế quyền sử dụng đất, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...Tình hình được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 4.4: Tổng hợp các vụ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện Lục yên giai đoạn 2010 - 2013
Năm Số vụ
Loại hình
Tranh chấp Khiếu nại Tố cáo
Số lượng (vụ) Tỷ lệ (%) Số lượng (vụ) Tỷ lệ (%) Số lượng (vụ) Tỷ lệ (%) 2010 17 7 41.18 10 58.82 0 0 2011 18 10 55.56 7 38.89 1 5.55 2012 44 17 38.64 23 52.27 4 9.09 2013 32 14 43.75 13 40.63 5 15.63 Tổng 111 48 43.24 53 47.75 10 9.01
(Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Lục Yên)
Trong tổng số 111 đơn thư, kết quả phân loại có: + Tranh chấp: 48 vụ chiếm 43.24%.
+ Khiếu nại: 53 vụ chiếm 47.75 %. + Tố cáo: 10 vụ chiếm 9.01 %.
Hình 4.2. Tổng hợp đơn thư tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Lục Yên giai đoạn 2010 - 2013
Từ bảng số liệu 4.6 cho thấy trong 4 năm có tổng cộng 111 vụ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Số lượng các vụ tăng dần từ năm 2010 đến năm 2012 và giảm vào năm 2013. Năm cao nhất là năm 2012 với 44 vụ chiếm 39.64% tổng số vụ và thấp nhất là năm 2010 với 17 vụ chiếm 15.32% tổng số vụ. Số vụ tố cáo ít hơn hẳn các nội dung khác, số vụ tranh chấp có nhiều hơn và cao hơn cả là số vụ khiếu nại. Có nhiều nguyên nhân để lý giải cho việc
này trong đó có thể kể đến việc huyện trong thời gian qua đã tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân và tiến hành nhiều dự án lớn do đó diện tích đất cần bồi thường giải phóng mặt bằng nhiều. Trong quá trình thực hiện có sự thiếu xót, thiếu trách nhiệm của một số cán bộ Đảng viên vi phạm quy định của pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung. Tuy nhiên, có thể thấy rằng số vụ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của huyện Lục Yên vào năm 2013 đã giảm. Làm được việc này chính là nhờ sự quan tâm của các cấp chính quyền của tỉnh, huyện và sự cố gắng của cán bộ chuyên môn phòng Tài nguyên và Môi trường huyện và Văn phòng thanh tra. Cho nên, công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai được thực hiện khá tốt, xử lý kịp thời dứt điểm trường hợp vi phạm Luật đất đai.
4.3.2.1. Tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Lục yên.
Huyện Lục Yên là một huyện miền núi nên đất đai trước đây có giá trị chưa cao. Hiện nay khi kinh tế - xã hội phát triển thì tại các xã, thị trấn đã phát sinh các tranh chấp do quá trình xây dựng, nhu cầu sử dụng nhiều dẫn đến giá đất tăng cao. Với số lượng khá nhiều các vụ tranh chấp đã trở thành vấn đề nóng đòi hỏi cấp ủy Đảng, chính quyền cấp xã, thị trấn phải giải quyết tốt thông qua hòa giải, đảm bảo tình làng nghĩa xóm, nhằm hạn chế những khiếu nại phát sinh không đáng có lên cấp trên. Số liệu cụ thể được tổng hợp ở bảng 4.7:
Bảng 4.5. Tình hình tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Lục Yên giai đoạn 2010-2013
Năm Số vụ Nội dung tranh chấp
Ranh giới thửa đất Đòi lại nhà, đất cho mượn Quyền thừa kế quyền sử dụng đất Nội dung khác 2010 7 4 2 1 0 2011 10 7 3 0 0 2012 17 10 7 0 0 2013 14 8 5 1 0 Tổng 48 29 17 2 0
Dựa vào bảng số liệu 4.7 ta thấy được, trong 4 năm tổng số vụ tranh chấp là 48 vụ, trải đều ở các năm. Cao nhất là năm 2012 với 17 vụ chiếm 35.42% tổng số vụ, thấp nhất là năm 2010 với 7 vụ chiếm 14.58% tổng số vụ của cả giai đoạn.
Hình 4.3.Tình hình tranh chấp theo nội dung tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Lục Yên giai đoạn 2010 – 2013.
Qua hình 4.3 ta thấy, trong giai đoạn 2010 - 2013 trên địa bàn huyện xảy ra 48 vụ tranh chấp đất đai, trong đó cao nhất là tranh chấp về ranh giới thửa đất, giữa các hộ gia đình, cá nhân liền kề với 29 vụ, chiếm 60.41% tổng số vụ tranh chấp. Thấp nhất là tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất với 2 vụ chiếm 4.17% tổng số vụ tranh chấp. Nội dung đòi lại nhà đất cho mượn 17 vụ chiếm 35.42% và nguyên nhân nội dung khác không có vụ nào. Cụ thể về nội dung tranh chấp thường tập trung vào một số vấn đề sau:
- Về nội dung ranh giới thửa đất: tranh chấp ranh giới giữa các thửa đất, tranh chấp về đường đi giữa các hộ gia đình, tranh chấp về ranh giới trong hành lang đường quốc lộ,…
- Về quyền sử dụng đất: tranh chấp về quyền thừa kế giữa các thành viên trong gia đình, tranh chấp về quyền sử dụng đất do yếu tố lịch sử để lại…
- Đòi lại nhà, đất cho mượn: tranh chấp sảy ra do hộ gia đình thời gian trước không cần dùng đến nhà, đất cho mượn đến hiện tại do giá đất hoặc gia đình có nhu cầu sử dụng đòi lại để sử dụng nhưng hộ được cho mượn do thiếu hiểu biết không trả lại dẫn đến tranh chấp.
- Do sự chênh lệch về độ chính xác giữa bản đồ 299 và bản đồ địa chính được đo vào năm 1999 nên thường xảy ra tranh chấp đất đai tại các vị trí tiếp giáp.
- Do trình độ nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế nên việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa các chủ sử dụng đất chưa thực hiện đúng theo yêu cầu của Luật Đất đai.
- Việc giải quyết tranh chấp đất đai còn chưa kịp thời, công tác quản lý đất đai còn thiếu chặt chẽ.
Nội dung khác là việc tranh chấp về địa giới hành chính.
Các xã có số vụ tranh chấp cao là thị trấn Yên Thế và xã Yên Thắng với 4 vụ .
• Ví dụ:
Trên địa bàn huyện Lục Yên thời gian qua nổi lên vụ tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình bà Nguyễn Thị Khanh và hộ gia đình ông Hoàng Văn Biết. Vụ việc được tóm tắt dưới đây:
Tháng 03/2001 bà khanh và các hộ thuộc thôn 4 bản Nà Khoang được nhà nước cấp quyền sử dụng đất. Ranh giới đã được xác định rõ tại biên bản và sơ đồ mốc giới ngày 16/03/2001 với diện tích là 17.600m2 đất rừng tái sinh.
Hộ sử dụng đất lâm nghiệp tiếp giáp với bà Khanh gồm có: 1. Ông Nguyễn Văn Tấn;
2. Ông Hoàng văn biết;
Các hộ đều đã thỏa thuận ký biên bản giáp ranh theo mốc giới đã được phân chia.
Tháng 06/2001 bà Khanh gây tranh chấp với hộ ông Biết. Ngày 5/6/2001 Địa chính xã và thôn bản đã trực tiếp hòa giải chỉ rõ lại ranh giới. Tại biên bản hòa giải có ghi rõ : ‘yêu cầu hai gia đình có đất giáp ranh chấp hành tốt theo bản đồ cấp đất, cả bà Khanh và ông Biết đều nhất trí ký vào biên bản.
Nhưng sau đó ngày 16/5/2002 bà Khanh lại tiếp tục gây tranh chấp, thôn bản đã tiến hành hòa giải nhưng không thành.
Ngày 6/5/2003 bà Khanh có ‘ bản tường trình báo cáo đề nghị xã giải quyết đất cho bà; Ngày 28/8/2003 bà khanh có đơn đề nghị giải quyết tranh
chấp vườn rừng, Địa chính xã và thôn bản đã tiến hành hòa giải nhưng bà Khanh không chấp thuận.
Tháng 3/2004 bà Khanh tiếp tục có đơn đề nghị và cho rằng Ủy ban nhân dân huyện Lục Yên cấp thiếu diện tích đất cho bà, UBND xã Khánh thiện tiếp tục thành lập tổ công tác xuống thực địa kiểm tra, đo đạc lại diện tích của hộ bà Khanh và làm công tác hòa giải giữa 2 bên, tại biên bản ngày 11/3/2004 với kết quả kiểm tra số diện tích thực tế bà Khanh đang sử dụng là 12.385 m2 trên tổng diện tích được cấp trong GCNQSDĐ là 17.600 m2 (thiếu so với thực tế là 5.215 m2), phần diện tích thiếu này UBND xã đã hòa giải và giải thích nguyên nhân do cán bộ đo đạc sai trước khi làm thủ tục cấp GCNQSDĐ. Tại thời điểm này bà Khanh đã đồng ý với ý kiến UBND xã hòa giải, nhất trí sử dụng số diện tích thực tế đang quản lý là 12.385 m2 và thống nhất ký xác nhận vào biên bản kiểm tra thực địa ngày 11/3/2004 nói trên.
Sau cuộc hòa giải UBND xã Khánh thiện không ra quyết định công nhận kết quả hòa giải theo quy định của pháp luật. Tháng 10 năm 2006 bà Khanh tiếp tục đề nghị giải quyết phần đất thiếu của mình (5.215m2) và cho