Từ các nguồn số liệu thu thập được trên địa bàn nghiên cứu tôi tiến hành tổng hợp và phân tích số liệu, và sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu: Sử dụng phương pháp này để tổng hợp các số liệu đã thu thập được sau đó xử lý trên bảng Excel.
- Phương pháp so sánh và phân tích số liệu: Để rút ra những nhận xét, kết luận mang tính lý luận và thực tiễn.
- Phương pháp đánh giá và phân tích thông qua ý kiến của các ban ngành, cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở có liên quan đến công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.
3.4.3. Phương pháp biểu đồ.
PHẦN 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên.
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Lục Yên là huyện miền núi nằm phía Đông Bắc của tỉnh Yên Bái, có toạ độ địa lý từ 21°55’30” - 22°02’30” Vĩ độ Bắc; 104°30’ - 104°53’30” Kinh độ Đông. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Yên Thế cách thành phố Yên Bái khoảng 93 km và Hà Nội 270 km, có tuyến Quốc lộ 70 chạy qua nối Hà Nội – Việt Trì – Yên Bái – Lào Cai. Ranh giới hành chính của huyện được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Bắc Quang – tỉnh Hà Giang. - Phía Nam giáp huyện Yên Bình.
- Phía Tây giáp huyện Văn Yên.
- Phía Đông giáp huyện Hàm Yên – tỉnh Tuyên Quang.
Toàn huyện có 24 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thị trấn và 23 xã, với tổng diện tích tự nhiên của huyện là 80.898,36 ha, chiếm 11,75% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Huyện Lục Yên bị chia cắt bởi 2 dãy núi chính chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, tạo ra các thung lũng, bồn địa bằng phẳng là nơi dân cư tập trung sản xuất và sinh sống từ lâu đời.
Phía hữu ngạn sông Chảy là dãy núi Con Voi chạy dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, có độ cao trung bình 300 – 400 m, đỉnh cao nhất 1,148 m, đỉnh tròn, sườn thoải, độ dốc trung bình 400. Địa hình bị chia cắt tạo thành những thung lũng nhỏ và các khe suối. Toàn bộ vùng này là đất đá cổ phong hóa mạnh, có khả năng phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp và nông nghiệp.
Phía tả ngạn sông Chảy là dãy núi đá lớn chạy dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam có độ cao trung bình 935 m, đỉnh cao nhất 1.035 m, có độ dốc lớn, đỉnh nhọn, sườn núi bị cắt xẻ, có độ dốc 700 trở lên, hầu hết vùng núi đá có rừng tự nhiên, độ che phủ rừng hiện tại là 42,6%. Đây là dãy núi đá vôi có nguồn tài nguyên mỏ quý hiếm đang được đầu tư nghiên cứu, thăm dò và khai thác.
Vùng đất thấp bằng phẳng được xen kẽ giữa 2 dãy núi và triền sông Chảy đất đai phì nhiêu là những khu tập trung dân cư sinh sống và sản xuất nông nghiệp.
Vùng hồ Thác Bà được hình thành từ năm 1970, sau khi xây dựng nhà máy thủy điện. Lục Yên có 11 xã ven, diện tích mặt nước do huyện quản lý khoảng 4.500 ha.
Với đặc điểm địa hình trên đã gây ra nhiều khó khăn cho bố trí xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi… cũng như việc giao lưu buôn bán, trao đổi sản phẩm hàng hoá giữa các địa phương trong và ngoài huyện.
4.1.1.3. Khí hậu
Huyện Lục Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Nhiệt độ trung bình từ 22 – 240C, nhiệt độ cao nhất 39 – 410C, nhiệt độ thấp nhất từ 4 – 50C.
- Thời gian chiếu sáng của mặt trời dao động trong ngày từ 10 - 12 giờ, tổng nhiệt độ năm 7.500 - 8.000 giờ.
- Lượng mưa trung bình năm đạt 1.500 - 2.200 mm/năm, tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.867,6 mm/năm.
- Lượng bốc hơi cả năm là 692 mm, hệ số ẩm ướt trung bình K = 3,4; thuộc vùng có độ ẩm cao.
- Gió chủ yếu thổi theo hướng Đông Nam - Tây Bắc với vận tốc trung bình là 1,2 m/s.
Nhìn chung, Lục Yên có khí hậu thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp, đặc biệt là trồng rừng nguyên liệu, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả. Tuy nhiên cần chú ý đến các yếu tố đặc thù của tiểu vùng khí hậu để bố trí cơ cấu sản xuất hợp lý, áp dụng khoa học kỹ thuật hợp lý tạo ra năng suất cây trồng.
4.1.1.4. Thủy văn
Do điều kiện địa hình đồi núi dốc mạnh, lượng mưa lớn và tập trung nên tạo cho Lục Yên hệ thống sông ngòi dày đặc, có tốc độ dòng chảy lớn và lưu lượng nước thay đổi theo mùa. Mùa khô nước cạn, mùa mưa dễ gây lũ
quét ở các vùng ven sông, suối. Hệ thống sông ngòi được hình thành từ 2 lưu vực chính: Lưu vực sông Chảy và lưu vực vùng hồ Thác Bà.
- Lưu vực hồ Thác Bà: đây là vùng nước mặt vô cùng quan trọng trong sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng. Ngoài việc phục vụ phát triển nông nghiệp và đời sống nhân dân, vùng Hồ Thác Bà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển dịch vụ, du lịch và điều tiết khí hậu trong vùng.
- Lưu vực Sông Chảy: bắt nguồn từ dãy núi Tây Côn Lĩnh tỉnh Hà Giang, cao 2.410 m, chảy về Yên Bái qua huyện Lục Yên, Yên Bình rồi nhập vào sông Lô theo hướng Đồng Bắc - Tây Nam. Lưu lượng và mực nước sông Chảy biến động thất thường vào mùa mưa và mùa khô. Mùa khô ít mưa, lưu lượng nước sông thấp làm khô hạn, thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp; về mùa mưa lưu lượng nước sông lớn, tốc độ chảy mạnh gây ra lũ lụt, thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
Ngoài ra, huyện còn hệ thống ngòi và suối dày đặc. Đặc điểm các con suối và ngòi ở đây thường có lòng hẹp, chiều dài ngắn, độ dốc lớn, mực nước thay đổi thất thường, khô hạn vào mùa khô và lũ lụt về mùa mưa.
Hệ thống sông ngòi của Lục Yên tương đối thuận lợi cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt cho người dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa vẫn coi nước suối là nước sinh hoạt chính. Tuy nhiên, do huyện có địa hình phức tạp, độ dốc lớn, rừng đầu nguồn bị suy giảm nhiều nên vào mùa mưa lượng nước lớn dễ gây ra hiện tượng lũ cục bộ gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sản xuất của nhân dân trong vùng.
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất
Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng những năm 1972 và 1989, huyện Lục Yên có các loại đất sau:
- Nhóm đất đỏ vàng: chiếm 73% diện tích trong huyện, đặc điểm loại đất này là hàm lượng mùn và đạm thấp.
- Đất đỏ vàng trên đá biến chất và sét: diện tích chiếm khoảng 12%, loại đất này có tỷ lệ đạm và mùn trung bình, môi trường có phản ứng chua, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình và nặng, có khả năng phát triển cây công nghiệp: chè, cây ăn quả, sở, trẩu, quế và phát triển đồng cỏ chăn nuôi đại gia súc.
- Đất feralit: loại đất này chiếm khoảng 8% có thành phần cơ giới nhẹ, dễ bị rửa trôi, đất chua, tỷ lệ mùn ít, nghèo đạm. Khi canh tác cần phải cải tạo tăng cường các chất dinh dưỡng cho đất theo yêu cầu của từng loại cây trồng.
- Các loại đất khác: chiếm khoảng 7%, có tầng đất dày trung bình, có khả năng phát triển cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày.
Tóm lại, đất đai của huyện Lục Yên có hàm lượng dinh dưỡng thấp, do vậy việc cải tạo, sử dụng phải được đầu tư cao và mất nhiều công sức cũng như thời gian
b. Tài nguyên nước.
- Nguồn nước mặt: nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn huyện Lục Yên được khai thác chủ yếu từ hệ thống sông Chảy và hồ Thác Bà. Hệ thống sông Chảy qua địa phận huyện Lục Yên dài khoảng 65 km với nhiều nhánh lớn như ngòi Trúc Lâu, ngòi Vàn, ngòi Đại Cại, ngòi Biệc, có mật độ sông suối, ngòi khoảng 1,1 km/km2 diện tích. Hồ Thác Bà thuộc địa phận Lục Yên có diện tích 4.560,5 ha, đây là nguồn nước mặt vô cùng quan trọng trong sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng.
Tuy nhiên, việc sử dụng nước ở đây còn gặp rất nhiều khó khăn do vào mùa khô lưu lượng nước ít, thường khô hạn. Vào mùa mưa thường gây lũ quét làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của người dân.
- Nguồn nước ngầm: tuy chưa có những khảo sát chi tiết, nhưng theo các kết quả nghiên cứu sơ bộ thì trữ lượng nước ngầm trên địa bàn huyện khá dồi dào. Qua nghiên cứu phát hiện bờ trái sông Chảy trong các trầm tích biến chất thuộc phức hệ sông Chảy và bờ phải thuộc phức hệ sông Hồng địa tầng, dãy núi Con Voi đều có một dải chứa nước liên tục theo hướng Đông Bắc – Tây Nam.
c. Tài nguyên rừng
Năm 2013, huyện Lục Yên có 58.850,46 ha đất lâm nghiệp, chiếm 72,75% tổng diện tích tự nhiên, gồm 44.463,55 ha rừng sản xuất và 14.386,91 ha rừng phòng hộ. Diện tích rừng được phân bố hầu hết các xã trong huyện.
Là huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa , địa hình và khí hậu có sự chênh lệch giữa các tiểu vùng nên thực vật của Lục Yên được chia ra các
vành đai thực vật khác nhau với các kiểu rừng chủ yếu sau:
- Vành đai rừng nhiệt đới được phân bố ở vùng đồi núi thấp thuộc thung lũng sông Chảy và trong các bồn địa của huyện, có đặc điểm: rừng kín, mật độ cây cao, thường xanh quanh năm, phần lớn là rừng thứ sinh, tầng ưu thế sinh thái không khép tán, cây thân gỗ, nhiều dây leo chằng chịt. Thành phần thực vật chủ yếu là các loại cây họ Sồi, Trò xanh, Sến; dây leo có Song, Mây… dưới tán rừng còn có cây họ chuối, ráy…
- Vành đai rừng nhiệt đới cao trung bình được phân bố ở dãy núi con Voi. Ngoài 2 đai rừng chính, thảm thực vật Lục Yên còn có kiểu rừng đặc biệt là rừng nhiệt đới núi đá vôi với đặc trưng là cây thân gỗ cứng và rừng tre, nứa phát triển trên đá cuội kết, phù sa còn lại.
d. Tài nguyên khoáng sản
Theo tài liệu điều tra sơ bộ của Tổng cục địa chất, hiện tại Lục Yên có một số loại khoáng sản sau:
- Than nâu Hồng Quang trữ lượng 16.000 tấn.
- Đá Trắng ở Tân Lĩnh, Yên Thế, Liễu Đô, Minh Tiến và An Phú trữ lượng khoảng 270 triệu m3.
- Đá vôi có cường độ 300 - 500 kg/cm2 có hàm lượng Ca, CaO với trữ lượng khoảng 135 triệu m3, phân bố ở tất cả các xã trong huyện.
- Phophorit tập trung ở vùng núi đá xã Tân Lĩnh, xã Khai Trung trữ lượng khoảng 5.800 tấn.
- Pyrit tập trung ở xã Tân Lĩnh với trữ lượng khoảng 112.000 tấn. - Đá quý và bán quý phân bổ trên diện tích khoảng 113 km2.
Ngoài ra Lục Yên còn có một số loại khoáng sản khác, đây là một tiềm năng cần được quản lý và khai thác hợp lý để phát triển ngành công nghiệp chế biến khoáng sản của huyện và tỉnh.
e. Tài nguyên nhân văn
Năm 2013, huyện Lục Yên có 103.587 nhân khẩu với 16 dân tộc cùng sinh sống, trong đó: dân tộc Tày là 54.487 người (chiếm 52,60%); dân tộc Dao 13.135 người (chiếm 12,68%); dân tộc Kinh 23.991 người (chiếm 23,16%); dân tộc Nùng 9.737 người (chiếm 9,40%); còn lại là các dân tộc khác.... Mỗi dân tộc với những truyền thống và bản sắc riêng đã hình thành nên nền văn hóa rất đa
dạng và phong phú, có nhiều nét độc đáo, giàu tính nhân văn sâu sắc.
Bảng 4. 1. Thành phần dân tộc huyện Lục Yên giai đoạn 2009 – 2013
Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2012 2013 - Tổng dân số Người 100.49 2 101.18 9 102.08 7 102.793 103.587 + Tày Người 52.859 53.225 53.698 54.069 54.487 + Kinh Người 23.274 23.435 23.643 23.807 23.991 + Nùng Người 9.446 9.512 9.596 9.663 9.737 + Dao Người 12.742 12.831 12.945 13.034 13.135 + Dân tộc khác Người 2.171 2.186 2.205 2.220 2.237
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2013)
Đặc điểm phân bố dân cư các dân tộc ở Lục Yên không phân theo vùng rõ rệt, mà họ sống xen kẽ với nhau. Tuy vậy mỗi dân tộc đều có những vùng quần tụ đông đảo của mình. Các dân tộc cư trú ở những độ cao khác nhau nên phân thành vùng cao và vùng thấp. Nhà ở, tập quán sản xuất, đời sống văn hóa của đồng bào ở mỗi vùng có những nét đặc thù riêng. Ngoài ra, đồng bào các dân tộc huyện Lục Yên có truyền thống làm nghề dệt vải thổ cẩm, đây là mặt hàng rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay và là nghề truyền thống. Để giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, trong thời gian tới cần phải khôi phục và phát triển mạnh nghề truyền thống này.
Nhân dân các dân tộc trong huyện có tinh thần đoàn kết yêu quê hương, có đức tính cần cù, chăm chỉ, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để vững bước đi lên. Đó là những nhân tố cơ bản và sức mạnh tinh thần để hướng tới sự phát triển kinh tế xã hội, trong xu hướng hội nhập với cả nước, khu vực và quốc tế
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011 – 2013 đạt 13,33%. Trong đó: Nông – lâm nghiệp, thủy sản tăng 5,4%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng 20,00%; thương mại – dịch vụ tăng 22,10%.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp, trong đó: ngành nông - lâm - ngư nghiệp năm 2013 là
24% giảm 9,7% so với năm 2011; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng năm 2013 là 45,7%, tăng 6.5% so với năm 2011; thương mại, dịch vụ năm 2013 là 30,3%, tăng 3,2% so với năm 2011.
Bảng 4.2: Thực trạng phát triển kinh tế Tổng Tỉ trọng (%) Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Công nghiệp – xây dựng 39,2% 42,6% 45,7%
Nông – lâm – ngư nghiệp 33.7% 27,7% 24%
Thương mại – dịch vụ 27,1% 29,7% 30,3%
Tổng 100,0 100,0 100,0
(Nguồn: phòng tài nguyên môi trường huyện Lục Yên)
Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế và trong từng ngành đã góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện, cải thiện đời sống nhân dân và giữ vững chính trị, an ninh quốc phòng.
Trong những năm tới cần đầu tư, đẩy mạnh sự phát triển của các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại, mở ra hướng mới trong khai thác dịch vụ du lịch, tăng nhanh tỷ trọng của các ngành này trong cơ cấu kinh tế, giảm dần tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp, ngư nghiệp.
4.1.2.2.Dân số.
Dân số trung bình toàn huyện năm 2013 có 103.587 người. Dân cư thành thị là 8.684 người chiếm 8,38% dân số toàn huyện; dân cư nông thôn là 94.903 người chiếm 91,62% dân số toàn huyện. Tổng số hộ là 25.078 hộ, mật độ dân số trung bình là 128 người/km2 nhưng phân bố không đều. Mật độ dân số cao tập trung ở thị trấn Yên Thế (575 người/km2), xã Yên Thắng (288 người/km2). Các xã còn lại có mật độ dân số thấp, thấp nhất là ở xã Tân Phượng với 36 người/km2, xã Khánh Hòa 55 người/km2. Tốc độ tăng trưởng