Năng suất lý thuyết của giống ngô đường lai 10

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ, phân bón đến sinh trưởng phát triển, năng suất giống ngô đường lai 10, vụ đông năm 2011 tại thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 54 - 58)

Bảng 4.8. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của giống ngô đường Lai 10

Chỉ Tiêu Tỷ lệ bắp hữu hiệu/ cây(%) Số hàng/ bắp (hàng) Số hạt/ hàng (hạt) Khối lượng 1000 Hạt (gam) NSLT (tạ/ha) NSBT ( tấn/ha) Nền phân bón P1 99.3 15.1 29.1 204.7 57.6 9.09 P2 100.0 15.0 29.8 207.0 61.3 14.33 P3 100.0 15.4 31.3 270.4 84.3 17.19 P4 100.0 15.4 30.4 258.7 78.8 16.87 P5 100.0 15.2 30.4 234.1 69.8 14.42 P6 100.0 15.6 31.5 266.1 85.1 17.37 P7 100.0 15.6 31.1 257.0 81.6 17.32 P8 99.3 15.1 30.4 227.5 52.9 9.56 LSD0,05 Đạm 0.49 Kali 0.32 PROB Đạm 0.000 Kali 0.058 Mật độ M1 99.5 14.9 29.7 236.1 64.7 13.60 M2 100.0 15.2 30.9 239.9 65.4 14.29 M3 100.0 15.6 30.3 246.1 73.4 15.67 LSD0,05 0.26 PROB 0.000

Ghi chú: Chiều dài bắp HH: Chiều dài bắp hữu hiệu, P1000: Trọng lượng 1000 hạt, NSLT: năng suất lý thuyết, NSBT: năng suất bắp tươi (tính cả lá bi)

Đồ thị 4.4. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến năng suất lý thuyết của giống ngô đường lai 10

Đồ thị 4.5. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến năng suất bắp tươi của giống ngô đường lai 10

Năng suất lý thuyết của các giống ngô là chỉ tiêu tổng hợp do nhiều yếu tố cấu thành bao gồm: Tỷ lệ bắp hữu hiệu trờn cõy, số hàng hạt/ bắp, số hạt/ hàng,

chẽ. Muốn tăng năng suất không chỉ tác động riêng rẽ đến từng yếu tố mà phải tác động tổng hợp mới có thể tận dụng được tiềm năng năng suất của dũng ngụ.

Kết quả bảng 4.8 cho thấy năng suất lý thuyết của cỏc dũng ngụ đường lai 10 Đông 20011 dao động từ 57,6 – 85,1 tạ/ha. Nền phân bón P6 (85,1 tạ/ha) và mật độ M3 (73,4 tạ/ha) có năng suất lý thuyết cao nhất. Nền phân bón P1 (57,6 tạ/ha) và mật độ M1 (64,7 tạ/ha) có năng suất lý thuyết thấp nhất.

* Năng suất của giống ngô đường lai 10.

Năng suất là chỉ tiêu quan trọng trong công tác nghiên cứu giống ngô. Bởi vì đây là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh tập trung nhất, chính xác nhất khả năng sinh trưởng phát triển và chống chịu với điều kiện bất thuận của môi trường cũng như khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh của từng giống. Ngô đường lai 10 được sử dụng ăn tươi nên việc đánh giá về năng suất bắp tươi rất quan trọng. Số hạt/hàng phản ánh số lượng hoa đã được thụ phấn thụ tinh. Nó không chỉ phụ thuộc vào giống mà còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu tại thời điểm trỗ cờ và phun râu. Số hạt trên hàng còn phụ thuộc vào khoảng cách giữ tung phấn và phun râu, khoảng cách càng ngắn thì càng có lợi cho quá trình hình thành hạt. Đây là chỉ tiêu quan trọng quyết định trực tiếp đến năng suất của giống, là cơ sở để bố trí thời vụ thích hợp và các biện pháp kĩ thuật tác động (Ngô Hữu Tình, 2003).

Qua nghiên cứu về giống ngô đường lai 10 vụ Đông năm 2011 (Bảng 4.8) chúng ta thấy năng suất bắp tươi của giống dao động từ 9,09 – 17,37 tấn/ha. Trong đó tại nền phân P6 (17,37 tấn/ha) và mức mật độ M3 (15, 67 tấn/ha) đạt năng suất bắp tươi cao nhất. Tại nền phân P1 (9,09 tấn/ha) và mức mật độ M1 (13, 6 tấn/ha) thì năng suất bắp tươi thấp nhất.

Dựa vào (bảng 4.8) phân tích phương sai về năng suṍt bằng chương trình IRRSTAR5.0 chúng ta thấy:

Ảnh hưởng đạm đến năng suất bắp tươi giữa các công thức là rất có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95% (PROB<0,05), giữa các nền đạm thực sự ảnh hưởng đến năng suất bắp tươi của giống đường lai 10. Nghĩa là trong cùng một mật độ khi thay đổi liều lượng N ảnh hương NSBT của giống ngô đường lai 10. Năng suất bắp tươi dao động từ 9,32 đến 17,28 tấn/ ha. Tại nền đạm N3 đạt năng suất cao hơn so với các nền đạm N1, N2, N4. Ví dụ: Lấy N1 làm đối chứng thì N2 sai khác so với n1 5,5 tấn/ha>LSD 0,05 (0.49) nghĩa là các nền đạm khác đều lớn hơn N1>LSD 0,05. Tại nền đạm N3 thì mật độ M3(5,5 vạn cây/ha) do ở khoảng cách này thỡ cõy cú trạng thái bắp, diện tích lá, chiều cao cây cao hơn và tỷ lệ gãy đổ ít hơn so với 3 mật độ còn lại nên năng suất cao hơn.

Ảnh hưởng của kali đến năng suất bắp tươi giữa các công thức là không có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95% (PROB>0,05) tức là trong cùng một mật độ khi thay đổi liều lượng kali thì không làm ảnh hưởng năng suất bắp tươi của giống đường lai 10. Với 2 mức kali (K1: 90, K2: 120) năng suất bắp tươi từ 14,37 đến 14,66.

* Ảnh hưởng của mật độ

Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất bắp tươi là rất rõ (PROB<0,05) ở mức độ tin cậy 95%. Ở mật độ M3 có năng suất bắp tươi cao nhất (15,57 tấn/ha) và ở mật độ M1 năng suất bắp tươi thấp nhất (13,59 tấn/ha). Ở nền mật độ M1 (7,5 vạn cõy/ha) năng suất thấp hơn M3 do số lượng cây quá nhiều ảnh dẫn đến sự canh tranh về dinh dưỡng, không gian sống mặt khắc do mật độ quá cao dẫn đến sâu bệnh phát triển mạnh vì vậy số lượng cây ở M1 tuy nhiều hơn M3 nhưng năng suất bắp tươi không tăng.

* Tương tác giữa mật độ và đạm

Tương tác giữa mật độ và đạm đến năng suất bắp tươi cho sự sai khác giữa các công thức là có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95% (PROB<0,05). Ở mật độ M1, N1 năng suất bắp tươi là thấp nhất đạt 8,2 tấn/ha. Ở mật độ M3, N3 năng

* Tương tác giữa mật độ và kali

Tương tác giữa mật độ và kali đến năng suất bắp tươi cho sự sai khác giữa các công thức là không có ý nghĩa (PROB>0,05) như vậy trong cùng một mật độ khi thay đổi liều lượng kali không ảnh hưởng đến năng suất bắp tươi ở mức độ tin cậy 95%.

* Tương tác giữa đạm và kali

Tương tác giữa đạm và kali đến năng suất bắp tươi cho sự sai khác giữa các công thức là không có ý nghĩa (PROB >0,05) cho thấy trong cùng một mật độ khi thay đổi liều lượng kali không ảnh hưởng đến năng suất bắp tươi ở mức độ tin cậy 95%. Ở nền N3, K1 so với nền N3, K2 năng suất bắp tươi trờnh nhau (17,19 – 17,36 tấn/ha) < LSD 0,05 (0,42).

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ, phân bón đến sinh trưởng phát triển, năng suất giống ngô đường lai 10, vụ đông năm 2011 tại thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 54 - 58)