Giai đoạn trỗ cờ, tung phấn, phun râu

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ, phân bón đến sinh trưởng phát triển, năng suất giống ngô đường lai 10, vụ đông năm 2011 tại thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 32 - 34)

Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy thời gian gieo đến tung phấn của giống ngô đường lai 10 biến động từ 48 – 50 ngày. Giống có thời gian gieo đến tung phấn ngắn nhất tại nền phân bón P6 (47 ngày), mức mật độ M3 (48 ngày). Dài nhất nền phân bón P1, P8 (50 ngày) và mức mật độ M1, M2 (49 ngày). Thời gian trỗ đến tung phấn và phun râu dao động từ 0 – 3 ngày.

Qua bảng 4.1, thời gian gieo đến phun râu của các giống ngô đường lai 10 dao động 50 – 52 ngày. Tại nền phân bón P3, P4, P5, P6, P7 (50 ngày), mật độ M3 (50 ngày) thời gian phun râu nhanh nhất. Tại nền phân bón P8 (52 ngày), mật độ M1, M2 (51 ngày) thời gian phun râu chậm nhất.

Giai đoạn này cây ngô bước vào thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ kết hạt của cây ngô. Hai cơ quan thực hiện giai đoạn này là bông cờ và bắp ngô (Cao Đắc Điểm, 1998).

Gian đoạn từ tung phấn đến phun râu diễn ra trong khoảng thời gian ngắn. Trong giai đoạn này xảy ra quá trình thụ phấn, thụ tinh và hình thành hạt. Đây là giai đoạn quyết định đến số hạt trên bắp, những hoa cái không được thụ tinh sẽ không cho hạt và bị thoái hóa. Do vậy thời kỳ này quyết định đến năng suất của ngô. Để có năng suất cao, yếu tố ngoại cảnh tác động rất lớn. Lúc này cây ngô đòi hỏi nhiệt độ thích hợp 22 – 280 C và độ ẩm 75 – 80%, trời có nắng, gió nhẹ

và không có mưa to. Tại vụ Đông năm 2011 nhiệt độ cao, độ ẩm trong đất thấp gây khó khăn trong quá trình thụ phấn thụ tinh (Đinh Thế Lộc và ctv, 1997).

* Chênh lệch giữa tung phấn và phun râu:

Kết quả theo dõi thí nghiệm ở bảng 4.1 cho thấy, thời gian chênh lệch giữa tung phấn và phun râu là từ 1 – 2 ngày. Trong đó tại nền phân P3, P6, P7 thời gian chênh lệch giữa tung phấn và phun râu ngắn nhất (1 ngày) và tại các nền phân bón P1, P2, P4, P8 thời gian chênh lệch giữa tung phấn và phun râu dài nhất (2 ngày). Tại các nền mật độ thời gian chênh lệch giữa tung phấn và phun râu là không rõ ràng.

Sự chênh lệch này phụ thuộc vào bản chất di truyền của từng dòng (giống). Giống ngô nào có thời gian chênh lệch tung phấn và phun râu càng ngắn thì quá trình thụ phấn, thụ tinh càng thuận lợi, tập trung (nó quyết định đến các yếu tố cấu thành năng suất như: Số hàng hạt, số hạt/hàng, số bắp hữu hiệu…), đồng thời giống đó càng có khả năng chịu hạn. Nghiên cứu sự chênh lệch giữa tung phấn và phun râu của cỏc dũng ngụ để làm cơ sở khi bố trí thời vụ gieo trồng sao cho thời điểm tung phấn và phun râu trùng khớp là hết sức quan trọng giúp nâng cao năng suất hạt, đặc biệt trong sản xuất hạt giống (Đinh Thế Lộc và ctv, 1997).

Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi nhận thấy giống ngô đường lai 10 có sự chênh lệch giữa quá trình thụ phấn và phun râu ngắn 1 – 2 ngày. Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thụ phấn, thụ tinh đây là đặc tính tốt của giống góp phần vào việc tăng năng suất.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ, phân bón đến sinh trưởng phát triển, năng suất giống ngô đường lai 10, vụ đông năm 2011 tại thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w