Những kỹ nǎng cụ thể để thǎm khám tại nhà

Một phần của tài liệu hiện trạng và nhu cầu chăm sóc y học gia đình tại nhà khảo sát tại tỉnh kiên giang (Trang 27 - 30)

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.7.3. Những kỹ nǎng cụ thể để thǎm khám tại nhà

Để bổ xung công dụng của một cuộc thǎm khám tại nhà, người thầy thuốc cần phải có kiến thức và những kỹ nǎng cụ thể thích hợp với việc chǎm sóc cho một người tại nhà. Những kiến thức và kỹ nǎng này bao gồm:

- Đánh giá các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày (ADLs - Activities of daily living) và các hoạt động có dụng cụ trong sống hàng ngày (IADLs - Instrumental activities of daily living).

- Đánh giá môi trường tự nhiên. - Đánh giá về mặt xã hội.

- Nǎng lực xây dựng một kế hoạch điều trị toàn diện.

- Một số hiểu biết về lợi ích của Medicare và những dịch vụ gì được Medicare cung ứng tại nhà.

Các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày (ADLs) bao gồm ǎn uống, mặc quần áo, đi vệ sinh, khả nǎng chuyển từ giường nằm hoặc ghế sang tư thế đứng và khả nǎng đi dạo quanh nhà. ở gia đình bệnh nhân, người thầy thuốc có thể quan sát được một hoặc một số hoạt động của người bệnh để đánh giá nǎng lực cá nhân thực hiện chức nǎng một cách độc lập.

Các hoạt động có dụng cụ trong cuộc sống hàng ngày (IADLs) bao gồm đi chợ và cửa hàng, nấu bếp, lau nhà cứa, gọi điện thoại, trả tiền các biên lai và lái xe hơi. Người thầy thuốc nhặt ra những đầu mối các vấn đề về IADLs bằng cách quan sát thư không mở, báo chí còn rải rác ở sân trước hoặc nhà không có người trông nom.

Đánh giá môi trường cần phải có con mắt quan sát. Tình trạng sạch sẽ và trang trí cho thấy những tâm tính và thói quen của gia đình. Đối với những người có con cái nhỏ ở nhà, ta có thể quan sát những điều liên quan đến an toàn như có những bảo vệ ở lối ra vào, đặt các chất độc hại ở trên giá cao. Phải tìm ra được chuông báo động khói và lửa. Bình cứu hoả phải có ở trong hoặc gần bếp. Đối với những người già cả té ngã là một vấn đề nghiêm trọng và phải đánh giá đầy đủ các yếu tố nguy cơ ở trong nhà. Tấm thảm xộc xệch hoặc không phẳng, sàn nhà trơn bóng và chǎn mền lung tung có thể gây ra tai nạn trượt ngã. Chiếu sáng thiếu hoặc không đồng đều, đặc biệt là ở các lối cầu thang và hành lang, là điều tai hại vì sức nhìn khi ánh sáng yếu của người già bị giảm sút nhiều. Chiếu sáng ban đêm ở hành lang và dọc đường tới phòng tắm là hữu ích. Những tấm thảm không trơn ở bồn tắm hoặc vòi tắm thường có lợi. Những tay nắm gần tường ở buồng tắm, ở khu bồn tắm, vòi tắm và ở gần toilet (nhà vệ sinh) thường có ích. Một ghế toilet nâng cao có thể giúp cho người bệnh khắc phục được trở ngại từ tư thế ngồi đứng thẳng dậy.

Đánh giá xã hội tại gia đình tốt hơn ở bệnh viện nhiều. Việc gặp gỡ các thành viên gia đình sống cùng nhà với người bệnh sẽ cho phép ta nâng cao sự hiểu biết ít nhất là một phần những hỗ trợ xã hội cho bệnh nhân. Thường các bức ảnh gia đình đem lại cho thầy thuốc một cơ hội để hỏi han và làm quen với các thân nhân khác của người bệnh.

Nhiều loại dịch vụ sức khỏe tại nhà có sẵn ở hầu hết các cộng đồng. Các thầy thuốc phải hiểu biết càng nhiều càng tốt. Một y tá bệnh viện hoặc nhân viên xã hội có thể coi là một nguồn nhân lực của dịch vụ chǎm sóc tại nhà. Nhiều công ty điện thoại có số điện thoại riêng cho dịch vụ cộng đồng ở trong danh bạ điện thoại. Các danh mục số điện thoại loại này có thể mang những tên "Tuổi già" (Aging), "Công dân cao tuổi" (SeniorCitizens), hoặc "Dịch vụ cho người cao tuổi" (Elderly Services). Các hội đồng người cao tuổi, các khoa người cao tuổi và các trung tâm về lão khoa luôn luôn có sẵn các hướng dẫn của các dịch vụ có ở cộng đồng.

Các kế hoạch điều trị không giống nhau tùy thuộc vào bệnh trạng. Một kế hoạch chǎm sóc tại nhà tốt thường nhằm vào những nhu cầu y tế trong môi trường gia đình và hoàn cảnh xã hội. Đối với những bệnh nhân phải quản lý tại nhà, cả người chǎm sóc và bệnh nhân cần phải được quan tâm.

Nhiều thầy thuốc gia đình là thành viên của đội đa khoa không chính thức của cộng đồng, thông qua sự sát nhập với một cơ quan y tế tư nhân hoặc công cộng. Các thành viên chủ yếu của đội nói chung gồm một thầy thuốc, một nhân viên xã hội và một y tá gia đình. Các thành viên bổ sung của đội có thể bao gồm một nhà vật lý trị liệu, nghề nghiệp trị liệu và các chuyên gia y tế khác. Thường thường họ cùng với thầy thuốc thực hiện một kế hoạch chǎm sóc chung, nhưng khi có sự tham gia của một cơ quan chǎm sóc sức khỏe tại nhà thì "Người quản lý ca bệnh" sẽ vạch ra một kế hoạch trước hết để một thầy thuốc duyệt rồi mới thực hiện. Các thành viên của đội thường liên lạc với nhau bằng điện thoại. Tuy nhiên, khi công việc chǎm sóc tại nhà tǎng quá

nhiều, người ta gặp nhau hàng tuần, thường vào lúc ǎn sáng để xem xét lại các bệnh nhân cùng với nhân viên của cơ quan chǎm sóc tại nhà.

Các thầy thuốc thường thấy những nhân viên xã hội, những người quản lý ca bệnh và những người hành nghề y tế khác là những người hiểu biết về môi trường và hệ thống hỗ trợ người bệnh. Họ quan tâm lãng nghe điều thầy thuốc nói. Họ sẵn sàng giúp người bệnh làm theo lời khuyên về y tế. Họ có thể thông báo những biến đổi thể chất và tâm lý trong cuộc sống của người bệnh. Thái độ của các thầy thuốc khi nói chuyện với những người hành nghề chuyên môn này sẽ là một yếu tố quan trọng trong việc chia sẻ và sử dụng thông tin như thế nào. Tôn trọng sự am hiểu của những người này là một cách để thu được tin tức có ích về bệnh nhân và giúp cho việc thực hiện kế hoạch điều trị.

Một phần của tài liệu hiện trạng và nhu cầu chăm sóc y học gia đình tại nhà khảo sát tại tỉnh kiên giang (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w