Liên hệ với cách biên soạn ca dao tục ngữ trong Kho tàng ca dao người Việt và Kho tàng tục ngữ người Việt :

Một phần của tài liệu NỘI DUNG ĐỀ YẾU CÁC SÁCH HÁN NÔM ĐƯỢC GHI CHÚ CÓ GHI CHÉP CA DAO TỤC NGỮ (Trang 39 - 44)

1 bản viết, 40 tr., 29x 20, có chữ Hán.

2.3. Liên hệ với cách biên soạn ca dao tục ngữ trong Kho tàng ca dao người Việt và Kho tàng tục ngữ người Việt :

Các sách Hán Nôm có sưu tầm ca dao, tục ngữ chủ yếu do các nhà nho sưu tầm và ghi chép lại. Nguyễn Văn Ngọc đã đánh giá những sách Hán Nôm đó như sau: “Những sách này làm, hoặc không theo trật tự nào, hoặc đối nhau hai câu một…Những câu chép trong sách thường không có chú thích, phê bình. Tựu trung một đôi quyển cũng gọi là có cắt nghĩa qua từng câu, hoặc kê cứu lai lịch của cả các câu mà chép cho câu nào cũng có can thiệp đến lịch sử nước nhà. Nhưng đáng tiếc rằng hiện có nhiều quyển mới chỉ là sách viết, bỏ quên trong một thư viện nhà nào, chứ chưa từng đem ra công bố, ấn hành...”

Nói chung những sách này sắp xếp, phân loại chủ đề ca dao, tục ngữ chưa khoa học, rất khó cho việc tra cứu. Soạn giả Quốc phong thi tập hợp thái chia phong dao theo địa phương như Thừa Thiên, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Sơn Tây, v.v…Soạn giả Thanh Hóa quan phong chia ca dao Thanh Hóa theo từng huyện hoặc châu như Đông Sơn, Thạch Thành, Quảng Xương, Ngọc Cần, Nga Sơn, v.v…Soạn giả Nam quốc phương ngôn tục ngữ bị lục thì chia theo phẩm loại như trời đất, thần phật, các bậc người, cách ăn ở, tả đạo, loại sâu bọ, thảo mộc, sơn hải, v.v…Soạn giả Tục ngạn tập biên thì chia theo số chữ như : loại câu 4 chữ, loại câu 6 chữ, loại câu 7 chữ, hoặc câu 8 chữ, v.v…Soạn giả Việt Nam phong sử thì lại cố gắn các câu ca dao với từng thời đại, từng sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử.

Trong các cách phân loại này thì cách phân loại theo địa phương giúp ích nhiều hơn cả cho việc nghiên cứu văn học dân gian, còn cách phân loại theo thời kì lịch sử nếu làm tốt thì cũng rất bổ ích, nhưng tiếc rằng công việc của các nhà nho xưa thường chưa đủ căn cứ vững chắc.

Chỉ khi Kho tàng ca dao người ViệtKho tàng tục ngữ người Việt ra đời người đọc mới có cái nhìn toàn diện về ca dao, tục ngữ. Với việc phân loại ca dao, tục ngữ thành những nội dung rất khao học như:

1. Sắp xếp theo trật tự chữ cái của tiếng đầu 2. Bảng tra cứu theo chủ đề

3. Bảng tra cứu tên đất 4. Bảng tra cứu tên người

5. Thư mục về ca dao, tục ngữ và một vài nội dung khác….

Với những nội dung trên, Kho tàng ca dao người ViệtKho tàng tục ngữ người Việt trước hết có thể phục vụ bạn đọc rộng rãi trong việc thưởng thức, tìm hiểu thơ ca dân gian; nhưng sách này chủ yếu là sách công cụ, nhằm cung cấp tư liệu cho các nhà nghiên cứu. Chẳng hạn, ở hệ thống sắp xếp ca dao theo trật tự chữ cái, qua các tên sách sưu tầm, người đọc sẽ thấy tính chất phổ biến (số lần xuất hiện) của từng lời; qua việc trình bày bản chính và bản khác, người đọc sẽ thấy rõ tính chất dị bản của ca dao; qua việc xác định thời điểm của sách sưu tầm người đọc sẽ biết từng lời ca dao cụ thể đã được ghi lại sớm nhất từ năm nào, v.v…

Công trình sưu tập ca dao sớm nhất mà chúng ta được thấy là sách

Nam Phong giải trào, xét cho kĩ cũng không phải là nhằm mục đích giữ lại trên giấy trắng mực đen những sáng tác dân gian vốn lưu hành ở cửa miệng. Nói về nguyên nhân xuất hiện Nam Phong giải trào, bài tựa của Trần Doãn Giác có đoạn như sau: “Ôi! Tập sách này lúc đầu há phải không có nguyên nhân mà thành được ru! Tiên sinh Liễu Am gặp thời buổi gian nan tăm tối thường mượn cách vui đùa để gửi gắm tấm lòng trung phẫn.

Ngô tiên sinh ở vào cảnh hoạn nạn, cũng mượn lời ngâm để khiển muộn vậy”.

Thì ra những soạn giả đầu tiên của Nam Phong giải trào, là Trần Liễu Am, tức Trần Danh Án (? – 1794) cựu thần nhà Lê, không chịu ra phục vụ tân triều (tức nhà Tây Sơn, rồi sau đó là nhà Nguyễn), và Ngô Đình Thái (thế kỷ XIX) khi làm quan với nhà Nguyễn có điều bất mãn đều đã mượn ca dao để gửi gắm tâm sự của mình.

Mặc dù có những thiếu sót gắn liền với những hạn chế của quan điểm phong kiến và của thời đại, nhưng những công trình của các nhà nho xưa đối với chúng ta cũng rất đáng quý. Những thành tựu và kinh nghiệm của họ tạo nên truyền thống tốt đẹp cho việc nghiên cứu văn nghệ dân gian ở nước ta. Và những hạn chế cũng như sai sót của họ cũng là những bài học kinh nghiệm quý báu cho những nghiên cứu sau này.

KẾT LUẬN

Văn học dân gian, trong đó có ca dao tục ngữ, là kho tàng văn học quý giá của đất nước, đã vượt qua mọi thử thách của thời gian, trở thành một thành tố quan trọng trong gia tài văn hoá nước ta. Thông qua nghệ thuật ngôn từ, ca dao tục ngữ đúc kết trí tuệ, tình cảm của nhân dân và phản ánh nhiều mặt của xã hội, trong đó có phong tục tập quán, có các mối quan hệ trong gia đình. Việc đi sâu nghiên cứu tục ngữ, ca dao đã phát hiện ngày càng nhiều những giá trị tiềm ẩn trong đó, giúp cho con người của xã hội đương đại có cơ sở để thực hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc.

Công tác sưu tầm ca dao, tục ngữ đã phát triển từ rất sớm với cả chữ Hán và chữ Nôm. Trong đó số sách chữ Hán chiếm một phần lớn (20 cuốn) trong danh sách thống kê của báo cáo này. Tác giả của những sách sưu tầm ca dao, tục ngữ bằng chữ Hán này chủ yếu là các nhà Nho, họ coi chữ Hán là “chuẩn” và dịch ca dao tục ngữ ra chữ Hán là một cách trân trọng và so sánh với Quốc phong trong Kinh Thi của Trung Quốc. Theo quan điểm của họ, khi dịch sang được chữ Hán thì tác phẩm mới có tính chính thống, hay nói cách khác họ muốn quốc thống hoá cái dân gian của ca dao tục ngữ.

Từ quan điểm này, các nhà nho sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ theo quan điểm riêng của hệ tư tưởng phong kiến, tuy còn nhiều thiếu sót nhưng

những sách sưu tầm ca dao, tục ngữ này đã để lại cho chúng ta những nguồn tư liệu quý giá.

Qua tìm hiểu 28 đầu sách Hán Nôm có sưu tấm ca dao tục ngữ trong

Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu, chúng ta thấy được phần nào diện mạo các sách Hán Nôm và vai trò của nó đối với công tác sưu tầm ca dao, tục ngữ nói chung và đối với nền văn hoá dân gian nói riêng. Các sách chữ Hán ra đời sớm giúp ích cho việc tìm hiểu thơ ca dân gian. Cùng với nó, các sách chữ Nôm lại mang đến cho người đọc Việt một tác phẩm gần gũi hơn, dễ hiểu hơn… các sách Hán Nôm sưu tầm ca dao tục ngữ đem đến cho đông đảo người dân một sự hiểu biết không nhỏ về các tri thức khác nhau.

Một phần của tài liệu NỘI DUNG ĐỀ YẾU CÁC SÁCH HÁN NÔM ĐƯỢC GHI CHÚ CÓ GHI CHÉP CA DAO TỤC NGỮ (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w