1 bản viết, 40 tr., 29x 20, có chữ Hán.
2.1. Nhận xét thông tin tác giả, niên đại và thông tin loại chữ viết sử dụng trong các sách vở Hán Nôm có ghi chép ca dao tục ngữ
dụng trong các sách vở Hán Nôm có ghi chép ca dao tục ngữ
Trước hết, về thông tin tác giả, niên đại, số sách Hán Nôm mà chúng tôi khảo sát là 28 đơn vị sách. Trong số đó, chúng ta có thể thấy có 16 sách đã xác định đươc tác giả và 15 sách đã xác định được năm biên soạn. Bên cạnh đó, cũng như tình hình chung của các dạng văn bản Hán Nôm khác, khá nhiều sách vở chưa được giám định hoặc không có khả năng để giám định thông tin niên đại hoặc tác giả.
Về tình hình loại chữ viết được sử dụng trong nhóm các sách Hán Nôm này, trong 28 sách đưa vào diện thống kê, khảo sát, chúng tôi thấy chỉ có 8 sách là hoàn toàn Nôm, còn lại đều lẫn Hán. Điều này ít nhiều chứng tỏ chữ Hán có vai trò rất quan trọng trong sự biên chép ca dao, tục ngữ trên các tài liệu liên quan đến ca dao tục ngữ phi quốc ngữ.
Nếu như việc sử dụng chữ Hán, chữ Nôm đã dẫn tới sự hình thành các kho sách Hán Nôm, thì đến lượt nó, các kho sách Hán Nôm lại tạo điều kiện cho những công trình thư mục Hán Nôm quan trọng được biết tới cho đến ngày nay.
Do am hiểu văn tự và văn hóa Hán các nhà nho là những người tiên phong trong việc truyền bá chữ Hán và những tư tưởng Hán. Bộ phận nho sĩ này có vai trò quan trọng trong việc kết hợp văn học dân gian và văn học chính thống, họ là người trực tiếp đưa những tư tưởng của những nhà văn hóa lớn trên thế giới đặc biệt là những tư tưởng của nền Hán học vào nước ta.