1 bản viết, 40 tr., 29x 20, có chữ Hán.
2.2.2. Nam Phong giải trào:
Nam Phong giải trào là công trình sưu tầm ca dao sớm nhất, sách dịch từ chữ Nôm ra chữ Hán các câu ca dao, tục ngữ Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả cuốn sách đã chú giải ca dao theo ý mình, bắt chước cung cách của các nhà nho Trung Quốc chú giải ca dao trong Kinh Thi. Câu ca dao :
“Thiên vạn tư niên, vật giá bỉ La, ngôn xú kì tương, ngôn hắc kì già.”( chữ Hán)
Ngàn vạn chớ lấy kẻ La
Cái tương thời thối cái cà thời thâm. (chữ Nôm)
Câu ca dao trên vốn phản ánh sự chê trách của nông dân, của thợ cấy đối với bọn điền chủ keo kiệt ở làng La, đã được tác giả đem gán ghép với một nội dung chính trị rất xa lạ với nội dung ấy. Trước hết câu ca dao đã được dịch ra chữ hán theo phong cách Kinh Thi, được đặt tên là Chương Thiên Vạn, theo cách lấy hai chữ đầu bài để đặt tên bài thơ như trong kinh Thi. Cách chú giải cũng rập theo khuôn mẫu chú giải Kinh Thi như sau: “Thể phú vậy. Nói về việc đàn bà đi làm thuê, răn bảo nhau rằng đi cấy không nổi. Mà làng có tên La thì không phải chỉ một, đây chưa rõ là làng La nào. Chương này mở đầu sách Giải trào, mượn việc răn nhau chớ đi cấy để nói việc đi làm quan”.
Đem gán ghép nội dung chính trị xã hội vào ý nghĩa của ca dao theo kiểu này vốn là một truyền thống bắt đầu từ nhà Nho Trung Quốc đời Hán. Nếu như bài Quan thư trong Kinh Thi vốn không có ngụ ý ca ngợi đạo đức của vợ vua Văn Vương nhà Chu như Hán nho đã giải thích, thì câu ca dao này cũng vốn chẳng có ngụ ý chỉ việc kẻ vong thần nhà Lê răn nhau chớ ra làm quan cho tân triều (tức nhà Tây Sơn, và sau đó là nhà Nguyễn) như Trần Danh Án, Ngô Đình Thái giải thích. Cách giải thích ca dao như vậy thực tế là gò ép ý nghĩa của ca dao theo mục đính của nhà nho. Mục đích
ấy có khi là đề cao đạo đức phong kiến như phần lớn tác giả các công trình sưu tập đã làm, có khi là gửi gắm tâm sự riêng của nhà biên soạn. Và trong những trường hợp ấy, tất nhiên là việc giải thích ca dao có tính chất xuyên tạc. Nhưng ngay cả những khi nhằm một mục đích tốt đi nữa, cách giải thích ca dao cũng thường là khiên cưỡng, do quan niệm chung thiếu chính xác về thơ ca dân gian.
2.3. Liên hệ với cách biên soạn ca dao tục ngữ trong Kho tàng ca daongười Việt và Kho tàng tục ngữ người Việt :