GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ

Một phần của tài liệu quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011- 2020 xã thanh đồng - huyện thanh chương – tỉnh nghệ an (Trang 94 - 98)

6.1. Các giải pháp thực hiện về kinh tế

Để có thể thực hiện được các bước đi của phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, trước hết cần phải bảo đảm nguồn vốn để thực hiện các dự án đầu tư sử dụng đất. Giải pháp huy động vốn đầu tư từ tất cả các nguồn: nguồn vốn ngân sách, vốn ngân sách vay, ODA, vốn doanh nghiệp, vốn tín dụng ngân hàng, nguồn vốn tư nhân và dân cư… Nguồn vốn ngân sách thường hạn chế và chỉ dành tập trung cho các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, do đó trong việc huy động vốn cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

- Dành tỷ lệ thỏa đáng vốn đầu tư ngân sách cho phát triển khu dân cư, nhất là ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội, đặc biệt thu hút nguồn vốn ngoài ngân sách vào đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật.

- Mở rộng hình thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để đầu tư các dự án hạ tầng quy mô nhỏ, phục vụ dân sinh trong phát triển nông thôn, nhất là các tuyến giao thông nội bộ trong các khu dân cư hiện hữu.

- Đẩy mạnh xã hội hóa cơ sở hạ tầng xã hội trước hết trong lĩnh vực giáo dục, y tế.

- Thực hiện tốt công tác thu, chi tài chính về đất đai: Các nguồn thu bao gồm từ việc giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất, chuyển đổi, chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất,... các khoản chi về đền bù thu hồi đất,.... theo quy định của các văn bản pháp luật hiện hành.

6.2. Về khoa học công nghệ và môi trường

Vấn đề khoa học và công nghệ là then chốt của sự phát triển. Vì vậy, phải có một chính sách đào tạo cũng như khuyến khích việc áp dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, nhưng phải xem xét kỹ về vấn đề môi trường. Đặc biệt trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ du lịch, nhằm giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường đất đai, không khí, nguồn nước để sử dụng đất hiệu quả và bền vững.

Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định về xử lý chất thải, nước thải đối với các khu vực chuyên nuôi trồng thủy sản, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các cơ sở chế biến, các khu dân cư tập trung... xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy hoạch được duyệt, các trường hợp gây ô nhiễm môi trường.

6.3. Giải pháp về tổ chức và chính sách

- Thực hiện việc phổ biến công khai, tuyên truyền rộng rãi phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đã được phê duyệt.

- UBND huyện Thanh Chương chỉ đạo các ngành và UBND xã Thanh Đồng tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đã được phê duyệt.

- Cán bộ chuyên môn ngành Tài nguyên và Môi trường cần được đào tạo huấn luyện qua các lớp về chuyên môn nghiệp vụ, để có đủ khả năng và trình độ thực hiện tốt 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai.

- Tuyên truyền giáo dục toàn thể nhân dân và các tổ chức sử dụng đất thấy được tầm quan trọng của công tác quản lý Nhà nước về đất đai, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

- Thường xuyên thực hiện công tác kiểm kê, thống kê định kỳ theo quy định của pháp luật, kịp thời điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm và trong từng giai đoạn của thời kỳ quy hoạch.

- Phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Đất đai.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện hiện đại để quản lý lưu trữ tốt hệ thống hồ sơ địa chính đảm bảo chất lượng chính xác giúp cho việc quản lý đất đai dần đi vào nề nếp và hiện đại hóa.

- Quản lý chặt chẽ việc sử dụng đúng mục đích của các loại quỹ đất, nhất là phát triển xây dựng đất ở đô thị lẻ không thuộc các dự án nhà ở nhằm đảm bảo mỹ quan trong phát triển đô thị mới.

- Có kế hoạch và coi trọng công tác đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp khi bị thu hồi đất sản xuất để giải quyết tốt từng bước vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn, cải thiện hỗ trợ chính sách bằng tiền cho đào tạo chuyển nghề khi thu hồi đất.

- Kiến nghị bổ sung và điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật.

- Việc bố trí, phát triển mở rộng đất các điểm công nghiệp mới phải dựa trên quan điểm phát triển lâu dài và bền vững; cần phải tính toán các dự án phát triển trên nhiều phương diện nhất là các tác động của dự án đối với môi trường và xã hội.

PHẦN V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Tình hình quản lý đất đai trong những năm qua đã có những bước chuyển biến tích cực, hiệu quả sử dụng đất ngày càng được nâng cao, tận dụng được tiềm năng sẵn có của địa phương. Theo kết quả thống kê đến năm 2010, tổng diện tích tự nhiên của xã 555,71 ha, trong đó: đất nông nghiệp 386,28 ha, đất phi nông nghiệp 139,2 ha, đất chưa sử dụng 30,23 ha, đất khu dân cư nông thôn 156,67 ha. Từ thực tế trên cho thấy QHSĐ cũ không còn phù hợp nên chúng tôi đã tiến hành xây dựng phương án điều chỉnh QHSDĐ đến năm 2020.

Phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2020 của xã Thanh Đồng được xây dựng trên cơ sở tổng hợp nhu cầu sử dụng đất từ cấp huyện, các dự án đầu tư và cân đối phù hợp với nhu cầu sử dụng đất của địa phương. Vì vậy mức độ chi tiết đảm bảo theo yêu cầu và cụ thể theo từng công trình, từng loại đất. Do được tổng hợp đầy đủ các thông tin từ các cấp, ngành, đồng thời cân đối với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nên hoàn toàn phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương. Các thông tin về nhu cầu sử dụng đất được điều tra, khảo sát chi tiết đến từng công trình, quá trình thực hiện đảm bảo đúng quy trình quy phạm, sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp với Luật Đất đai năm 2003.

Quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2020 của xã Thanh Đồng Đến năm 2020 diện tích đất tự nhiên của xã là 555,71ha. Trong đó: - Đất nông nghiệp: 384,80 ha giảm 1,38 ha so với năm 2010. - Đất phi nông nghiệp: 170,91 ha tăng 31,71ha so với năm 2010

-Đất chưa SD: chuyển toàn bộ đất chưa sử dụng sang đất nông nghiệp:29,23ha và đất phi nông nghiệp 1ha.

2. Kiến nghị

Một phần của tài liệu quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011- 2020 xã thanh đồng - huyện thanh chương – tỉnh nghệ an (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w