ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘ

Một phần của tài liệu quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011- 2020 xã thanh đồng - huyện thanh chương – tỉnh nghệ an (Trang 31 - 35)

1. Điều kiệntự nhiên tài nguyên và môi trường1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1. Điều kiện tự nhiên

1.1.1. Vị trí địa lý

Thanh Đồng là xã bán sơn địa nằm về phía Bắc huyện Thanh Chương, cách huyện lỵ 3km, cách thành phố Vinh 47 km về phía Đông Nam. Thanh Đồng có vị trí địa lý như sau:

- Phía Tây Bắc giáp xã Thanh Phong; - Phía Đông giáp xã Thanh Ngọc; - Phía Đông Nam giáp Thị trấn Dùng;

- Phía Tây Nam giáp xã Thanh Tường, Thanh Lĩnh.

Với vị trí địa lý nêu trên, Thanh Đồng không những có lợi thế riêng so với các xã khác trong huyện mà còn giữ vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện, là điều kiện thuận lợi trong mối giao hòa kinh tế - xã hội với các xã trong vùng với bên ngoài.

1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình xã Thanh Đồng nghiêng dần từ Tây sang Đông. Vùng phía Tây của xã tương đối bằng phẳng. Vùng phía Đông địa hình đa phần là đồi núi đan xen hình thành nên các vùng đất nhỏ, hẹp, phân tán. Địa bàn xã có tuyến đường huyện lộ khởi đầu từ Quốc Lộ 46 đi qua Thanh Phong nối với đường 30 tại xã Minh Sơn (huyện Đô Lương) phân chia xã thành 2 vùng, mỗi vùng có một lợi thế phát triển riêng.

- Vùng phía Tây đường huyện lộ kéo thẳng ra đê tả Lam. Đồng ruộng đa phần tập trung ở đây; đây là vùng bằng phẳng nhất của xã, có nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế tổng hợp. Vùng có nguồn nước tưới thuận lợi, đất đai tương đối màu mỡ, có ưu thế phát triển tập đoàn cây hàng năm nhất là cây lúa, cây

công nghiệp ngắn ngày, là vùng có lợi thế về thâm canh lúa và sản xuất tập đoàn cây thực phẩm hàng hóa tập trung, nhất là nhóm cây rau màu cao cấp, cây cảnh, hoa tươi quanh năm, đàn lợn và đàn gia cầm. Vừa là vùng có lợi thế về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại của xã.

- Vùng phía Đông đường huyện lộ: Dân cư cũng như kết cấu hạ tầng xã hộ của xã tập trung phần lớn ở đây. Ưu thế của vùng là: phát triển đàn gia súc có sừng, kinh tế trang trại, gia trại, tập đoàn cây lâu năm và nguyên liệu….

1.1.3. Khí hậu

Thanh Đồng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa rõ rệt: mùa nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa.

- Chế độ nhiệt:

Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23,70C. Nhiệt độ trung bình các tháng nóng nhất (tháng 6 đến tháng 7) là 35,20C, nhiệt độ cao nhất 41,10C. Nhiệt độ trung bình các tháng lạnh nhất (tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau) là 13,40C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 50C. Số giờ nắng trung bình/năm là 1.500 – 1.700 giờ. Tổng tích ôn là 4.350 0C – 4.5000C.

- Chế độ mưa:

Lượng mưa bình quân hàng năm dao động từ 1.600 – 2.000 mm/năm. Mưa chỉ tập trung chủ yếu từ tháng 8 đến tháng 10 và chia làm 2 thời kỳ rõ rệt.

Thời gian từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 15 – 20% lượng mưa cả năm, tháng khô hạn nhất là tháng 1 và tháng 2.

Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tập trung chiếm khoảng 85% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất tập trung vào ba tháng 8, 9, 10 trong năm. Mùa mưa thường trung với mùa bão lụt.

- Độ ẩm không khí:

Trị số độ ẩm trung bình hàng năm dao động từ 84 – 86%. Chênh lệch giữa độ ẩm trung bình tháng ẩm nhất và tháng khô nhất tới 17 – 20%. Lượng bốc hơi từ 700 – 940 mm/năm.

- Chế độ gió:

+ Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, gió về thường mang theo không khí lạnh, khô làm cho nhiệt độ giảm xuống thấp, có năm rét kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất vụ đông xuân cũng như sinh hoạt của người dân và chăn nuôi gia súc.

+ Gió Phơn Tây Nam (gió Lào) là một loại hình thời tiết đặc trưng cho mùa hạ của vùng Bắc Trung Bộ. Loại gió này thường xuất hiện và tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. Gió về gây ra khí hậu khô, nóng, hạn đất và hạn khí quyển, ảnh hưởng không tốt tới đời sống sản xuất cũng như đời sống của nhân dân.

- Các hiện tượng thời tiết khác

Thanh Đồng còn là xã chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới, bão về kèm theo mưa lớn cùng với sự tàn phá của sức gió, hệ thống tiêu nước hiện có chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu nên hàng năm về mùa mưa lũ thường gây ra ngập úng cục bộ trong thời kỳ mưa lớn kéo dài.

1.1.4. Thuỷ văn

Trên địa bàn xã có sông Lam chảy qua tạo ra nguồn nước khá lớn để phục vụ cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong xã. Lượng nước sông Lam phụ thuộc theo mùa, vào mùa mưa thường xảy ra lũ lụt, xói mòn đất còn mùa khô lượng mưa ít gây khó khăn cho hoạt động sản xuất của người dân.

1.2. Các nguồn tài nguyên

1.2.1. Tài nguyên đất

Thanh Đồng có 2 nhóm đất chính sau đây:

- Đất phù sa: gần 190 ha, chiếm gần 50% quỹ đất nông nghiệp:

+ Đất phù sa được bồi hàng năm có khoảng 50 ha, đây là loại đất có độ phì nhiêu tốt nhất hiện nay của xã và đang được bố trí phá triển nhóm cây công nghiệp ngắn ngày và tập đoàn cây thực phẩm.

+ Đất phù sa không được bồi bàng năm có khoảng 140 ha. Đa số diện tích đất đều chua, không có glây hoặc glây yếu.

- Đất Feralit có khoảng 190 – 200 ha, chiếm trên 50% quỹ đất nông nghiệp: + Đất Feralit vàng đó phát triển trên đá thạch sét (Fq), có khoảng 40 ha. Đất được hình thành trên mẫu chất phù sa cổ, thường có địa hình đồi lượn sóng

có độ dốc dưới 150. Hiện trạng loại đất này đang được trồng hoa màu, cây lâu năm. Hướng sử dụng: đất có tầng dày trên 100 cm nên ưu tiên trồng cây ăn quả, tầng trung bình nên trồng hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Đất Feralit vàng nhạt có khoảng 110 ha. Tầng đất đa phần thường mỏng, ở sườn và chân đồi có kết von, đất chua, các chất dinh dưỡng nghèo.

+ Đất Feralit bị xói mòn, có khoảng 50 ha. Tầng đất mỏng, đất chua, nghèo chất dinh dưỡng. Đây là loại đất xấu, năng lực sản xuất kém. Tuy vậy nếu khéo sử dụng loại đất này vẫn có ý nghĩa trong sản xuất, khi sử dụng cần chú ý đến giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế xói mòn và rửa trôi đất.

1.2.2. Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt của xã là 36,76 ha, chiếm gần 7% diện tích tự nhiên trong đó: diện tích nuôi trồng thủy sản 6,35 ha, diện tích đất mặt nước chuyên dùng 30,41 ha (chủ yếu là diện tích sông Lam). Diện tích đất nuôi trồng thủy sản xã đã giao khoán cho hộ gia đình nuôi và đem lại hiểu quả cao.

Nguồn nước mặt của xã tương đối dồi dào, có trữ lượng lớn đảm bảo nhu cầu cơ bản về nước cho sản xuất cũng như sinh hoạt của nhân dân.

1.2.3. Tài nguyên rừng

Xã có 30,32 ha diện tích đất rừng trồng sản xuất, chủ yếu trồng cây nguyên liệu giấy.

1.2.4. Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của xã Thanh Đồng chủ yếu cát sỏi dọc sông Lam có trữ lượng khá dồi dào, chất lượng tốt, đây là nguồn tài nguyên có khả năng phục vụ cho nhu cầu xây dựng cơ bản của nhân dân trong xã và các xã lân cận.

1.2.5. Tài nguyên nhân văn

Năm 2010, xã Thanh Đồng có 4.565 nhân khẩu được chia thành 10 xóm với 1058 hộ. Xã Thanh Đồng luôn là vùng đất có truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước và truyền thống hiếu học, nhân dân cần cù lao động, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để vững bước đi lên. Đó là những giá trị văn hóa phi vật thể quý giá, là nguồn tài nguyên nhân văn cần được gìn giữ, phát huy để thực hiện

thắng lợi sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đưa Thanh Đồng trở thành xã phát triển và văn minh.

1.3. Thực trạng môi trường

Môi trường nước: xã Thanh Đồng có nguồn nước ngầm tương đối đảm bảo chất lượng cho người dân sinh hoạt. Còn nguồn nước mặt vào mùa mưa thường hay bị bẩn đục do mưa lũ nhưng chưa bị ô nhiễm.

Môi trường đất: môi trường đất của xã chưa bị ô nhiễm, tuy nhiên hàng năm việc người dân dùng phân bón hóa học, phun thuốc trừ sâu không đúng cách đã gây tác động xấu tới môi trường đất.

Môi trường không khí: môi trường không khí xã Thanh Đồng nhìn chung vẫn đảm bảo cho sức khỏe người dân. Những tác động xấu tới môi trường không khí chủ yếu do các hoạt động giao thông vận tải và cuộc sống sinh hoạt của nhân dân gây ra.

Một phần của tài liệu quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011- 2020 xã thanh đồng - huyện thanh chương – tỉnh nghệ an (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w