Đánh giá rủi ro kiểm toán và xác định mức trọng yếu

Một phần của tài liệu hoàn thiện quá trình lập kế hoạch kiểm toán bctc do công ty tnhh kiểm toán hùng vương thực hiện (Trang 47 - 57)

C. Các vấn đề cần tiếp tục theo dõi trong những đợt kiểm toán

2.2.4. Đánh giá rủi ro kiểm toán và xác định mức trọng yếu

2.2.4.1.Xác định mức rủi ro trong kiểm toán Xác định rủi ro tiềm tàng:

KTV tiến hành tìm hiểu những thông tin chung nhất của khách hàng, đồng thời những thông tin hay sự kiện bất thường. Xác định nguyên nhân của sự thay đổi đó là gì, có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả BCTC. Việc xác

định rủi ro tiềm tàng giúp KTV tránh được những ảnh hưởng lớn trong tương lai. Ngoài ra cần chú ý đến những yếu tố chính gây nghi ngờ về danh tiếng cũng như uy tín của khách hàng.

Công việc này được bắt đầu từ việc xem xét cơ sở dẫn liệu và những mục tiêu kiểm toán cụ thể. Sau khi có những nhận định ban đầu KTV sẽ đưa ra nhận xét khái quát về các khoản mục trên BCTC

Biểu 2.9: Xem xét cơ sở dẫn liệu Công ty TNHH X

Cơ sở dẫn liệu Tham

chiếu

Trình bày những sai sót đặc biệt Phân loại và

trình bày

A Phân loại TSCĐ, HTK ( mua TS có giá trị

trên 10 triệu và có thời gian sử dụng lâu dài phải ghi nhận vào TSCĐ và tính khấu hao)

Tính đánh giá A Đánh giá sai HTK

Tính chính xác A Ghi sai khoản mục vốn bằng tiền ( tiền mặt )

Tính đầy đủ A Ghi thiếu doanh thu ( do giảm giá bán)

Tính hiện hữu A Các khoản phải thu

Tính sở hữu A HTK, TSCĐ

(*) Nguồn: Hồ sơ kiểm toán của HVAC năm 2006

Sau khi xem xét các cơ sở dẫn liệu ta có nhận xét về khoản mục TSCĐ, HTK. Công ty X mua một máy vi tính trị giá 12 triệu nhưng lại không ghi nhận vào TSCĐ để tính khấu hao, điều này ảnh hưởng đến việc làm giảm chi phí khấu hao và TSCĐ giảm. Như vậy nó đó ảnh hưởng đến cơ sở dẫn liệu phân loại và trình bày, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên BCTC.

Để đánh giá về khả năng tồn tại các sai sót trọng yếu trên số dư của các khoản mục, KTV sẽ tiến hành xem xét một số yếu tố sau:

- Bản chất, quy mô của các khoản mục - Mức độ trọng yếu của số dư từng tài khoản

- Các rủi ro được KTV phán đoán qua việc thực hiện các thủ tục phân tích cho bước lập kế hoạch

- Các yếu tố rủi ro được xác định trong quá trình KTV tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng

- Rủi ro kiểm toán (có thể do hệ thống KSNB không đáng tin cậy hoặc một số vấn đề mà các cuộc kiểm toán gặp phải)

Dưới đây em xin trình bày bảng đánh giá rủi ro tại Công ty TNHH X

Biểu 2.10: Đánh giá rủi ro của Công ty TNHH X

Nội dung Cú/ không Mức độ ảnh hưởng đến tínhtrung thực và hợp lý trên

1/ Các lĩnh vực có thể xẩy ra rủi ro

- Rủi ro trong thương mại

- Rủi ro về quản lý nhân viên

- Rủi ro về đầu tư, tài chính

- Năng lực người quản lý

- Chênh lệch đáng kể giữa kế hoạch và người thực hiện

2/ Cách đánh giá rủi ro

- Đánh giá rủi ro số dư và mức độ sai sót tiềm tang

- Rủi ro đã được xác định bởi kinh nghiệm trước với khách hàng

- Rủi ro do quy trình hạch toán thiếu sự tin cậy

- Phương pháp hạch toán các ước tính kế toán, HTK, TSCĐ

- Rủi ro trong quá trình lập kế hoạch sơ bộ

- Rủi ro gắn với các nghiệp vụ kinh tế bất thường

- Rủi ro từ các nghiệp phát sinh mà không được xử lý một cách có hệ thống

- Thanh lý, nhượng bán tài sản, vật tư mất mát, thiếu hụt khi kiểm kờ… Kết luận: Không V V V V V V

(*) Nguồn: Hồ sơ kiểm toán của HVAC năm 2006

Các loại hình có thể rủi ro tại Công ty X là rủi ro về thương mại và dầu tư. Rủi ro về đầu tư có thể là rủi ro về việc góp vốn (việc góp vốn không đúng quy định hoặc không được tiến hành đúng thời gian). Còn rủi ro về thương mại là rủi ro do giảm giá bán của mặt hàng nông lâm sản. Điều này có ảnh hưởng đến doanh thu và giá vốn hàng bán. Việc KTV tiến hành đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với từng khoản mục nói riêng và của BCTC nói chung. Dựa vào những thông tin thu thập ở trên KTV đưa ra kết luận là rủi ro tiềm tàng của Công ty X ở mức độ trung bình.

Xác định rủi ro kiểm soát:

Như đã trình bày ở phần trên việc xác định rủi ro kiểm soát dựa vào những thông tin thu thập được qua bảng câu hỏi về quá trình soát xét hệ thống KSNB của khách hàng. Từ đó KTV sẽ có những hiểu biết nhất định về hệ thống KSNB và tiến hành đánh giá hai yếu tố đó là: môi trường kiểm soát và hệ thống kế toán.

Ví dụ: Sau khi xem xét về khoản mục phải thu từ khách hàng của Công ty X trên BCĐKT, KTV nhận thấy vào thời điểm cuối năm 2006 tăng hơn so với cuối năm 2005 là 1.9%. Điều này có nghĩa là vào thời điểm cuối năm Công ty X vẫn còn một lượng lớn hàng đó bỏn và đã được ghi nhận vào doanh thu tuy nhiên Công ty chưa thu được tiền. Có hai khả năng xảy ra đối với việc bán hàng chưa thu được tiền: thứ nhất, khách hàng sẽ trả chậm hoặc trả thiếu. Thứ hai là không thu hồi được khoản nợ này, khi đó Công ty X buộc phải lập dự phòng phải thu khú đũi và điều này sẽ làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của đơn vị

Biểu 2.11: Bảng đánh giá rủi ro kiểm soát

Mục tiêu kiểm soát

Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát Rủi ro thấp nhất Rủi ro thấp Rủi ro trung bình Rủi ro cao 1. Chính xác cơ học V 2. Phân loại và trình bày V 3. Tính đầy đủ V 4. Tớnh giỏ, định giá V 5. Quyền và nghĩa vụ V 6. Tính có thật V

(*) Nguồn: Hồ sơ kiểm toán tại HVAC

Từ bảng này KTV sẽ xác định được rủi ro ở mức nào thì có thể chấp nhận được.

Ước lượng mức trọng yếu

Công việc này đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao cũng như những bề dày kinh nghiệm trong nghề kiểm toán, để có những nhận định và xét đoán chính xác. Trong các cuộc kiểm toán thì Chủ nhiệm kiểm toán sẽ chịu trách nhiệm về bước này, Chủ nhiệm kiểm toán dựa vào BCTC và các khoản mục quan trọng để xem xét về quy mô hoạt động của doanh nghiệp… Đưa ra % mức trọng yếu sẽ là bao nhiêu, những ảnh hưởng lên BCTC có là trọng yếu hay không và ở mức độ nào. Trong trường hợp không xác định được cụ thể lượng giá trị trọng yếu HVAC sẽ áp dụng phương pháp chọn mẫu phi thống kê. Phương pháp chọn mẫu đại diện phi thống kê là phương pháp chọn mẫu đại diện nhưng khụng giỳp KTV định lượng chính xác mức độ tin cậy chi tiết của tài khoản. Khi chọn mẫu phi thống kê, KTV cần có sự tính toán hợp lý trước nhằm đảm bảo các mẫu được chọn không có khuynh hướng nằm trong nhúm cỏc nhiệm vụ không mang đặc tính đại diện cho số dư tài khoản đó.

Phương pháp này được sử dụng đối với tài khoản có các nghiệp vụ mang giá trị tương tự nhau, hoặc bản chất số dư tài khoản là phi tiền tệ (VD: kiểm tra các chứng từ xuất hàng sau ngày lập BCTC để kiểm tra tài khoản doanh thu)

Dựa vào quy mô của tổng thể KTV sẽ lựa chọn cỡ mẫu và độ phân tán của các giá trị tổng thể, đảm bảo tính đại diện của mẫu chọn, tập trung vào những đối tượng có quy mô lớn. Mức trọng yếu có thể thay đổi trong quá trình thực hiện kiểm toán các doanh nghiệp khách hàng và phụ thuộc vào sự xét đoán mang tính nghề nghiệp của KTV. Việc tính toán mức trọng yếu trên BCTC đã rất khó nhưng việc KTV tiến hành phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục trên BCTC lại còn phức tạp hơn. Vì mỗi doanh nghiệp có một loại hình hoạt động riêng, tức là mỗi khoản mục có mức độ trọng yếu khác nhau cho từng doanh nghiệp cũng khác nhau. Công việc này không thể thiếu vỡ nó giỳp cho KTV thu thập được những thông tin sát thực, tối thiểu hoá chi phí, tiết kiệm thời gian và tối đa hoá lợi ích mỗi cuộc kiểm toán.

Kế hoạch kiểm toán tổng thể

Sau quá trình thu thập các thông tin về khách hàng, xem xét và đánh giá về hệ thống kế toán, hệ thống KSNB để từ đó xác định mức rủi ro và trọng yếu các khoản mục trên BCTC. KTV sẽ đi đến việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể. Dựa vào những thông tin cơ sở và những tính toán ban đầu KTV sẽ lập ra một kế hoạch chỉ ra hướng đi cho cuộc kiểm toán. Do đặc thù của mỗi khách hàng kiểm toán là khác nhau nên công việc này sẽ không có chuẩn chung, mà KTV sẽ phải dựa vào thực tế của khách hàng và những phán xét nghề nghiệp để cuộc kiểm toán đạt hiệu quả cao.

Dưới đây em xin trình bày mẫu kiểm toán của HVAC với khách hàng là Công ty TNHH E được tiến hành như sau:

LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TỔNG THỂ

Hà Nội, Ngày 12/2/2006

Bên A: Công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương

Trụ sở chính: Phòng 808, toà nhà CT5 - ĐN2, Mỹ Đình II, Từ Liêm, Hà Nội

Phòng 1502, toà nhà CT5 – ĐN4, Mỹ Đình II, Từ Liêm, Hà Nội Tel: 84-47871160 Fax: 84-47871161

Bên B: Công ty Cổ phần Z

Trụ sở chính: Số 5, Đường Lạc Long Quân – Văn Lâm – Hưng Yên

Tel: (0321)567738 Fax: (0321)567739 Người lập: Trần Anh Cường

Người duyệt: Nguyễn Quốc Tuấn

- Công ty Cổ phần Z là khách hàng kiểm toán lần thứ hai của HVAC

- Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 0612000352 do Sở kế hoạch đầu tư và phát triển tỉnh Hưng Yên cấp vào ngày 18 tháng 10 năm 2003

- Cơ cấu tổ chức bộ máy gồm: + Giám đốc: Ông Nguyễn Văn Mạnh + Phó giám đốc: Ông Trần Quốc Hải + Kế toán trưởng: Bà Nguyễn thị Vân

- Đặc điểm hoạt động kinh doanh và các biến đổi trong công nghệ sản xuất kinh doanh

+ Rủi ro trong kinh doanh

- Tìm hiểu Hệ thống KSNB và hệ thống kế toán

+ Công ty áp dụng chế độ kế toán VN ban hành theo QĐ số 15/TC-CĐKT ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính cựng cỏc văn bản kèm theo

+ Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 1/1 đến ngày 31/12

+ Đơn vị sử dụng VND để hạch toán

+ TSCĐ của công ty hạch toán theo nguyên tắc ghi theo nguyên giá, hao mòn và giá trị còn lại.

KH TSCĐ được tính theo phương pháp khấu hao đường thẳng + HTK được hạch toán theo phương kê khai thường xuyên. Giá trị mua bằng giá mua cộng với chi phí mua, các khoản thuế không được hoàn lại. Hàng hoá xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền

+ Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: Hàng đem bán được ghi nhận doanh thu khi người mua chấp nhận mua, hàng đã được chuyển cho khách hàng không phụ thuộc vào khách hàng đã thanh toán hay chưa

- Công ty khách hàng sử dụng phần mềm kế toán EFECT - Đội ngũ nhân viên đều đã tốt nghiệp đại học và có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề kế toán

- Thời gian tiến hành lập BCTC thực hiện theo đúng quy định của BTC

- Xác định rủi ro và mức trọng yếu:

+ Rủi ro tiềm tàng được xác định ở mức trung bình + Rủi ro kiểm soát được xác định ở mức trung bình Nhận xét: Hệ thống KSNB là đáng tin cậy và đạt hiệu quả

- Xác định mức trọng yếu dựa vào các chỉ tiêu sau: + Doanh thu

+ Giá vốn hàng bán + Chi phí

+ TSLĐ và đầu tư ngắn hạn + TSCĐ và đầu tư dài hạn

- Nguồn vốn kinh doanh - Lợi nhuận luỹ kế

- Không có sự tham gia của các chuyên gia tư vấn pháp luật và các chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác

- Số lượng đơn vị trực thuộc phải kiểm toán: Không - Kế hoạch thời gian tiến hành cuộc kiểm toán:

Bắt đầu từ ngày 12/2/2006 đến ngày 15/2/2006 tập hợp các thông tin và ra biên bản.

- Nhân sự của cuộc kiểm toán:

Giám đốc : ễng Nguyễn Quốc Tuấn Chủ nhiệm kiểm toán : Ông Trần Anh Cường Kiểm toán viên : Bà Bùi Vân Anh Kiểm toán viên : ễng Nguyễn Anh Tú Trợ lý kiểm toán : ễng Phạm Thế Dũng Trợ lý kiểm toán : ễng Nguyễn Xuân Anh

Người lập Giám Đốc

Trần Anh Cường Nguyễn Quốc Tuấn

(*) Nguồn: Hồ sơ kiểm toán của HVAC năm 2006

Một phần của tài liệu hoàn thiện quá trình lập kế hoạch kiểm toán bctc do công ty tnhh kiểm toán hùng vương thực hiện (Trang 47 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w