C. Các vấn đề cần tiếp tục theo dõi trong những đợt kiểm toán
2.2.1. Tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng
Quá trình thu thập những hiểu biết cần thiết về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng là một quá trình liên tục và tích luỹ. Từ những hiểu biết này trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán sẽ tạo ra một mô hình chung để KTV đưa ra những xét đoán nghề nghiệp.
Đây là giai đoạn quan trọng nó sẽ quyết định sự thành công của mỗi cuộc kiểm toán. Trước khi tiến hành cuộc kiểm toán công ty kiểm toán đó cú những nhận định sơ bộ về công ty khách hàng nhằm ước lượng mức rủi ro là cao hay thấp. Việc tìm hiểu cụ thể tình hình hoạt động kinh doanh của khác hàng sẽ giúp cho KTV có cái nhìn chi tiết về công việc của mình sẽ phải tiến hành trong suốt quá trình kiểm toán. Để việc tìm hiểu đạt hiệu quả thì KTV
phải có sự hiểu biết khách hàng trên nhiều phương diện: doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực nào, loại hình doanh nghiệp hoạt động, mối quan hệ của cỏc bờn liờn quan… Ở đây có thể chia ra hai đối tượng cần xem xét là khách hàng cũ hay khách hàng mới.
Với khách hàng cũ: Công việc sẽ đơn giản và đỡ mất thời gian hơn, do trong hồ sơ kiểm toán năm trước đã được tiến hành và đến năm nay chúng ta chỉ tiến hành cập nhật những thông tin mới. HVAC sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp thêm những tài liệu có liên quan đến sự thay đổi của doanh nghiệp trong thời gian qua.
Với khách hàng mới: Để có được các thông tin chi tiết về khách hàng thì Ban giám đốc sẽ tiến hành trao đổi trực tiếp với Công ty khách hàng, quan sát thực tế hoạt động của khách hàng và gửi thư yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu đầy đủ.
Ngoài ra KTV cần tiến hành tham quan nhà xưởng, cơ sở hạ tầng, quá trình thu mua và bảo quản nguyên vật liệu và quy trình sản xuất thực tế của khách hàng.
Dưới đây em xin lấy minh hoạ một khách hàng về quá trình thu thập thông tin của khách hàng:
Biểu 2.5: Thông tin về khách hàng Công ty TNHH X
Khách hàng: Công ty TNHH X Người lập: Nguyễn Văn A
ĐẶC ĐIỂM KHÁCH HÀNG
1. Đặc điếm quá trình hành thành Công ty TNHH X
Công ty TNHH X chính thức đi vào hoạt động bắt đầu từ ngày 1/1/2000 theo giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0100567023 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương cấp.
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty X
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH X Địa chỉ: Số 5 Văn Lâm – Hưng Yên Tel: (0321) 567002
Fax: (0321) 567000
- ễng Đinh Mạnh Vương: Giám đốc - ễng Nguyễn Văn An: Phó giám đốc - Bà Nguyễn thị May: Kế toán trưởng - Số lượng nhân viên: 250 người 3. Mã số thuế: 0101000345
4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh
- Loại hình kinh doanh: Công ty TNHH - Mở tài khoản tại ngân hàng: Ngân hàng A
- Nhà cung cấp chính:
- Thị trường cạnh tranh: Trong và ngoài nước
- Khách hàng chủ yếu: Công ty TNHH A, Khách hàng S… Công ty không những xuất khẩu một số loại sản phẩm may mặc trên chất liệu tơ tằm mà còn phục vụ nhu cầu trong nước. Tuy nhiên hiện nay thị trường may mặc của Trung Quốc đang chiếm lĩnh thị trường Việt Nam gây nhiều khó khăn cho các nhà sản xuất. Các sản phẩm của TQ rất đa dạng và giá cả lại rẻ hơn rất nhiều, đòi hỏi các nhà sản xuất VN phải đưa ra những chiến lược sản xuất mới trong thời gian tới.
(*) Nguồn: Hồ sơ kiểm toán HVAC
Trên đây là một số thông tin về Công ty TNHH X, KTV xác định một số rủi ro tiềm tàng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là:
- Nghành may mặc là một trong những nghành khá phát triển tại Việt Nam, hiện nay đã có không ít nhà may được ra đời và cạnh tranh khá mạnh mẽ. Điều này nó đòi hỏi các nhà kinh doanh ngay từ đầu phải có chiến lược phát triển cho riêng mình, vừa có đủ sức cạnh tranh với thị trường trong nước và cả nước ngoài đặc biệt là thị trường Trung Quốc
- Cạnh tranh về giá cả và mẫu mã. Cùng một sản phẩm nếu bán ra thị trường với giá cao hơn nhưng lượng tiêu thụ ít hơn sẽ làm giảm lợi nhuận, ngược lại nếu bán với giá thấp hơn sẽ bị lỗ. Điều này khiến doanh nghiệp phải có sự điều phối cho phù hợp giữa các nguyên liệu đầu vào cũng như các chi phí khác phục vụ quá trình sản xuất.
Qua đây KTV có nhận định trong tương lai của doanh nghiệp đó là sự thách thức lớn trong cạnh tranh về giá cả và mẫu mã sản phẩm.
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng Tìm hiểu về môi trường kiểm soát:
Có thể nói bất cứ một doanh nghiệp, đơn vị nào nếu có được một bộ máy tổ chức quản lý tốt hay nói cách khác là ban lãnh đạo nói chung và từng
cá nhân trong cơ cấu đó nói riêng đầu tiên phải có ý thức xây dựng và phát triển công ty. Ngoài yêu cầu về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ thì đội ngũ cán bộ trong ban lãnh đạo phải có tác phong quản lý và thể hiện tính chính trực của Ban giám đốc.
Đây là yếu tố mà chủ nhiệm kiểm toán cần nắm bắt khi gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp với BGĐ của khách hàng. Những thông tin này sẽ khẳng định được môi trường kiểm soát đó như thế nào. Nếu một doanh nghiệp có hệ thống KSNB tốt thì KTVsẽ tiến hành ít thử nghiệm cơ bản hơn thử nghiệm tuân thủ và ngược lại. Và công việc kiểm toán sẽ tốn ít thời gian hơn mà vẫn đem lại hiệu quả cao. Việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng được tiến hành trong cả giai đoạn lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch. Để tìm hiểu môi trường kiểm soát KTV cần xem xét các nhân tố như: cơ cấu tổ chức quản lý, chính sách nhân sự, đặc thù về quản lý, uỷ ban kiểm soát, môi trường bên ngoài…Tuỳ từng đối tượng là khách hàng cũ hay mới việc tìm hiểu môi trường KSNB ít hay nhiều, với khách cũ thì ngoài việc xem xét hồ sơ kiểm toán năm trước KTV chỉ cần nắm bắt những thay đổi của công ty khách hàng. Với khách hàng mới KTV phải xem xét một cách chi tiết bằng cách gặp gỡ và trao đổi với BGĐ.