KHOẢN INCOTERMS
3.1.2.5. Không dẫn chiếu đúng đến Incoterms
Các doanh nghiệp trong khi ký kết hợp đồng thương mại nhiều khi chưa nhận thấy tầm quan trọng của việc dẫn chiếu đúng tới Incoterms 2010. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp khi tiến hành ký kết hợp đồng cho rằng chỉ cần ghi các ký hiệu FOB, CFR, CIF... thì những ký hiệu đó đương nhiên được giải thích theo
Incoterms hiện hành. Vì vậy, trong mọi hợp đồng của mình, doanh nghiệp không dẫn chiếu đến một ấn bản Incoterms cụ thể nào. Quan niệm đó hết sức sai lầm vì ngoài cách giải thích các điều kiện thương mại quốc tế của ICC còn có cách giải thích khác theo Bộ luật Thương mại thống nhất (UCC) và những định nghĩa Ngoại thương của Mỹ (AFTD). So với cách giải thích của ICC về các điều kiện thương mại thì hai cách giải thích này có rất nhiều điểm khác biệt. Hơn nữa, các ấn bản khác nhau của Incoterms có giá trị pháp lý độc lập và thay đổi qua các năm. Việc không dẫn chiếu năm nào sẽ gây ra khó khăn cho các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Ví dụ như, trong hợp đồng nhập khẩu, nếu doanh nghiệp chỉ quy định điều khoản về giá trong hợp đồng là 250USD/MT CIF Haiphong mà không ghi cụ thể Incoterms 2010 vì cho rằng sẽ đương nhiên áp dụng bản Incoterms mới nhất. Điều này sẽ gây khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp. Nếu đối tác hiểu và áp dụng theo Incoterms 2000, trong đó chỉ quy định rằng bên bán chỉ phải cung cấp một con tàu đi biển để chở hàng hóa, thì có thể gây ra thiệt hại lớn cho người mua. Việc cung cấp một con tàu đi biển không phù hợp với đặc tính của hàng hóa sẽ gây ra thiệt hại lớn cho bên mua vì hàng hóa đã được chuyển giao rủi ro từ người bán sang người mua khi hàng được đưa lên tàu, mọi thiệt hại hoặc hư hỏng của hàng hóa sẽ cho người mua chịu. Trong khi đó, trong Incoterms 2010 đã quy định rất cụ thể rằng, người bán phải cung cấp con tàu thuộc loại thường sử dụng để chở mặt hàng đó.
3.2. Những khó khăn đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu ViệtNam khi sử dụng Incoterms 2010