Incoterms2010 đối với phương thức thanh toán.

Một phần của tài liệu các doanh nghiệp xuất nhập khẩu việt nam (Trang 49 - 55)

Chương 2: NHỮNG THAY ĐỔI TRONG INCOTERMS

2.3.2 Incoterms2010 đối với phương thức thanh toán.

Trong các hợp đồng kinh doanh, đặc biệt là trong thương mại quốc tế thì rủi ro thanh toán là rất lớn. Với mục đích tối đa hoá lợi nhuận, mỗi bên tham gia đều hướng tới những mục đích riêng của mình. Với người bán, họ quan tâm nhất là việc người mua có thanh toán đầy đủ và đúng thời hạn hay không. Với người mua, thì điều này lại hướng về lô hàng của mình, xem nó có đảm bảo chất lượng, số lượng và hàng đến đúng thời hạn trong hợp đồng để không trì hoãn kế hoạch kinh doanh. Nhưng trong thực tế, người bán lại có quyền kiểm soát về hàng hoá, thông qua các chứng từ sở hữu, hay do một người chỉ định còn người mua thì

ngược lại, kiểm soát số tiền trong hợp đồng, chủ động trong việc thực hiện thanh toán. Do lợi ích và quyền hạn khác nhau như thế, mà mỗi bên tham gia hợp đồng đều cần phải xem xét kỹ lưỡng khi ký kết hợp đồng, nhằm chọn lựa được những phương thức thanh toán phù hợp nhất, vừa đảm bảo lợi ích, vừa đảm bảo việc kinh doanh diễn ra thuận lợi.

Trong thương mại quốc tế, có rất nhiều phương thức thanh toán khác nhau. Mỗi phương thức lại có ưu điểm cũng như hạn chế riêng, cũng như có thuận lợi và khó khăn đối với cả người mua và người bán. Dưới đây là một số phương thức thanh toán cơ bản thường được áp dụng trong mua bán ngoại thương (sắp xếp theo mức độ rủi ro tăng dần về phía người bán):

•Trả trước, điện chuyển tiền (T/T): là hình thức mà người mua hàng, bằng một phương thức nào đó, thanh toán trước cho người bán số tiền của hợp đồng theo một tỷ lệ nhất định mà hai bên thoả thuận.

•Thư tín dụng (L/C): thực chất là một sự thỏa thuận, trong đó ngân hàng (Ngân hàng mở thư tín dụng) đáp ứng những yêu cầu của khách hàng (Người xin mở thư tín dụng) cam kết hay cho phép một ngân hàng khác (Ngân hàng ở nước xuất khẩu) chi trả hoặc chấp thuận những yêu cầu của người hưởng lợi với điều kiện người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản đã ghi trong thư tín dụng.

•Phương pháp nhờ thu: là một phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu uỷ thác cho ngân hàng của mình thu hộ tiền hàng của người nhập khẩu trên cơ sở xuất trình chứng từ. Ngân hàng người bán (người xuất khẩu) xuất trình bộ chứng từ cho người mua (người nhập khẩu) thông qua ngân hàng của người mua để được thanh toán số tiền hàng còn lại hoặc nhận được chấp nhận thanh toán hối phiếu trả chậm vào một thời gian xác định trong tương lai. Trách nhiệm pháp lý của ngân hàng theo phương thức nhờ thu sẽ bị ràng buộc theo sự chỉ dẫn của

người bán trong việc phát hành và gửi các chứng từ. Trách nhiệm đó sẽ thay đổi trong hai trường hợp “nhờ thu chấp nhận chứng từ” (documents against acceptance - viết tắt: D/A) hoặc “nhờ thu đổi chứng từ” (Documents against Payment - viết tắt: (D/P).

•Thanh toán Ghi sổ: người xuất khẩu mở một tài khoản để ghi nợ người nhập khẩu yêu cầu người nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu vào thời điểm xác định trong tương lai. Phương thức này chỉ thuận tiện và an toàn trong trường hợp hai bên thực sự tin cậy lẫn nhau, đã mua bán hàng nhiều lần và người mua có uy tín thanh toán.

Do khuôn khổ và nội dung của khóa luận không cho phép, chúng ta sẽ không phân tích kỹ lưỡng về nội dung, hay cách thức thực hiện của từng phương thức thanh toán trên đây. Một cách đơn giản, ta cùng xem xét bảng dưới đây:

Bảng tóm tắt ưu và nhược điểm của các hình thức thanh toán trong nghiệp vụ mua bán quốc tế

Qua việc quan sát bảng tóm tắt trên, có thể thấy: Với mục đích là tối đa hoá lợi nhuận và hạn chế rủi ro, nhà xuất khẩu sẽ ưa thích phương pháp trả trước vì sẽ không chịu sức ép phát sinh thêm rủi ro, đồng thời lại thu được tiền hàng sớm để quay vòng vốn trong kinh doanh. Trong khi đó, nhà nhập khẩu lại nghiêng về hình thức ghi sổ như để nắm lợi thế về mình, đảm bảo chất lượng hàng gửi đến hơn. Do đó, khi ký kết các bên sẽ gặp một số điểm bất đồng về quan điểm cần giải quyết, do đó mà trong thời gian gần đây, phương thức tín dụng chứng từ khá được ưa chuộng. Lí do chính của hiện trạng trên là trong phương thức thanh toán này thì quyền lợi của các bên tham gia là đảm bảo như nhau, thông qua tổ chức thứ ba là ngân hàng. Theo đó, phía có trách nhiệm cao nhất là Ngân hàng mở thư tín dụng. Họ sẽ quyết định thanh toán hoặc không thanh toán cho việc giao dịch mua bán giữa hai bên. Tuy nhiên, phương thức này có nhược điểm là: Thời gian thanh toán chậm (do phải kiểm soát chặt chẽ chứng từ) và chi phí cao (do vận chuyển chứng từ nhiều lần, từ nơi này đến nơi khác, giữa các bên.

Hiện nay, có một điều khá bất cập là ngay cả khi các bên đã thống nhất được điều kiện giao hàng cũng như thanh toán thì việc thực hiện hợp đồng vẫn không diễn ra một cách suôn sẻ. Điều này là do các bên tham gia một cách vô tình đã phạm phải những lỗi không đáng có, làm ảnh hưởng đến thương vụ làm ăn. Chúng ta có thể dễ dàng liệt kê ra những lỗi thường mắc phải như:

- Về phía nhà nhập khẩu:

• Điều khoản giao hàng không phù hợp.

• Không nhất quán giữa các điều khoản giao hàng và các chứng từ cần thiết. • Không nhất quán về logic (phương thức vận chuyển, điều khoản giao

- Về phía nhà xuất khẩu:

• L/C không phù hợp với hợp đồng mua bán – do người nhập khẩu đưa ra yêu cầu sai cho ngân hàng.

• L/C không phù hợp với hợp đồng mua bán – lỗi/khác biệt do khâu xử lí chứng từ của ngân hàng.

• Người xuất khẩu tin rằng L/C phản ánh đúng hợp đồng mua bán mà không kiểm tra kỹ - coi thường vấn đề.

• Thường không hiểu hết tầm quan trọng của những chứng từ được yêu cầu. • Không hiểu rõ các yêu cầu của UCP 600 và thông lệ chuẩn của các ngân

hàng trong thương mại quốc tế.

• Rủi ro đáng kể về sự khác biệt chủ yếu trong chứng từ do bên thứ ba đưa ra.

Những lỗi trên, kể cả của người xuất khẩu hay nhập khẩu, trước hết, một cách chủ quan là do chính bản thân của các bên tham gia, do chưa có hiểu biết một cách đầy đủ về các quy định, thông lệ quốc tế. Nhưng khách quan mà nói, điều đó cũng một phần là do quy định còn chưa thật sự rõ ràng, dễ hiểu. Và nhiệm vụ của Incoterms 2010 chính là giải quyết vấn đó.

Mặc dù không hướng dẫn một cách cụ thể từng điều kiện này sẽ phù hợp với phương thức thanh toán nào nhưng bằng cách diễn đạt của mình, Incoterms 2010 vẫn giúp người sử dụng có được cách lựa chọn hợp lý nhất. Có thể lấy ví dụ cụ thể là phương thức thanh toán nhờ thu sẽ không dùng trong trường hợp nhà xuất khẩu sử dụng điều khoản EXW của phiên bản mới này, hay chúng ta cũng có thể thấy một điều căn bản nữa là: do các điều kiện "C" là các điều kiện của loại hợp đồng gửi hàng đi, nên phương thức thanh toán hay được sử dụng trong các điều kiện này là tín dụng chứng từ. Khi đã được các bên thống nhất và quy định trong hợp đồng mua bán hàng rằng người bán sẽ được thanh toán khi xuất

trình các chứng từ giao hàng quy định với một ngân hàng theo một phương thức tín dụng chứng từ, thì việc người bán phải chịu rủi ro và chi phí sau thời điểm đã được trả tiền theo các phương thức tín dụng chứng từ hoặc phương thức tương tự khác sau khi đã gửi hàng đi là hoàn toàn trái với mục đích tín dụng chứng từ. Tuy nhiên, người bán phải chịu chi phí vận chuyển cho dù đó là cước trả khi gửi hàng hoặc cước trả khi hàng tới nơi đến (cước trả sau), còn các chi phí phát sinh thêm do các tình huống xảy ra sau khi đã gửi hàng đi do người mua phải chịu.

Thêm vào đó, việc phân chia lại bố cục của Incoterms 2010 như: mục A1/B1 thêm phần cho phép các trao đổi thông tin bằng điện tử có hiệu lực tương đương với việc trao đổi thông tin bằng giấy, mục A2\B2 giấy phép kiểm tra an ninh và các thủ tục khác hay ở mục A8\B8 nêu rõ chứng từ giao hàng là một chứng từ vận tải hoặc một chứng từ điện tử tương ứng, đối với điều kiện EXW, FCA, FAS, FOB thì chứng từ giao hàng có thể là một biên lai và chứng từ giao hàng có thể là một phần trong quy trình thanh toán. Điều đó đã cung cấp cho các bên tham gia hợp đồng một cái nhìn toàn diện hơn về các chứng từ cần thiết, từ đó khắc phục được các lỗi về sai sót trong bộ chứng từ thanh toán, nâng cao được chất lượng thực hiện các hợp đồng. Ngoài ra, có thể nhắc đến việc Incoterms 2010 sử dụng các từ ngữ dể hiểu, thông dụng cũng đã phần nào giúp cho việc dịch thuật các phiên bản ở nhiều quốc gia được thuận lợi hơn, từ đó việc tìm hiểu áp dụng cũng diễn ra thuận lợi hơn.

Một phần của tài liệu các doanh nghiệp xuất nhập khẩu việt nam (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w