Incoterms2010 và vấn đề an ninh chuỗi cung ứng toàn cầu.

Một phần của tài liệu các doanh nghiệp xuất nhập khẩu việt nam (Trang 55 - 61)

Chương 2: NHỮNG THAY ĐỔI TRONG INCOTERMS

2.3.3 Incoterms2010 và vấn đề an ninh chuỗi cung ứng toàn cầu.

Từ trước đến nay, an ninh nói chung và an ninh trong thương mại nói riêng luôn luôn được coi là một trong những vấn đề cấp thiết và được đặt lên hàng đầu. Đặc biệt trong thời gian gần đây thì vấn đề này càng được quan tâm, xét riêng trong thương mại quốc tế những quan ngại về an ninh trong vận chuyển

hàng hoá cũng ngày càng tăng. Có thể lấy một mốc lịch sử khá cụ thể là sự kiện 11/9/2001 xảy ra khủng bố ở Mỹ. Kể từ đó đến nay, các quốc gia đều chú ý đẩy mạnh an ninh của mình hơn. Ví dụ điển hình là: khối liên minh EU đã bổ sung nội dung về an toàn và an ninh trong Luật Hải quan (Từ 1/7/2009, các dữ liệu về an ninh phải được cung cấp trước khi hàng rời đi hay đến một địa điểm trong địa giới hải quan của Cộng đồng châu Âu ). Về phía Mỹ: ngày 1/3/2003, thành lập cơ quan Hải quan và Phòng vệ biên giới thuộc Bộ An ninh nội địa, ngoài ra từ tháng 11 năm 2001 còn thực hiện chương trình C-TPAT (US Custom – Trade Partnership Against Terrorism) là chương trình an ninh phối hợp giữa Hải Quan Hoa Kỳ và các Hiệp Hội Nhập Khẩu vào Hoa Kỳ, hiện tại có rất nhiều hãng lớn và các công ty nhập khẩu hàng háo vào Hoa Kỳ đều tham gia chương trình này và họ cũng mong muốn các công ty đối tác và nhà máy sản xuất cần tuân thủ theo quy định của C-TPAT để bảo đảm an toàn cho tài sản và con người... Tuy mỗi quốc gia đều thực hiện những quy định riêng của mình nhằm đảm bảo về vấn đề an ninh nhưng khi thực hiện kinh doanh quốc tế hoặc ngay cả trong những khối liên minh với nhau thì các quy định này lại chưa được hài hòa hoàn toàn và chưa đảm bảo tính thống nhất, vì thế khi thực hiện hợp đồng vẫn còn những khúc mắc và chưa thống nhất. Trong incoterms 2010 đã có những thay đổi và điều chỉnh nhằm giải quyết tình trạng trên.

Kể từ khi được Phòng Thương Mại Quốc Tế (ICC) giới thiệu vào năm 1936, Incoterms đã thiết lập nên một tập hợp các qui tắc cộng đồng thương mại toàn cầu có thể sử dụng cho việc diễn giải các điều kiện trong hợp đồng vận chuyển. Luôn luôn được xem xét trên khía cạnh nhiệm vụ của bên bán trong việc giao hàng, Incoterms tập trung vào trách nhiệm đối với rủi ro về thất lạc hay hư hại đối với hàng hóa bán ra, việc phân định chi phí vận chuyển và những chi phí

liên quan đến hải quan giữa bên bán và bên mua, và nghĩa vụ thực hiện các hoạt động theo chức năng nhất định liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa. Trong suốt 72 năm qua, ICC đã không ngừng nỗ lực trong việc cập nhật Incoterms nhằm theo kịp với những tiến triển của thực tiễn thương mại quốc tế. Hai ví dụ điển hình của việc cập nhật này là việc sửa đổi việc áp dụng đối với hàng hóa trong container vận chuyển theo đường biển và chiết khấu trong thương mại điện tử. Khi Incoterms được cập nhật mới vào năm 2010, chúng ta có thể chắc chắn rằng mối quan tâm hàng đầu sẽ là khả năng điều chỉnh đối với Incoterms trước những thách thức về an ninh chuỗi cung ứng.

Trên phương diện đó, điểm mấu chốt mà ICC cần phải phân tích chính là việc xác định các yếu tố đặc thù về an ninh trong nghĩa vụ giao hàng của bên bán và về việc những cam kết về trách nhiệm đối với những hoạt động đó có thể động viên như thế nào cho những nỗ lực về an ninh hàng hóa trên khắp thế giới. Vì Incoterms vốn đã đề cập đến những chức năng trong đó bao gồm việc đóng gói hàng hóa và hợp đồng vận chuyển, ICC hoàn toàn có cơ hội mở rộng phạm vi của Incoterms sao cho bao gồm luôn việc xem xét đến các vấn đề về an ninh. Và tất nhiên, điều quan trọng là phải tiếp tục đưa ra các quy tắc nhằm đảm bảo các ưu tiên hàng đầu về an ninh và vừa duy trì được vị thế của Incoterms là một tập hợp những tiêu chuẩn để cho tất cả các quốc gia áp dụng. Một tin tốt lành cho ICC là Incoterms vốn đã bao hàm những điều khoản có thể được áp dụng cho vấn đề an ninh hàng hóa. Ví dụ như trong Incoterms 2000 có một phần “Giấy phép, việc cấp phép và các thủ tục”. Chính ngay tại phần này bên mua sẽ thấy nghĩa vụ nhập khẩu của mình có nghĩa là “…tự mình chịu những rủi ro và

chi phí để đạt được bất kỳ giấy phép nhập khẩu hay sự cấp phép chính thức nào khác và tiến hành thích hợp các thủ tục hải quan cho việc nhập khẩu hàng hóa”.

Ngược lại, một phần tổng quát gọi là “Các nghĩa vụ khác” quy định một phần trách nhiệm của bên bán như sau “…hỗ trợ bên mua trong việc thu thập bất kỳ

tài liệu hay các tin nhắn điện tử tương đương nào được ban hành hay phát đi từ nước chở hàng và/hoặc từ nơi xuất xứ mà bên mua có thể yêu cầu cho việc nhập khẩu những hàng hóa đó.” Những phần trích dẫn trên và những phần khác trong

Incoterms 2000 thực sự đã thiết lập một nền tảng vững chắc cho việc phân định trách nhiệm trong vấn đề an ninh hàng hóa chuyên chở, cũng cần phải lưu ý đến những nét khác biệt nhất định về mặt ý nghĩa trong ấn bản 2010.

Lần đầu tiên, với phiên bản 2010, Incoterms đã đề cập đến vấn đề an ninh trong vận chuyển hàng hóa một cách rõ ràng và cụ thể nhất. Một thực tế cho thấy, ngày nay, khi không chỉ nạn khủng bố mà việc gian lận trong mua bán hàng hóa ngày càng tăng, các thủ đoạn lừa đảo ngày càng trở lên tinh vi, đồng thời các mặt hàng ngày càng phong phú thì vấn đề an ninh đối với hàng hóa luôn được đặt lên hàng đầu. Trong Incoterms 2010, chúng ta có thể thấy được sự xuất hiện của các nghĩa vụ liên quan đến việc giải phóng hàng hóa vì lý do an ninh. Incoterms cũng phản ánh nhiệm vụ của mỗi bên về nghĩa vụ thông tin và phân bổ chi phí. Các nghĩa vụ này được đề cập tại các khoản A2/B2 – Giấy phép kiểm tra an ninh và các thủ tục khác và A10/B10 – Hỗ trợ thông tin và chi phí liên quan.

Tiến hành phân tích, so sánh Incoterms 2000 và Incoterms 2010 một cách kỹ lưỡng. Cho ta thấy những nội dung của phiên bản cũ cần được sửa đổi theo một cách để có thể giúp chúng ta đặt trách nhiệm an ninh chuỗi cung ứng lên vai những người điều hành. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý rằng có một số bước ban đầu các công ty cần tiến hành nhằm hỗ trợ cho các nỗ lực của ICC. Điều đầu tiên là các công ty phải bắt đầu tham khảo Incoterm trong tất cả các

hợp đồng quốc tế của mình. Ngày nay có quá nhiều hợp đồng được thực thi (đặc biệt là tại Mỹ) mà không hề đề cập đến Incoterms. Bên cạnh đó, các công ty nên thêm vào trong hợp đồng một phần nêu rõ bên bán sẽ phải nỗ lực đáp ứng mọi yêu cầu hợp lý của bên mua về việc cung cấp các thông tin hay tài liệu cần thiết cho việc tuân thủ các luật lệ về an ninh của nước nhập khẩu. Loại điều khoản phụ này rất phù hợp với tình hình thế giới hiện tại, đồng thời sẽ hỗ trợ rất nhiều cho phần diễn giải và điều đó đã được thể hiện trong Incoterm 2010.

Rõ ràng là ấn bản cập nhật đã bao gồm việc diễn giải chi tiết nhằm chỉ rõ sự khác biệt giữa “các thủ tục hải quan” với “các chức năng liên quan đến an ninh”. Vì chính phủ nhiều nước có sự phân biệt về luật giữa hai hoạt động này, nên điều quan trọng là ICC đã chỉ ra được chúng là các chức năng riêng biệt, không chỉ thế Incoterms 2010 còn bao hàm các trách nhiệm của bên bán/bên mua về cả vấn đề hải quan lẫn an ninh. Bên cạnh đó, một thay đổi cũng rất quan trọng là việc chỉ ra sự khác biệt giữa thuật ngữ “buyer” (bên mua) mà ta vẫn sử dụng với cái mà nhiều cơ quan Hải quan gọi là “importer of record” (nhà nhập khẩu). Một điểm có vẻ như về ngữ nghĩa này lại trở nên đặc biệt quan trọng trong các giao dịch mà ở đó bên mua và nhà nhập khẩu không phải là một.

Qua đó cho ta thấy một điều: dù không hoàn toàn là trách nhiệm của mình nhưng với những thay đổi trong Incoterms 2010, ICC đã hoàn thành khá tốt việc nâng cao sự hiểu biết của mọi người đối với các quy tắc về cam kết an ninh. Và một khi các tiêu chuẩn toàn cầu được áp dụng nhằm làm cho luật pháp của các quốc gia có chủ quyền trở nên tương thích với nhau hơn, nó sẽ là nền tàng góp phần buộc các bên kinh doanh phải chịu trách nhiệm về những hoạt động của mình bất kể họ ở đâu hay họ đang kinh doanh trong lĩnh vực nào, từ đó an ninh

hàng hóa trên phạm vi toàn thế giới cũng sẽ được đảm bảo. Thương mại quốc tế nhờ thế mà cũng được mở rộng hơn.

Tóm lại, qua những phân tích trên ta có thể thấy được ảnh hưởng to lớn của các thay đổi trong Incoterms 2010 đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu. Từ đó, thấy được những nỗ lực của phòng thương mại quốc tế ICC trong việc góp phần phát triển nền kinh tế thế giới, với đội ngũ chuyên gia của mình, ICC luôn kịp thời phân tích và đưa ra những giải pháp phù hợp nhất với xu hướng của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu các doanh nghiệp xuất nhập khẩu việt nam (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w