Chương 2: NHỮNG THAY ĐỔI TRONG INCOTERMS
2.2.3 Thay đổi thuật ngữ “lan can tàu” bằng thuật ngữ “ở trên tàu”
Nếu như trong Incoterms 2000, trong phương thức giao hàng bằng điều kiện FOB, CIF, CFR, người bán chỉ chịu trách nhiệm tới “lan can tàu” (ship rail) thì ở Incoterms 2010, thuật ngữ này được thay thế bằng “ở trên tàu” (on board the vessel), tức là điểm di chuyển rủi ro về tổn thất và mất mát hàng hóa chuyển từ người mua là khi hàng được xếp lên tàu chứ không phải là lan can tàu như trước kia.Theo đó, người bán sẽ chuyển giao rủi ro của lô hàng mình bán thực sự cho người mua khi hàng hóa đã thực sự “ở trên tàu” chứ không phải là “lan can tàu” như trước kia.Thuật ngữ ra đời nhằm nhấn mạnh việc phân chia rủi ro từ người bán sang người mua một cách rõ ràng hơn so với Incoterms 2000. Trong hợp
đồng thương mại quốc tế, điểm chuyển giao trách nhiệm có ý nghĩa rất quan trọng đối với các bên, vì từ thời điểm này, nghĩa vụ thực hiện hợp đồng và việc chịu trách nhiệm cho những rủi ro liên quan đến hàng hóa được chuyển giao từ người bán sang người mua. Việc lấy một đường ranh giới trừu tượng và không chính xác là “lan can tàu” đã gây khó khăn không nhỏ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong việc xác định điểm chuyển giao trách nhiệm. Trong thực tế, để giảm bớt được khó khăn, việc giao hàng tại cảng thường diễn ra khác với quy định. Xuất phát từ thực tế đó, dựa vào mục tiêu xây dựng và hiện chỉnh các điều kiện giao hàng trong Incoterms 2010 là phải mang tính thực tế và chính xác, nên trong ba điều kiện chỉ áp dụng cho các phương thức vận tải đường biển và đường thủy nội địa là FOB, CFR, CIF, giao hàng qua lan can tàu đã được thay thế bằng giao hàng lên tàu để phù hợp hơn với thực tiễn.