2.3.1. Thuận lợi
Nền kinh tế đất nước có nhiều bước tiến sau khi gia nhập WTO, đây là điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và cho các doanh nghiệp trong nước nói riêng phát triển sản xuất, có nhiều cơ hội trao đổi mua bán đối với các đối tác trong nước và cả nước ngoài cũng trở nên dễ dàng hơn.
Nhờ có truyền thống sản xuất cà phê lâu năm cùng với kinh nghiệm sẵn có nên chất lượng sản phẩm không ngừng nâng cao đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm công ty được thị trường trong nước chấp nhận rộng rãi khắp các tỉnh thành. Thị trường ổn định là điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao thương hiệu quảng bá hình ảnh ra thị tường nước ngoài được dễ dàng.
Công ty có nguồn lao động dồi dào, được đào tạo chuyên nghiệp; có mối quan hệ tốt với khách hàng cũng như các nhà cung ứng nguyên vật liệu cho công ty.
Nhu cầu tiêu dùng đối với sản phẩm cà phê ngày càng cao, ... là những điều kiện thuận lợi giúp công ty có thể thực hiện những chiến lược của mình trong thời gian sớm và mang lại hiệu quả như mong muốn.
2.3.2. Khó khăn
Cà phê là mặt hàng nông sản, sản lượng và chất lượng dễ bị tác động bởi yếu tố thời tiết, điều này sẽ ảnh hưởng tới quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm của công ty.
Hơn nữa việc kiểm tra chất lượng của hạt cà phê khi thu mua chỉ đơn giản là kiểm tra bên ngoài chứ chưa kiểm tra được chất lượng bên trong, vì thế chất lượng sản phẩm có thể bị giảm sút nếu chất lượng hạt cà phê không đảm bảo.
Hiện tại vốn đầu tư của công ty còn hạn chế so với nhu cầu phát triển, vì vậy khả năng mở rộng sản xuất còn hạn chế chưa thỏa mãn được nhu cầu của công ty, gây khó khăn cho việc cạnh tranh.
Một khi gia nhập tổ chức quốc tế thì nguy cơ cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh lớn đầy tiềm lực của nước ngoài là khó tránh khỏi.
Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khách quan như: khủng hoảng kinh tế tác động đến nhu cầu tiêu dùng, vấn đề lưu thông hàng hóa khó khăn cũng gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động doanh nghiệp.