Tìm khoảng cách dựa trên thể tích của khối đa diện

Một phần của tài liệu Tiếp cận và khai thác một số bài toán thể tích khối đa diện và khối tròn xoay lớp 12 bằng phương pháp gợi mở vấn đáp: Khóa luận tốt nghiệp toán học (Trang 63 - 69)

Các bài toán trong dạng này thể hiện rõ mối quan hệ giữa thể tích với khoảng cách giữa các yếu tố mà ta đã nêu trongHình 2.1: Sơ đồ liên hệ khoảng cách giữa các yếu tố trong không gian. Đặc biệt, các bài toán có thể tích của khối đa diện và đáy tương ứng với đường cao tính được khá đơn giản và yêu cầu tìm khoảng cách giữa các yếu tố như điểm và mặt phẳng, đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt

phẳng song song ta đều quy về tìm khoảng cách giữa điểm và mặt phẳng. Khoảng cách này được coi như là chiều cao của khối đa diện đó:

- Đối với hình chóp, ta có: h = 3V S .

Trong đó: V, h, S lần lượt là thể tích, diện tích đáy, và chiều cao của khối chóp. - Đối với hình lăng trụ: h=V

S.

Trong đó: V, h, S lần lượt là thể tích, diện tích đáy, và chiều cao của khối lăng trụ. Phương pháp này áp dụng được trong các trường hợp sau:

Giả sử có thể quy bài toán tìm khoảng cách về bài toán tìm chiều cao của một hình chóp (hoặc hình lăng trụ). Tất nhiên, chiều cao này không tính trực tiếp bằng cách sử dụng phương pháp thông thường như định lí Pitago, các công thức lượng giác... Tuy nhiên các khối đa diện này lại dễ dàng tính được thể tích và diện tích đáy. Như vậy chiều cao của nó sẽ được xác định bởi các công thức trên.

Phương pháp thể tích để tìm khoảng cách:

1. Sử dụng các định lí của hình học không gian sau đây:

- Nếu AB k(P) trong đó mặt phẳng (P) chứa CD thì d(AB, CD) = d(AB, (P)) - Nếu (P) k (Q), trong đó mặt phẳng (P), (Q) lần lượt chứa AB, CD thì d(AB, CD)=d((P), (Q)).

2. Giả sử bài toán quy về tìm chiều cao kẻ từ S của một hình chóp (hoặc một hình lăng trụ) nào đó:

- Tìm thể tích của hình chóp (hoặc lăng trụ) theo cách khác mà không dựa vào đỉnh S (ví dụ chọn một đỉnh S’ khác S của hình chóp làm đỉnh.

Tính điện tích đáy đối diện với đỉnh S. Từ đó ta có chiều cao kẻ từ S cần tìm.

Phân tích

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Quy bài toán tìm khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau A’C và MN về tìm khoảng cách giữa đường thẳng và mặt phẳng song song (biết MN k BC) và đưa về bài toán tìm khoảng cách giữa điểm và mặt phẳng.

- Do MN k BC nên (A’BC)) k MN. ⇒ d(A’C, MN) = d(MN, (A’BC)) = d(M, (A’BC)).

- Tìm thể tích của khối tứ diện có các đỉnh là: M, A’, B, C.

-Chọn tam giác BMC làm đáy nên chiều cao tương ứng là AA’.

VA’MBC = 1 3AA’.S4MBC = 1 3AA 0 .1 2.MB.BC= 1 12 - Đặt d((A’BC), M) = h, thì trong tứ diện MA’BC đáy tương ứng là tam giác A’BC, tìm S4A’BC? - Do BC ⊥ (AA’B’B) ⇒ BC ⊥ BA’ ⇒ S4A’BC = 1 2BC.BA’ = √ 2 2 .

- Tìm h, biết VA’MBC và S4A’BC? VA’MBC = VM.A’BC = 1

3h.S4A’BC ⇒h = 3VA’MBC S4A’BC = √ 2 4 . Khai thác:

- Hướng dẫn học sinh giải theo cách tìm khoảng cách trực tiếp (bài toán 4). Và so sánh cách giải nào thuận lợi hơn.

Nhận xét:

- Đối với học sinh khá giỏi, giáo viên chỉ cần định hướng d(A’C, MN) = d(MN, (A’BC)) = d(M, (A’BC)) và các em có thể tư duy để giải theo hai cách.

- Đối với học sinh trung bình, để tính thể tích khối tứ diện MA’BC giáo viên có thể đặt thêm câu hỏi phụ: ta coi tứ diện MA’BC là khối chóp nào để dễ tính chiều cao khối chóp.

Bài toán 21. Xét bài toán 5.

Phân tích:

Gọi h là khoảng cách từ H đến (SCD) thì h chính là độ dài đường cao của hình chóp H.SCD

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

+Tính thể tích của khối tứ diện HSCD? (không chọn 4SCD làm đáy)

- Chỉ ra đường cao và đáy của khối chóp có các đỉnh H, S, C, D?

- Do SH⊥(ABCD) nên ta chọn SH làm chiều cao tương ứng với đáy HCD. - Tính VS.HCD? VS.HCD = 1

3.SH.S4HCD.

- Độ dài SH là bao nhiêu? SH = a. - Nhận xét đặc điểm 4SHC và tính diện

tích?

- Do ABC là tam giác đều nên HC ⊥ AB ⇒ HC ⊥ CD. Vậy S4HCD = 1

2HC.CD.

+ Tính diện tích đáy của khối chóp H.SCD?

Do HC ⊥ CD và SH ⊥ CD ⇒ CD ⊥ (SHC) ⇒ CD ⊥ SC. Vậy S4SCD = 1

2SC.CD.

- Hãy suy ra công thức tính h? h = VSHCD S4SCD

Khai thác:

- Hướng dẫn học sinh giải theo cách tìm khoảng cách trực tiếp (bài toán 5). Và so sánh cách giải nào thuận lợi hơn.

Nhận xét:

- Đối với học sinh khá giỏi, giáo viên chỉ cần định hướng tính VS.HCD và S4SCD và để các em tự tính độ dài các yếu tố cần thiết.

- Đối với học sinh trung bình, giáo viên giải thích VS.HCD = VH.SCD và để tính độ dài cạnh SC hướng dẫn các em áp dụng định lý Pitago cho tam giác SHC vuông tại H.

Bài toán 22. Xét bài toán 6.

Phân tích:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Dựng mặt phẳng chứa SA vuông góc với BC? - Trong (ABCD) dựng AE ⊥ BC - Nhận xét hai mặt phẳng (SBC) và (SEC)? (SBC) ≡ (SEC)

- Chuyển bài toán tìm d(AD, (SBC)) thành bài toán tìm khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng?

Tìm d(A, (SEC)).

- Tính thể tích khối tứ diện tạo bởi A, S, E, C? (không chọn A làm đỉnh)

- Chỉ ra đường cao và đáy của khối tứ diện?

Do SA ⊥ (AEC)

nên chọn SA làm đường cao,4AEC làm đáy.

- Tính VS.AEC? VS.AEC = 1

3.SA.S4ABC = 1

6.SA.EA.EC

- Nếu chọn A làm đỉnh của khối tứ diện ASEC,

tính diện tích đáy 4SEC?

4SEC vuông tại E nên S4SEC = 1

2SE.EC

- Đặt d(A, (SEC))= h, nêu mối liên hệ giữa h và VS.AEC? VS.AEC= 1 3.S4SEC ⇒ h = 3VS.AEC S4SEC Nhận xét:

- Bài toán này điều quan trọng là dựng được AE ⊥ BC trong (ABCD) nên đối với các học sinh giỏi giáo viên chỉ cần định hướng điều này, và để các em tìm ra cách tính VS.AEC, S4SEC.

- Đối với các học sinh trung bình đây là một bài toán khó, nên ngoài định hướng cánh giải như trên, giáo viên cần hướng dẫn em chứng minh các điều kiện như: 4SEC vuông tại E vì EC ⊥ AE, EC ⊥ AS ⇒ EC ⊥ (ASE) ⇒ EC ⊥ AS.

Khai thác:

- Hướng dẫn học sinh giải theo cách tìm khoảng cách trực tiếp (bài toán 6). Và so sánh cách giải nào thuận lợi hơn.

CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1 YÊU CẦU THỰC NGHIỆM

Một phần của tài liệu Tiếp cận và khai thác một số bài toán thể tích khối đa diện và khối tròn xoay lớp 12 bằng phương pháp gợi mở vấn đáp: Khóa luận tốt nghiệp toán học (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)