xã hội
Ƣu điểm của kiến trúc tích hợp điện toán đám mây và LBS so với những công nghệ có trƣớc đó là nó cho phép ngƣời dùng một khả năng sử dụng tài nguyên hiệu quả, với chi phí thấp và ngƣời dùng chỉ phải trả phí cho những gì mà họ đã sử dụng.
Giảm chi phí khởi tạo và vận hành dịch vụ
Chi phí ban đầu để một doanh nghiệp tự xây dựng một hệ thống dịch vụ hoàn chỉnh là rất lớn (mua phần cứng, quản lý nguồn điện, nhân lực vận hành và bảo trì hệ thống, phát triển phần mềm…), bên cạnh đó, các yếu tố khách quan nhƣ thời gian phê duyệt, tìm kiếm mặt bằng, phần cứng… cũng sẽ đòi hỏi nhiều thời gian. Khi chuyển sang sử dụng điện toán đám mây, chi phí ban đầu là rất thấp (đặc biệt là Public Cloud), ngƣời sử dụng sẽ không phải quan tâm đến cơ sở hạ tầng vì đã có nhà cung cấp chuẩn bị, chỉ cn thuê và sử dụng.
Một yếu tố giúp giảm chi phí nữa là khách hàng chỉ trả phí cho những gì họ thật sự dùng (usage-based costing). Với những tài nguyên đã thuê nhƣng chƣa dùng đến (do nhu cầu thấp) thì khách hàng không phải trả tiền. Đây thực sự là một lợi ích rất lớn đối với doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ điện toán đám mây.
Và khi chi phí đầu tƣ cũng nhƣ vận hành hệ thống LBS càng ít thì phí sử dụng dịch vụ của khách hàng sẽ ngày càng nhỏ đi trong khi các dịch vụ ngày càng đƣợc sử dụng nhiều, đây là một hiệu quả rất lớn mà hệ thống này mang lại cho xã hội.
Sử dụng tài nguyên hiệu quả và linh hoạt hơn
Khi sử dụng điện toán đám mây, tài nguyên vật lý luôn đƣợc sử dụng ở mức hiệu quả cao nhất, không gây lãng phí hay dƣ thừa nhờ đặc tính co giãn linh hoạt của hệ thống. Đặc tính này còn giúp cho nhà cung cấp dịch vụ khai thác tài nguyên vật lý đƣợc hiệu quả hơn, phục vụ cho nhiều khách hàng hơn.
Việc sử dụng mô hình cấp phát tài nguyên “động” cho nhiều khách hàng cũng nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên vật lý. Các mô hình truyền thống thực hiện cấp phát tài nguyên theo mô hình single-tenant: một tài nguyên đƣợc cấp phát “tĩnh” trực tiếp cho một khách hàng, nhƣ vậy một tài nguyên chỉ có thể phục vụ cho một khách hàng dù cho khách hàng đó có những lúc không có nhu cầu sử dụng thì tài nguyên đó sẽ ở trạng thái rảnh, dƣ thừa chứ không đƣợc thu hồi lại:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hình 2. 3: Kiến trúc Single-tenant
Với hệ thống LBS tích hợp trên điện toán đám mây, việc phân phối tài nguyên theo kiểu multi-tenant: một tài nguyên có thể đƣợc cấp phát “động” cho nhiều khách hàng khác nhau, các khách hàng này sẽ luân phiên sử dụng tài nguyên đƣợc cấp phát chung, khi khách hàng không có nhu cầu sử dụng hệ thống sẽ thu hồi lại và cấp phát cho khách hàng có nhu cầu khác.
Hình 2. 4: Kiến trúc Multi-tenant
Một trong những lợi điểm nữa của hệ thống này mang lại cho khách hàng, doanh nghiệp và xã hội là sự văn minh, kịp thời và hiệu quả do dịch vụ duy trì ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào thông qua mạng Internet.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/