Ưu điểm
- Đáp ứng nhu cầu lƣu trữ của ngƣời dùng: Hệ thống luôn cung cấp đủ nhu cầu sử dụng cần thiết của ngƣời sử dụng một cách tự động theo yêu cầu.
- Khả năng tự co giãn của hệ thống: Tùy vào nhu cầu sử dụng mà ngƣời dùng có thể yêu cầu nhà cung cấp mở rộng hoặc giảm bớt tài nguyên hệ thống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Tính sẵn sàng: Theo công bố mới đây thì tính sẵn sàng của dịch vụ điện toán đám mây đã đƣợc tăng lên đáng kể, nhƣ đối với dịch vụ Google App Engine của Google thì thời gian đáp ứng lên đến 99%.
- Bản quyền phần mềm: Ngƣời sử dụng hoặc doanh nghiệp không phải lo chi phí bản quyền phần mềm, vận hành hay bảo trì dịch vụ.
Nhược điểm
- Data lock-in: Hiện nay các phần mềm đã đƣợc cải thiện khả năng tƣơng tác giữa các nền tảng khác nhau, nhƣng các thƣ viện lập trình của điện toán đám mây vẫn còn mang tính độc quyền, chƣa đƣợc chuẩn hóa theo một quy tắc nhất định. Do đó, một ứng dụng đƣợc viết trên nền tảng của nhà cung cấp này chƣa chắc đã chạy đƣợc trên một nền tảng của nhà cung cấp dịch vụ khác.
- Bảo mật và kiểm tra dữ liệu: Hiện nay, vẫn không có điều gì đảm bảo cho ngƣời dùng là dữ liệu lƣu trữ trên hệ thống của nhà cung cấp sẽ an toàn, không rò rỉ ra ngoài. Ngƣời dùng lúc này không nên lƣu trữ dữ liệu nhạy cảm, quan trọng lên đám mây hoặc mã hóa dữ liệu trƣớc khi thực hiện việc này.
- Gây ra thắt cổ chai trong việc truyền dữ liệu: Khi dữ liệu tăng dần theo thời gian, dữ liệu lại lƣu trữ phân tán trên nhiều máy chủ khác nhau, việc vận chuyển dữ liệu cung cấp cho hệ thống sẽ là vấn đề cần đƣợc tính đến.
- Khó tiên đoán trong hiệu suất thực thi của máy tính: Công nghệ điện toán đám mây phát triển dựa trên công nghệ ảo hóa, vì vậy sẽ rất khó cho nhà phát triển đánh giá chính xác hiệu suất thực thi của máy tính.