Cùng với sự sự phát triển của công nghệ mạng và phổ biến của thiết bị cầm tay, ngày nay các ứng dụng LBS đang đƣợc nghiên cứu và phát triển rộng khắp không chỉ trong lĩnh vực quân sự mà cả trong dân sự. Với tiềm lực của mình, các công ty lớn ngày nay hoàn toàn có thể xây dựng một hệ thống cung cấp dịch vụ LBS cho riêng mình nhƣ: dịch vụ tìm kiếm trạm xăng, cây ATM, siêu thị,…
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chi phí cho xây dựng và duy trì một hệ thống dịch vụ LBS là khoản chi phí không nhỏ. Công nghệ điện toán
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đám mây ra đời là một giải pháp ƣu việt cho các doanh nghiệp này. Chi phí cơ sở hạ tầng, vận hành, bảo trì hệ thống sẽ đƣợc giảm đi rõ rệt.
Vậy việc kết hợp giữa hai công nghệ để xây dựng các hệ thống dịch vụ LBS trên nền tảng điện toán đám mây là một chủ đề đang đƣợc quan tâm nghiên cứu, phát triển ở Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới.
Trong chƣơng II, trƣớc hết luận văn sẽ tập trung giới thiệu, phân tích mô hình tổ chức dữ liệu và lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây, sau đó sẽ tập trung trình bày các nghiên cứu kiến trúc tích hợp điện toán đám mây và LBS.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
CHƢƠNG II: KIẾN TRÚC TÍCH HỢP LBS VÀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY
Chương này đưa ra một cái nhìn tổng quan nhất về các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây, điển hình là Google App Engine cũng như các mô hình tổ chức dữ liệu trên đám mây trong thực tế.
Trình bày kiến trúc tích hợp điện toán đám mây của Goole App Engine và LBS, các dịch vụ cho LBS dựa trên đám mây và lợi ích của hệ thống này đối với xã hội.