TÌNH HÌNH TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN THUỐC LÁ

Một phần của tài liệu thực trạng ốm đau của người dân tại hai xã có và không trồng, chế biến thuốc lá tại huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 99)

1.2.1. Tình hình trồng và chế biến thuốc lá trên thế giới

Cây thuốc lá hoang dại đã có cách đây khoảng 4.000 năm, cùng với nền văn minh của người da đỏ vùng Trung và Nam Mỹ. Lịch sử chính thức

của việc sản xuất thuốc lá được đánh dấu vào ngày 12/11/1492 do chuyến thám hiểm tìm ra châu Mỹ của Christopher Columbus, ông đã phát hiện thấy người bản xứ ở quần đảo Antil vừa nhảy múa, vừa hút một loại lá cuộn tròn gọi là Tabaccos. Hàng ngàn năm trước Công nguyên, người da đỏ đã trồng thuốc lá trên vùng đất mênh mông ở Nam Mỹ, Trung Mỹ, quần đảo Antil và một số nơi khác.

Thuốc lá được đưa vào châu Âu khoảng năm 1496-1498 do Romam Pano (nhà truyền đạo Tây Ban Nha) sau khi đi châu Mỹ về. Năm 1556, Andre Teve cũng lấy hạt thuốc lá từ Brazil đem về trồng ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

Thuốc lá được trồng ở Nga vào năm 1697 do Petro Valeski sau cuộc viếng thăm Anh và một số quốc gia khác đem về. Vua Sulemam cho trồng thuốc lá ở Bungari vào khoảng năm 1687. Tại Đức từ năm 1640 đã có nhà máy sản xuất thuốc lá điếu ở Nordeburg và vào năm 1788 đã có xưởng sản xuất xì gà tại Hamburg. Tại các nước Châu Á - Thái Bình Dương, thuốc lá

được trồng vào thế kỷ 18.

Ngành kỹ thuật trồng trọt, công nghệ sinh học đã phát triển rất nhanh chóng để sản xuất đa dạng các loại nguyên liệu thuốc lá đáp ứng cho công nghiệp chế biến, nhu cầu thị hiếu đa dạng về thuốc điếu và đặc biệt để xuất khẩu.

Trong thời gian dài, thuốc lá được gọi rất nhiều tên như La Herba Sanena (cây làm thuốc), Herba Panacea (cây thuốc trị mọi bệnh), L’Herbe etrange (cây làm thuốc dị thường), L’Herbe d’Ambassadeur (cây kỷ niệm tên Đại sứ ở Lisbon). Sau đó các tên mất dần chỉ còn lại tên gọi Nicotiana để

kỷ niệm tên Jean Nicot, người có công truyền bá trồng thuốc lá ở châu Âu. Ngày nay nhiều nước có tên gọi thuốc lá giống nhau là Tobacco (Anh, Mỹ), Tabak (Đức, Nga), Trutrun (Thổ Nhĩ Kỳ, Bungari), Tutun (Rumania)... Còn tên khoa học của cây thuốc lá vàng là Nicotiana Tabacum L.

Thuốc lá được trồng rộng rãi ở các điều kiện tự nhiên khác nhau, tiêu chí khác hẳn thời nguyên thủy. Phạm vi phân bổ vùng trồng từ 40 vĩđộ Nam

đến 60 vĩ độ Bắc, nhưng tập trung nhiều ở vĩ độ Bắc. Thuốc lá có tính di truyền phong phú, tính thích ứng rộng rãi, dưới sự tác động trực tiếp của con người, ngày nay thuốc lá có nhiều đặc trưng phẩm chất, ngoại hình khác nhau. Có thể kể đến loại thuốc lá vàng sấy có hương vị độc đáo là Virginia (Mỹ, Zimbabuê...), thuốc lá Oriental - đặc sản của vùng Địa trung Hải, xì gà nổi tiếng của Cuba và Sumatra (Indonesia).

Việc hút thuốc lá lan nhanh sang các nước châu Âu. Năm 1561, Jean Nicot, đại sứ Pháp ở Lisbone, đã giới thiệu bột thuốc lá với bà hoàng Catherine de Medici, người bị chứng đau nửa đầu. Bột thuốc lá gây ra hắt hơi, cơn đau của bà hoàng dịu đi. Điều đó làm giới quý tộc Pháp ngạc nhiên, nhưng lại khởi đầu cho việc dùng thuốc lá như một cách sống hợp thời trang thú vị trong giới quý tộc. Để tỏ lòng ngưỡng mộ Nicot, thuốc lá còn được gọi là Nicôtin.

Đến năm 1592, một thế kỷ sau khi Colombus phát hiện ra châu Mỹ, thuốc lá đã được trồng ở Bỉ, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ và Anh. Sau đó lan ra Philippines, Ấn Độ, Java, Nhật, Tây Phi, Trung Quốc và các lái buôn đã mang thuốc lá đến tận Mông Cổ và Sibêri.

Bước sang thế kỷ XVII, thuốc lá đã gây ra tranh cãi ở châu Âu. Thuốc lá đã phân chia quan điểm xã hội, nhưng chính phủ các nước châu Âu không thể ngăn cấm vì những khoản tiền khổng lồ thu được từ thuế thuốc lá cho ngân sách quốc gia. Đến thế kỷ XVIII, XIX các nước Âu - Mỹ hoàn thành cách mạng công nghiệp. Các phát minh khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy sản xuất công nghiệp. Ngành công nghiệp thuốc lá ra đời và thu được lợi nhuận to lớn hơn trước.

Năm 1881, ra đời chiếc máy có thể sản xuất thuốc lá điếu, từ đó thuốc lá điếu dần dần thay thế cho các loại thuốc lá dùng tẩu, loại nhai và thuốc lá bột để hít.

Cuối thế kỷ XIX và suốt thế kỷ XX, là quá trình hình thành các tập

đoàn sản xuất độc quyền - có nhiều vốn, áp dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến, năng suất cao, chất lượng sản phẩm cao, để dần dần chiếm lĩnh thị

trường thế giới. Một loạt các tập đoàn thuốc lá đa quốc gia hiện đang chi phối thị trường thế giới về trồng thuốc lá, phối chế, sản xuất thuốc sợi, thuốc

điếu, các máy móc chuyên dùng và tất cả các phụ liệu cho sản xuất thuốc lá. Sau chiến tranh thế giới thứ II, các quốc gia giành được độc lập cũng chú ý phát triển ngành công nghiệp thuốc lá, như Trung Quốc, Indonesia, Triều Tiên, Ấn Độ, Philippines, Ai Cập, Pakistan, Việt Nam [21].

Theo thống kê, hiện nay diện tích trồng cây thuốc lá trên thế giới khoảng từ 4-4,5 triệu ha và sản lượng lá thuốc lá đạt khoảng 6 triệu tấn/năm, tập trung phần lớn ở những quốc gia sau: Thuốc lá vàng sấy ở Trung Quốc 2.800.000 tấn/năm, Mỹ 407.000 tấn/năm, Brazil 364.000 tấn/năm, Zimbabuê 200.000 tấn/năm, Ấn Độ 150.000 tấn/năm, ngoài ra một số quốc gia khác có sản lượng thuốc lá cao là Canada, Achentina. Thuốc lá Burley: Mỹ 300.000 tấn/năm, Malawi 85.000 tấn/năm, Brazil 70.000 tấn/năm; Thuốc lá Oriental: Thổ Nhĩ Kỳ 300.000 tấn/năm, Hy Lạp 110.000 tấn/năm, Bungari 75.000 tấn/năm [22].

Hiện nay trên thế giới có hơn 100 nước trồng thuốc lá với 33 triệu nhân công, với khoảng 80% là các nước đang phát triển. Trong đó, khoảng 15 triệu người ở Trung Quốc, 3,5 triệu người ở Ấn Độ. Dim-ba-buê có khoảng 100.000 công nhân làm việc trong các nông trường thuốc lá. Những người được thuê ở các quốc gia có thu nhập cao xét về mặt số lượng tương

đối là nhỏ, nhưng vẫn là một con số đáng kể, Ví dụ Mỹ có 120.000 nông trường thuốc lá, Liên minh châu Âu có 135.000 nông trường. Ở các quốc gia

này, số người tham gia trồng trọt, chế biến sản phẩm thuốc lá không lớn vì nó được cơ khí hóa cao. Tại hầu hết các quốc gia, việc sản xuất thuốc lá chiếm khoảng 1% tổng số công việc sản xuất, tuy nhiên ở nhiều nước sản xuất thuốc lá lại chiếm một tỷ lệ quan trọng trong nền kinh tế quốc dân (nhất là các nước đang phát triển). Đáng kể nhất phải kể đến In-đô-nê-xia chiếm 8% trong tổng sản phẩm đầu ra, tiếp đến là Thổ Nhĩ Kỳ, Băng-la-đét, Ai- cập, Phi-lip-pin và Thái Lan sản xuất thuốc lá chiếm từ 2,5 đến 5% tổng sản phẩm đầu ra.

1.2.2. Tình hình trồng và chế biến thuốc lá ở Việt Nam

Thuốc lá du nhập vào Việt Nam khoảng thế kỷ thứ XVIII, cũng giống như các nước Châu Á - Thái Bình Dương khác (theo chân thực dân châu Âu). Từ đó đến nay nó tiếp tục được trồng và sản xuất với số lượng ngày càng tăng. Thuốc lá được trồng ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê: trong hai năm 2007 và 2008, diện tích trồng thuốc lá, năng suất và sản lượng đạt như sau:

Số liệu Năm Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (nghìn tấn) 2007 19,2 16,7 32,0 2008 16,4 17,5 28,7 Thông thường một vụ trồng cây thuốc lá đến thời điểm thu hoạch là 180

ngày và sau đó có thể canh tác quay vòng các loại nông sản khác như lúa gạo, ngô, vừng và mía. Ở Việt Nam có ba loại cây thuốc lá được trồng và canh tác

đó là: (1) loại flue cured virginia (FCV); (2) thân to; và (3) loại chịu nắng, trong đó FCV chiếm khoảng 60% đến 70% tổng sản lượng.

Sau khi thu hoạch người nông dân phải thực hiện sơ chế lá thuốc lá, sơ

và chất lượng chung đạt yêu cầu của từng loại lá thuốc cụ thể. Trong quá trình sơ chế, tinh bột của lá sẽ chuyển thành đường, màu xanh lá biến mất và lá thuốc sẽ chuyển dần thành màu vàng nhạt đến vàng, cam rồi nâu, giống như lá mùa thu.

Có bốn phương pháp sơ chế chính được sử dụng trên thế giới:

Thuốc lá vàng sấy lò (flue curing): quá trình sấy khô thường được thực hiện qua nhiệt sấy gián tiếp (sử dụng hệ thống đường ống để truyền nhiệt).

Thuốc lá hong gió (Air curing): sử dụng quá trình trao đổi nhiệt tự

nhiên qua lớp không khí được lưu thông.

Thuốc lá phơi nắng (Sun curing): sử dụng nhiệt do mặt trời chiếu xuống để làm khô thuốc lá.

Thuốc lá sấy lửa trực tiếp (Fire curing): sử dụng lửa trực tiếp từ gỗ một số loài cây để làm khô thuốc lá.

Mỗi một cách được sử dụng cho một loại thuốc lá riêng và cho ra sản phẩm có hương, vị, màu sắc, đặc thù khác nhau. Tại Việt Nam, phần lớn thuốc lá được sơ chế bằng phương pháp sấy lò, sử dụng nhiên liệu đốt là than, củi [7].

Sau khi Mỹ bỏ cấm vận đối với Việt Nam vào năm 1994, các công ty thuốc lá là một trong những công ty kinh doanh có mặt đầu tiên tại Việt Nam. Từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1994, đã có 3 công ty thuốc lá đa quốc gia là Phillip Morris, Rothmans of Pall Mall và BAT đã được phép mở chi nhánh tại Việt Nam. Năm 1995, RJ Reynolds liên doanh với nhà máy thuốc lá Đà Nẵng để sản xuất các loại thuốc lá Camen, Salem, Winston và More bao gồm các hoạt động trồng cây thuốc lá và sản xuất thuốc lá với dây chuyền mới. Đến tháng 6 năm 1997, chính phủ Việt Nam đã thông báo ngừng cho phép liên doanh với các công ty thuốc lá đa quốc gia nhưng vẫn

phải tôn trọng những hợp đồng đã ký trước đó, tuy nhiên vào năm 2001 tập

đoàn BAT đã ký hợp đồng liên doanh trị giá 40 triệu đôla với Tổng công ty thuốc lá Việt Nam (Vinataba) để sản xuất các sản phẩm của BAT tiêu thụ

tại Việt Nam [51].

Theo điều tra của Trần Thu Thủy, năm 1996 trên toàn quốc có 28 nhà máy thuốc lá (cả trung ương và địa phương) đạt sản lượng 1.970 triệu bao thuốc lá, còn tính trung bình từ năm 1995-1999 tiêu thụ khoảng 1.700 triệu bao [19]. Đến năm 2000 toàn Hiệp hội thuốc lá sản xuất 2.619 triệu bao, năm 2003 ước đạt 3.800 triệu bao, tăng hàng năm trung bình 8%.

1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TRỒNG THUỐC LÁ VÀ SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN TRỒNG THUỐC LÁ KHỎE CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN TRỒNG THUỐC LÁ

1.3.1. Một số nghiên cứu của nước ngoài

Các công ty thuốc lá thường cho rằng trồng thuốc lá là “giải pháp kỳ

diệu” đối với sự phát triển kinh tế gia đình và quốc gia. Các công ty thường cho rằng trồng thuốc lá sẽ tạo ra nguồn thu nhập dồi dào cho người nông dân, cộng đồng và các quốc gia. Tuy nhiên, trên thực tế, trong khi ngành công nghiệp thuốc lá không thể chứng minh được trồng thuốc lá tạo ra nguồn thu nhập dồi dào cho người trồng thuốc lá thì hậu quả về mặt sức khỏe và ảnh hưởng lớn đến môi trường do trồng thuốc lá gây nên đã được chứng minh qua các công trình nghiên cứu trên khắp thế giới. Nguy cơ đối với sức khỏe của những người trồng thuốc lá xảy ra trong toàn bộ quá trình trồng và chăm sóc thuốc lá, ngay từ khi bắt đầu gieo hạt cho đến khi thu hoạch.

Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng trồng và chế biến thuốc lá là nguyên nhân gây ra nhiều chấn thương và bệnh tật cho những người trồng thuốc lá. Những người tham gia vào trồng trọt và chế biến thuốc lá, đặc biệt là phụ nữ, sẽ có có thể bị “ hội chứng nhiễm độc thuốc lá xanh” (GTS: Green Tobacco Sickness) [29].

Nghiên cứu tổng quan gần đây cho thấy GTS là một vấn đề về sức khỏe công cộng đáng lưu tâm. Tỷ lệ mới mắc GTS là 2 trường hợp trong 100 ngày-người có phơi nhiễm. Những người trồng thuốc lá không hút thuốc có nguy cơ mắc GTS cao gấp 17 lần (tỷ suất chênh OR=17) với những người trồng thuốc lá có hút thuốc, điều này có nghĩa là những người trồng thuốc lá và không hút thuốc lá dễ bị mắc GTS [53]. Nghiên cứu của Chloros D và cộng sự năm 2004 cho thấy công nhân trồng thuốc lá có nguy cơ mắc các chứng rối loạn đường hô hấp trên (ví dụ như hoạt động bất thường của mũi) cao hơn so với những người khác [36]. Theo Quantd S và cộng sự tiến hành nghiên cứu thuần tập trên 182 công nhân trồng thuốc lá (được phỏng vấn liên tục 5 lần, trung bình 2 tuần một lần) cho thấy tỷ lệ công nhân mắc GTS là 24,2%; tỷ lệ mới mắc GTS trung bình là 1,88 trong 100 ngày-người có phơi nhiễm; còn tỷ lệ mới mắc GTS là 2,97 trong 100 ngày-người có phơi nhiễm làm việc (trong điều kiện quần áo bịướt) lớn hơn 25% ngày công, đối với những trường hợp làm việc nhỏ hơn 25% thì tỷ lệ mới mắc GTS là 1,29 trong 100 ngày [49]. Theo Oliveira P trong một nghiên cứu bệnh chứng đối với những công nhân có liên quan tới trồng thuốc lá, nhóm bệnh là những người được chẩn đoán bị ngộ độc cấp tính (chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, suy nhược, đau đầu) từ ngày 01/8 – 25/9 năm 2007, nhóm chứng là những người làm việc trong nhà hoặc người gần gũi của những công nhân có liên quan tới trồng thuốc lá; kết quả nghiên cứu trong 107 người thuộc nhóm bệnh có 57 trường hợp là nam (chiếm 53%), độ tuổi trung bình là 21 năm (từ

8-58 tuổi). Tỷ lệ các triệu chứng chính xuất hiện là: chóng mặt (90%), mệt (88%), nôn (83%), buồn nôn (82%) và nhức đầu (58%). Tính hồi quy logistic các biến độc lập kết hợp với người bệnh có giới tính là nam (OR = 2,1; 95% CI = 1.1-4.0), hút thuốc (OR = 7,0; 95% CI = 2.6-19.1) và làm việc trong giai đoạn thu hoạch của thuốc lá (OR = 2,7; 95% CI = 1,2-6,0). Trong số những người không hút thuốc, trung vị nồng độ cotinine trong nước tiểu là 288ng/ml (từ 18-6.313) trong các trường hợp; đối với nhóm chứng là 156ng/ml (từ 0-1,908) với (p = 0,006) [47]. Một số yếu tố khác về môi

trường như nhiệt độ, độ ẩm, thời tiết ẩm cũng được chứng minh có mối liên quan chặt chẽ với các vấn đề sức khỏe của nông dân trồng thuốc lá [53]. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu về các vấn đề sức khỏe có liên quan đến trồng thuốc lá đều thực thực hiện tại Mỹ. Hiện tại, trong khi số lượng người tham gia trồng trọt và chế biến thuốc lá ở các nước đang phát triển ngày càng tăng lên thì số liệu về các vấn đề sức khỏe liên quan đến trồng và chế

biến thuốc lá ở các nước này còn rất thiếu.

1.3.2. Một số nghiên cứu trong nước

Việt Nam là quốc gia đang phát triển nằm ở khu vực Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều và đội ngũ nhân công làm việc cần cù, chăm chỉ, là mục tiêu được các công ty thuốc lá lựa chọn để mở rộng diện tích trồng trọt thuốc lá. Năm 2002, tổng diện tích trồng thuốc lá ở Việt Nam vào khoảng 18.000 hecta, chiếm 0,28% tổng diện tích đất trồng trọt. Sản lượng thuốc lá ở Việt Nam

đạt khoảng 27.400 tấn thuốc lá một năm. Hiện tại, các công ty thuốc lá ở Việt Nam

đã có kế hoạch tăng sản lượng thuốc lá trong nước thông qua việc tăng diện tích trồng thuốc lá và cải tiến sản lượng thuốc lá cho đến năm 2010 [2].

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thạc Minh và cộng sự, thuốc lá là nguyên nhân làm nhiều hộ gia đình bị rơi vào đói nghèo. Nếu số tiền chi tiêu cho thuốc lá được sử dụng cho mua lương thực thực phẩm cho gia đình, 11,2% trong số hộ gia đình nghèo sẽ thoát nghèo. Tiêu dùng thuốc lá không chỉ gây nên nghèo đói mà còn làm tăng khoảng cách của bất bình đẳng, tăng khoảng cách giàu nghèo. Hệ số Gini của tất cả các vùng đều tăng lên khi tách chi tiêu thuốc lá ra khỏi tổng chi tiêu của hộ [14].

Năm 2007, dưới sự hỗ trợ của hiệp hội kiểm soát thuốc lá Đông Nam Á

Một phần của tài liệu thực trạng ốm đau của người dân tại hai xã có và không trồng, chế biến thuốc lá tại huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)