Cỡ mẫu và cách chọn mẫu

Một phần của tài liệu thực trạng ốm đau của người dân tại hai xã có và không trồng, chế biến thuốc lá tại huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 38 - 99)

2.3.2.1. Cỡ mẫu

Cỡ mẫu nghiên cứu được tính toán dựa trên công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả cắt ngang so sánh 2 tỷ lệ trong một quần thể:

[(1-p1)/p1] + [(1-p2)/p2] n = Z2 1 - ∝/2 --- d2 Trong đó: n: cỡ mẫu Z 1 - ∝/2 = 1,96 (với mức ý nghĩa thống kê α = 5%) d = 5 % (độ chính xác mong muốn)

P1: Tỷ lệ người dân thuộc vùng trồng thuốc lá có các vấn đề về sức khỏe = 45% (theo kết quả của nghiên cứu trước đây đã tiến hành).

P2: Tỷ lệ người dân thuộc vùng không trồng thuốc lá có các vấn đề về

sức khỏe = 30% (theo kết quả của nghiên cứu trước đây đã tiến hành).

Theo công thức trên, cỡ mẫu tối thiểu được tính ra là 707 đối tượng trong mỗi xã.Cỡ mẫu nghiên cứu cho mỗi xã có thể đạt được thông qua điều tra khoảng 200 hộ gia đình, tổng số cỡ mẫu cho toàn bộ nghiên cứu là khoảng 400 hộ gia đình. Kết quả cho thấy trong 400 hộ gia đình được lựa chọn có 1422 đối tượng được điều tra.

2.3.2.2. Kỹ thuật chọn mẫu

Kỹ thuật chọn mẫu được áp dụng trong nghiên cứu này là sử dụng kỹ

thuật chọn mẫu nhiều giai đoạn, cụ thể như sau:

Giai đoạn 1: Chọn huyện nghiên cứu, tại tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi chọn huyện Võ Nhai là địa phương có diện tích trồng thuốc lá lớn nhất.

Giai đoạn 2: Chọn xã tham gia nghiên cứu, tại huyện Võ Nhai chúng tôi lựa chọn có chủ đích 2 xã tham gia nghiên cứu gồm 1 xã trồng thuốc lá (Lâu Thượng) và 1 xã không trồng thuốc lá (Phú Thượng). 2 xã này có điều kiện địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng, văn hóa xã hội tương đối tương đồng nhau.

Giai đoạn3: Chọn hộ gia đình điều tra, danh sách các hộ gia đình có trồng, chế biến thuốc lá trong xã trồng thuốc lá và danh sách toàn bộ các hộ

gia đình thuộc xã không trồng thuốc lá được cung cấp bởi chính quyền địa phương. 200 hộ gia đình trồng thuốc lá và 200 hộ gia đình không trồng thuốc lá được lựa chọn ngẫu nhiên từ 2 danh sách trên. Toàn bộ các thành viên thuộc các hộ gia đình được lựa chọn nêu trên được điều tra.

Hộ trồng, chế biến thuốc lá: được xác định là hộ gia đình có ít nhất một thành viên tham gia trồng, chế biến thuốc lá từ trước đến nay.

Hộ không trồng, chế biến thuốc lá: được xác định là hộ gia đình chưa từng có thành viên nào tham gia trồng, chế biến thuốc lá từ trước đến nay.

Một phần của tài liệu thực trạng ốm đau của người dân tại hai xã có và không trồng, chế biến thuốc lá tại huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 38 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)