THẬP THÔNG TIN
Mục tiêu và
nội dung Biến số/chỉ số nghiên cứu
Phương pháp và công cụ thu thập thông tin
1. Một số đặc trưng cá
nhân
Phân bố đối tượng điều tra theo tuổi, giới, dân tộc, học vấn, nghề
nghiệp, kinh tế, hành vi uống rượu, hút thuốc, điều kiện sống (nhà ở, nguồn nước) và vệ sinh môi trường.
Phỏng vấn trực tiếp các thành viên của hộ gia đình
được chọn thông qua bộ
câu hỏi. Quan sát, đánh giá trực tiếp tại các hộ gia đình. 2.Thông tin về trồng, chế biến thuốc lá - Tỷ lệ người được phỏng vấn tham gia trồng, chế biến thuốc lá. - Tỷ lệ người được phỏng vấn trước đây có tham gia trồng, chế
biến thuốc lá.
- Thời gian trung bình trồng, chế
biến thuốc lá của người được phỏng vấn.
- Tỷ lệ sử dụng trang bị BHLĐ
trong sản xuất nông nghiệp.
Phỏng vấn trực tiếp các thành viên của hộ gia đình
được chọn thông qua bộ
câu hỏi.
Mục tiêu và
nội dung Biến số/chỉ số nghiên cứu
Phương pháp và công cụ thu thập thông tin trạng ốm đau của người dân 2 xã có và không trồng, chế biến thuốc lá - Số lần ốm trung bình trong tháng trước. - Tỷ lệ các triệu chứng thường gặp khi ốm.
- Tỷ lệ các bệnh được nhân viên y tế chẩn đoán.
- Tỷ lệ người được phỏng vấn thuộc các nhóm tự đánh giá tình trạng sức khỏe.
thành viên của hộ gia đình
được chọn thông qua bộ
câu hỏi. 4. Phân tích mối liên quan giữa ốm đau và trồng, chế biến thuốc lá của người dân 2 xã thuộc huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên - Tỷ suất chênh mắc các triệu chứng cấp tính cho các nhóm dân số, xã hội và mức độ trồng và chế
biến thuốc lá qua mô hình hồi quy đa biến logistic.
- Tỷ lệ gia tăng triệu chứng ốm
ốm giữa các nhóm dân số, xã hội và mức độ tham gia trồng và chế
biến thuốc lá theo mô hình poisson.
Phỏng vấn trực tiếp các thành viên của hộ gia đình
được chọn thông qua bộ
câu hỏi.
2.5. MỘT SỐ KHÁI NIỆM, ĐỊNH NGHĨA VÀ TIÊU CHUẨN SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU
1. Tham gia trồng và chế biến thuốc lá được định nghĩa là đối tượng
gồm: gieo hạt, chăm bón, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hoặc tham gia chế
biến thuốc lá bao gồm: thu hoạch, phơi khô, sao tẩm, chế biến, lưu trữ.
2. Phân nhóm Quintile dựa trên mức thu nhập trung bình năm của các cá nhân:
- Nhóm nghèo: các cá nhân có thu nhập từ 0 – 3.800.000 đ/năm.
- Nhóm cận nghèo: các cá nhân có thu nhập từ >3.800.000 – 7.600.000 đ/năm
- Nhóm trung bình: các cá nhân có thu nhập từ >7.600.000 – 10.400.000 đ/năm.
- Nhóm cận giàu: các cá nhân có thu nhập từ >10.400.000 – 14.400.000 đ/năm.
- Nhóm giàu: các cá nhân có thu nhập từ >14.400.000 – 53.066.000
đ/năm.
3. Mức độ sử dụng trang bị bảo hộ của người được phỏng vấn khi tham gia lao động:
-Sử dụng thường xuyên: người được phỏng vấn khi tham gia lao động liên tục hoặc thường xuyên mang đầy đủ các phương tiện như đội mũ, nón,
đeo khẩu trang, đi ủng, dày bảo hộ, đeo găng tay, mặc quần áo bảo hộ hoặc áo mưa.
-Sử dụng chưa thường xuyên: người được phỏng vấn khi tham gia lao
động thỉnh thoảng mang các phương tiện như đội mũ, nón, đeo khẩu trang,
đi ủng, dày bảo hộ, đeo găng tay, mặc quần áo bảo hộ hoặc áo mưa.
-Ít sử dụng hoặc không thực hiện: người được phỏng vấn khi tham gia lao động hiếm khi hoặc không bao giờ mang các phương tiện như đội mũ,
nón, đeo khẩu trang, đi ủng, dày bảo hộ, đeo găng tay, mặc quần áo bảo hộ
hoặc áo mưa.
2.6. KHỐNG CHẾ SAI SỐ TRONG NGHIÊN CỨU
Nhằm hạn chế tối đa các sai số của nghiên cứu, các biện pháp sau đã được sử dụng:
-Bộ câu hỏi được thiết kế bởi các nghiên cứu viên nhiều kinh nghiệm của Trường Đại học Y Hà Nội và được các chuyên gia của Bộ Y tế và Tổ
chức Y tế Thế giới đóng góp ý kiến.
-Bộ câu hỏi được áp dụng thử nghiệm trước khi sử dụng chính thức. -Quá trình tập huấn các điều tra viên được thực hiện kỹ lưỡng.
-Các giám sát viên thực địa và nghiên cứu viên đã tham gia giám sát
điều tra đểđảm bảo chất lượng của số liệu.
-Số liệu được nhập và quản lý bằng phần mềm máy tính, có sử dụng các file checks đểđảm bảo tính logic của số liệu.